• Trang chủ
  • Suy niệm
  • Học hỏi Thánh Kinh
  • Đức Mẹ – Chư thánh
  • Thơ Suy Niệm TM
  • Tản mạn
  • Liên Hệ
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Suy niệm
  • Học hỏi Thánh Kinh
  • Đức Mẹ – Chư thánh
  • Thơ Suy Niệm TM
  • Tản mạn
  • Liên Hệ
No Result
View All Result
No Result
View All Result
Home Đức Mẹ - Chư thánh

Bài 10. ĐỨC MARIA TRONG BIẾN CỐ DÂNG CHÚA GIÊSU TRONG ĐỀN THÁNH

Loạt bài viết về THÁNH KINH VÀ ĐỨC MARIA (Hiền Lâm)

BTV: Thùy Dương by BTV: Thùy Dương
24/04/2019
in Đức Mẹ - Chư thánh
0
887
SHARES
494
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

4. Dâng Chúa Giêsu trong đền thánh (Lc 2, 22- 40)[1].

Biến cố Đức Maria và thánh Giuse đem Đức Giêsu vào đền thánh để dâng cho Thiên Chúa được Tin Mừng  Luca lồng ghép hai nghi thức thánh tẩy cho Đức Maria sau khi sinh và dâng Đức Giêsu (Con đầu lòng) cho Thiên Chúa thành một. Có người cho rằng đây là một cách Luca dùng để ngầm ý làm nổi bật sự kết hợp giữa Đức Giêsu và Mẹ Người trong việc tiến dâng cho Thiên Chúa Cha. Luca muốn diễn tả biến cố này là một sự thánh tẩy đền thờ hơn là Đức Maria được thanh tẩy. Thật vậy, cách trích dẫn Cựu Ước ở đây, cho thấy Luca chú ý đến tính thần học hơn là về phương diện lịch sử.

“Khi đã đến lễ thanh tẩy của các ngài theo luật Môisê, bà Maria và ông Giuse đem con lên Giêrusalem, để tiến dâng cho Thiên Chúa, như đã chép trong luật Chúa rằng: ‘Mọi con trai đầu lòng phải được gọi là của thánh dành cho Chúa; và cũng để dâng của lễ theo luật Chúa truyền, là một đôi chim gáy hay một cặp bồ câu non” (Lc 2, 22- 24).

Ở đây, chúng ta dễ nhận thấy có một sự trích dẫn không thống nhất khi áp dụng các nghi thức và bản văn lề luật. Trình thuật trên cho thấy của lễ để dâng con đầu lòng là một cặp chim gáy hoặc một cặp bồ câu non là của lễ của người nghèo (Lv 12, 8). Thế nhưng, theo luật Môisê, của lễ dâng con đầu lòng (hay chuộc lại) là mười lăm chỉ bạc (x. Ds 18, 15-16), còn đôi chim gáy hay cặp bồ câu non là lễ vật tạ tội của người phụ nữ sau sinh con khi đã mãn thời kỳ thanh tẩy (x. Lv 12). Có lẽ, như đã nói ở trên, Luca không quan tâm lắm đến việc Đức Maria cần tẩy uế, vì Người không thể bị ô uế khi sinh ra Đức Giêsu là Thiên Chúa, Đấng Chí Thánh và thanh sạch, cũng như Mẹ là Đấng thanh sạch vì được tràn đầy ân sủng, nên lễ thanh tẩy ở đây có lẽ Luca muốn ám chỉ đền thờ Giêrusalem. Vì từ khi Hòm Bia bị mất (vào 587), đền thờ đã trở nên trống rỗng và xem như Thiên Chúa không còn hiện diện nữa. Nay Đức Giêsu Cứu Thế đến, đền thờ lại được tràn đầy, Thiên Chúa lại hiện diện, và như thế, đền thờ được tẩy uế. Tuy nhiên, dù giải thích theo nghĩa nào, thì việc cha mẹ Đức Giêsu đem Người vào đến thánh để dâng cho Thiên Chúa, trước hết là để chu toàn lề luật (x. Lc 2, 27).

 

a, Đặc trưng chu toàn lề luật.

Đọc lại sách Xuất Hành chương 13, 1-2, cho thấy luật dâng con đầu lòng cho Thiên Chúa xuất phát từ sau tai ương thứ mười, khi thần sứ Đức Chúa giết các con đầu lòng Ai Cập. Đức Chúa đã phán với ông Môisê: “Hãy thánh hiến cho Ta mọi con so, mọi con đầu lòng trong số con cái Israel, dù là người hay thú vật: nó thuộc về Ta” (Xh 13, 1-2). Như thế, tất cả những con đầu lòng đều thuộc về Thiên Chúa, nghĩa là có quyền phục vụ Lều Thánh. Tuy nhiên, từ khi xảy ra chuyện “con bò vàng” (x. Xh 32, 1-6), đặc quyền dành cho “con đầu lòng” phục vụ Lều Thánh không còn nữa, mà việc phục vụ Lều Thánh được dành cho con cái Lê vi:

…“Môisê từ trên núi xuống, hô to “Ai trung thành với Đức Chúa thì theo tôi” “tất cả con cái ông Lê vi đều tập họp bên ông Môisê”. Họ tuốt gươm tàn sát ba ngàn người thờ bụt thần. Môisê chúc phúc cho họ: “Hôm nay, anh em được phong chức để phục vụ Đức Chúa, vì kẻ thì đã hy sinh con mình, kẻ thì hy sinh anh em mình, khiến Người chúc phúc cho anh em hôm nay” (x. Xh 32, 25-29). Đức Chúa phán: “Đây chính Ta đã chọn các thầy Lêvi giữa con cái Israel thay thế tất cả các trưởng nam, các con đầu lòng trong số các con cái Israel, cho nên các thầy Lêvi thuộc về Ta” (Ds 3, 11-12)…

Như vậy, ban đầu những người được dâng vào phục vụ đền thánh phải là những con trai đầu lòng (x. Xh 13, 1-2), nhưng về sau được thay thế bằng con cái dòng tộc Lêvi (x. Xh 32, 1-6.25-29; Ds 3, 11-12). Đây cũng là ý nghĩa của suy tư thần học về việc Đức Maria dâng Chúa Giêsu vào đền thánh hay Đức Maria dâng Chúa Giêsu trong đền thánh. Như đã nói ở trên, không có chuyện dâng Chúa Giêsu vào đền thánh nữa, vì Đức Maria không dâng Chúa Giêsu vào để Người phục vụ đền thờ, mặt khác, Đức Maria trước đó đã không khấn dâng Chúa Giêsu vào như trường hợp của bà Anna khấn dâng Samuel cho Thiên Chúa trước khi Samuel chào đời (x. 1Sm 1, 11), hơn nữa, Đức Giêsu không thuộc dòng Lêvi. Và rõ ràng sau đó Đức Maria và thánh Giuse đã đưa Đức Giêsu về lại Nazareth (x. Lc 2, 39- 40).

Tuy nhiên, dù những người con đầu lòng không phải phục vụ đền thờ nữa, nhưng vẫn thuộc về Thiên Chúa, nên phải chuộc lại bằng lễ vật (x. Ds 18, 15-16) và Đức Maria đã chu toàn điều luật đó. Vì vậy, biến cố dâng Chúa trong đền thánh cho thấy Đức Maria vừa chu toàn luật thanh tẩy, luật dâng con đầu lòng vừa chu toàn luật chuộc lại con đầu lòng bằng lễ vật.

Cách kể chuyện của Luca còn cho thấy việc dâng Chúa Giêsu trong đến thánh như là một cuộc gặp gỡ giữa Cựu Ước và Tân Ước (giữa Simêon và Anna đại diện cho Cựu ước với Đức Giêsu là Đấng khai mở Tân Ước). Trong khi Matthêu cố minh chứng Đức Giêsu chính là Môisê mới, thì có vẻ như Luca lại thích áp dụng Đức Giêsu như là vị ngôn sứ Samuel mới. Thực ra Luca thấm nhuần hình ảnh của Samuel từ bài ca của bà mẹ hiếm muộn Anna, cho đến việc Samuel được bà Anna dâng vào đền thờ để phục vụ Thiên Chúa (x. 1Sm 1, 22-28); còn “cha mẹ Đức Giêsu đem con tới để chu toàn tập tục Luật đã truyền liên quan đến Người” (Lc 2, 27). Điều này cho thấy Giuse và Maria tuân giữ lề luật rất kỹ càng, làm cho việc “sống dưới lề luật” của Đức Giêsu càng nổi bật[2].

Tóm lại, Đức Maria tuân giữ lề luật Thiên Chúa và những qui định tôn giáo rất đầy đủ, ngoài ra, còn chấp hành cả những gì thế quyền qui định nữa. Điều này được chứng minh qua việc Đức Maria dù đang thời kỳ thai nghén và sắp đến ngày sinh nở cũng đã cùng với Giuse vượt đường xa về nguyên quán để khai sinh, rồi sau đó dâng lễ thanh tẩy, dâng con đầu lòng và cử hành việc chuộc lại con đầu lòng theo như những gì luật tôn giáo qui định. Đây là một trong những ưu điểm nổi bật của Đức Maria mang ý nghĩa truyền giáo, vì hơn ai hết, những chứng nhân truyền giáo phải là người gương mẫu trong việc tuân giữ lề luật Thiên Chúa và biết vâng phục Hội Thánh, vâng phục các vị chủ chăn trong Hội Thánh là những người đại diện Chúa Kitô, đồng thời cũng biết tôn trọng thế quyền cách chính đáng nơi mình đang phục vụ.

 

b, Đặc trưng sẵn sàng chịu thử thách.

Một đặc trưng nữa của người môn đệ được tìm thấy nơi Đức Maria trong biến cố dâng Chúa vào đền thánh là sẵn sàng chịu đau khổ. Lời tiên báo của ông Simêon: “Một lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn hồn Bà” (Lc 2, 35) là một mặc khải về viễn tương đau khổ của Đức Giêsu cũng như của chính Đức Maria, và từ đó cùng với Con mình, Đức Maria bước vào cách mãnh liệt sự hiệp thông cứu chuộc, để tâm hồn nhiều người được tỏ lộ, Mẹ đồng hành với công cuộc truyền giáo của Con và kết hiệp với hy tế của Con (sosio passionis) hầu mưu cầu sự cứu rỗi cho con người. Lời của ông Simeon như một cuộc truyền tin thứ hai cho Đức Maria; vì đã cho Mẹ thấy chiều kích cụ thể trong lịch sử, trong đó Con của Mẹ sẽ thực hiện sứ vụ của mình: giữa sự cứng tin và trong đau khổ. Một mặt, nếu lời loan báo này xác nhận niềm tin của Mẹ vào việc Thiên Chúa sẽ thực hiện các lời hứa, thì mặt khác cũng cho thấy Đức Maria phải sống sự vâng phục đức tin trong đau khổ, bên cạnh Đấng Cứu Độ khổ đau; chức năng Từ Mẫu của Mẹ sẽ nằm trong bóng tối và sự đau xót[3]. Đặc biệt, dưới chân thánh giá, nhờ lòng tin, Đức Maria chia sẻ vào mầu hiệm kinh hoàng của sự tự hạ. Có lẽ đó là sự tự hạ (kénosis) âu xa nhất của đức tin trong lịch sử loài người. Nhờ đức tin, Đức Maria tham dự vào cái chết cứu độ của Con mình; nhưng khác với đức tin của các môn đệ đang chạy trốn, đức tin của Mẹ thật chói ngời. Qua thập giá, Đức Giêsu đã chứng thực cách dứt khoát trên đồi Calvê rằng Người là “dấu hiệu bị người đời chống báng” như ông Simeon đã báo trước. Đồng thời, ở nơi đó những lời nói về Đức Maria cũng thành tựu: “Phần Bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thấu lòng Bà”[4].

Cũng như Đức Kitô đã chấp nhận chịu thử thách đau khổ không phải do tội của Ngài, mà là vì gánh lấy tội thế gian, Đức Maria thánh thiện đã chịu đau khổ nhiều khi dâng lên Chúa Cha sự đau khổ của Đức Kitô và sự đau khổ của chính mình như Mẹ của Đấng Cứu Thế. Mẹ thông hiệp đầy đủ vào hy tế của Con trong giai đoạn có tính cách lịch sử của nó. Sự đau khổ của Con Thiên Chúa thì vô cùng và sự đau khổ của Đức Maria cũng thật lớn lao. Điều này được truyền thống Hội Thánh kính nhớ qua diễn ca: “Bảy sự Thương Khó Đức Mẹ”[5]. Sự đau khổ tự nguyện của những người vô tội có giá trị cứu chuộc, như thánh Phaolô tuyên bố: “Những gian nan thử thách Đức Kitô còn phải chịu, tôi sin mang lấy vào thân cho đủ mức, vì lợi ích cho Thân Thể Người là Hội Thánh” (Cl 1, 24). Điều này cho thấy rằng, việc Đức Maria hiệp thông trong sự đau khổ của Đức Kitô, góp phần vào việc khai sinh Hội Thánh, tức là làm phát sinh một nhân loại mới hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa.

Như vậy, trong biến cố Đức Maria dâng Chúa Giêsu vào đền thánh, ngoài đặc trưng chu toàn lề luật, còn ngời sáng lên tinh thần sẵn sàng chấp nhận chịu thử thách đau khổ để mưu cầu phần rỗi cho nhân loại. Đó cũng là đặc trưng mang tính truyền giáo khi chấp nhận tất cả mọi nghịch cảnh gian lao để chuộc lấy các linh hồn về cho Thiên Chúa.



[1] Xem thêm: Giáo Lý Công Giáo 529 – 534; RM 16.

[2] x.  Lm. Nguyễn Văn Trinh, THÁNH MẪU HỌC, tr 122.

[3] x. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, THÔNG ĐIỆP REDEMPTORIS MATER, số 16

[4] x. S. Bernadus, IN DOMINICA INFRA OCTAVAM ASSUMPTIONIS, Sermo 14.

[5] x. S. Bernadus, DE MARIA NUNQUAM SATIS… p. 87.

Previous Post

Bài 9. ĐỨC MARIA TRONG BIẾN CỐ SINH HẠ CHÚA GIÊSU

Next Post

Bài 11. ĐỨC MARIA TRONG BIẾN CỐ TIỆC CƯỚI CANA

BTV: Thùy Dương

BTV: Thùy Dương

Hãy dùng truyền thông để làm cho Niềm Vui Tin Mừng Chúa Ki-tô lan tỏa đến cho mọi người thời đại hôm nay (Hiền Lâm).

Related Posts

Đức Mẹ - Chư thánh

Thơ: SUY NIỆM LỜI CHÚA MỖI NGÀY. @@@ Lm. An-tôn Hoàng Trung Hoa (phần III)

11/11/2022
Đức Mẹ - Chư thánh

LỊCH SỬ THÁNG ĐỨC MẸ

04/05/2022
Đức Mẹ - Chư thánh

Thơ: SUY NIỆM LỜI CHÚA MỖI NGÀY. @@@ Lm. An-tôn Hoàng Trung Hoa (phần II)

08/11/2022
Đức Mẹ - Chư thánh

Sắc lệnh về Ơn Toàn xá cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời trong suốt tháng 11

24/10/2020
Đức Mẹ - Chư thánh

GIÁO HỘI TÔN PHONG CHÂN PHƯỚC CHO ĐẤNG ĐÁNG KÍNH CARLO ACUTIS, SỐNG TRONG THỜI ĐẠI SỐ

11/10/2020
Đức Mẹ - Chư thánh

NGUỒN GỐC – Ý NGHĨA và TÊN GỌI của KINH MÂN CÔI

28/09/2021
Next Post

Bài 11. ĐỨC MARIA TRONG BIẾN CỐ TIỆC CƯỚI CANA

Discussion about this post

  • Trending
  • Comments
  • Latest

Suy niệm Tin Mừng CHÚA NHẬT LỄ LÁ/ 02.04.2023

01/04/2023

GIÁO TRÌNH PHỤNG VỤ CĂN BẢN

19/05/2019

SƯ PHẠM GIÁO LÝ (căn bản)

14/06/2019

Trọn bộ 305 BÀI SUY NIỆM MÙA THƯỜNG NIÊN

12/01/2023

Suy niệm Tin Mừng CHÚA NHẬT XXII THƯỜNG NIÊN, NĂM A.B.C

Suy niệm Tin Mừng CHÚA NHẬT LỄ HIỂN LINH: Mt 2,1-12

Suy niệm Tin Mừng THỨ NĂM TUẦN VI THƯỜNG NIÊN: Mc 8,27-33

Suy niệm Tin Mừng CHÚA NHẬT VII THƯỜNG NIÊN, năm A.B.C

CÁC BÀI SUY NIỆM TẾT NGUYÊN ĐÁN

08/02/2023

Tuyển tập THÁNH CA. Lm. An-tôn Hoàng Trung Hoa

31/12/2022

ĐÊM ĐÔNG CHỜ CHÚA – Album Thánh Ca Giáng Sinh và Năm Mới – Lm. Ant. Hoàng Trung Hoa

21/12/2022

Link: THÁNH KINH – CÁC GIỜ KINH PHỤNG VỤ – SÁCH LỄ – SÁCH BÀI ĐỌC – SUY NIỆM – CHÚ GIẢI THÁNH KINH.

15/04/2022

Bài viết gần đây

CÁC BÀI SUY NIỆM TẾT NGUYÊN ĐÁN

08/02/2023

Tuyển tập THÁNH CA. Lm. An-tôn Hoàng Trung Hoa

31/12/2022

ĐÊM ĐÔNG CHỜ CHÚA – Album Thánh Ca Giáng Sinh và Năm Mới – Lm. Ant. Hoàng Trung Hoa

21/12/2022

Link: THÁNH KINH – CÁC GIỜ KINH PHỤNG VỤ – SÁCH LỄ – SÁCH BÀI ĐỌC – SUY NIỆM – CHÚ GIẢI THÁNH KINH.

15/04/2022
Tin Mừng. TV

Facebook: facebook.com/peter.dao.3557
Fanpage: facebook.com/hienthulamhoatinh
Email: anhdao803184@gmail.com
Địa chỉ: Lm. Pet. Nguyễn Hữu Đào (Hiền Lâm)

Follow Us

Bài viết gần đây

CÁC BÀI SUY NIỆM TẾT NGUYÊN ĐÁN

08/02/2023

Tuyển tập THÁNH CA. Lm. An-tôn Hoàng Trung Hoa

31/12/2022

Thống kê truy cập

0755434
Visit Today : 519
Visit Yesterday : 0
This Month : 519
This Year : 56855
Who's Online : 2
  • Trang chủ
  • Suy niệm
  • Học hỏi Thánh Kinh
  • Đức Mẹ – Chư thánh
  • Thơ Suy Niệm TM
  • Tản mạn
  • Liên Hệ

TinMung.Tv.Com Copyright © 2019. All Rights Reserved

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Suy niệm
  • Học hỏi Thánh Kinh
  • Đức Mẹ – Chư thánh
  • Thơ Suy Niệm TM
  • Tản mạn
  • Liên Hệ

TinMung.Tv.Com Copyright © 2019. All Rights Reserved