Chương IV.
LƯỢC
SỬ
CÁC
GIAI
ĐOẠN
THÁNH
KINH.
I. Niên biểu giản lược.
a, Trước Chúa Giáng Sinh
Thế kỷ – XVIII: Abraham, thời này có vương quốc Ai Cập và Babilon.
(kinh Véda 1500 – 1000).
Khoảng – 1250: Môsê và cuộc Xuất Hành.
K -1220: Giosuê: Israel vào Canaal.
K -1010 : Đavít, kinh đô Giêrusalem.
(Nhà Chu 1050 – 770).
K – 970: Salomon, đền thờ Giêrusalem.
K -930: Nam Bắc phân tranh.
K -880: Omri, Kinh đô Samari của Israel.
K -875: Akhab, xuất hiện ngôn sứ Elia và Elisa.
K -750: Giêrôbôam II, có các ngôn sứ Amos, Hôsê, Isaia, Mikha.
Các sách ngôn sứ Amos, Hôsê, Isaia (1-39), Mikha.
(Đời Xuân Thu 722 – 481).
K -721: Samaria lưu đày qua Assyri.
K -716: Khítkigia vua Giuđa.
K -630: Các sách ngôn sứ Sophonia, Giêrêmia.
K -622: Giosigiahu cải cách tôn giáo.
Các sách Giosuê, Thủ Lãnh, Samuel, Các Vua.
K -612: Ninivê bị phá huỷ.
Sách ngôn sứ Nakhum
(Lão Tử 605 – 520)
K -600: Sách ngôn sứ Habacuc.
K -587: Lưu đày Babilon.
Các sách ngôn sứ Êdêkiel, Isaia II (40-55).
(Đức Phật 563 – 483; Khổng Tử 551- 479).
K -539: Cyrus vua Batư, chiếm Babilon, ra sắc chỉ cho người Do Thái hồi hương.
K -515: Giơrúpbabel xây lại đền thờ Giêrusalem.
Các sách ngôn sứ Khácgai, Giacaria, Isaia III (56-66).
K -445: Nơkhemia.
K -420: Sách ngôn sứ Malakia
Các sách Gióp, Cách Ngôn, Diễm Ca, Rút, phần lớn Thánh Vịnh.
K -400: San định lần cuối bộ Ngũ Kinh.
(Chiến Quốc 400 – 256; Trang Tử 380 – 320; Mạnh Tử 372 – 289).
K -350: Sách ngôn sứ Gioel.
Các sách Sử Biên Niên, Étra, Nơkhemia.
K -333: Alexandro chiếm Tiểu Á, bành trướng văn hoá Hi Lạp, Giuđê dưới quyền Ai Cập.
Sách ngôn sứ Giacaria II (9-11).
Sau -300: Bản dịch LXX bắt đầu.
Các sách Giảng Viên, Étte.
(vạn lý trường thành).
(Thục An Dương Vương 257; nhà Tần 256; Triệu Đà 207; Lưu Bang lập nhà Hán 202).
K -198: Giuđê dưới quyền Syria.
K -180: Sách Huấn Ca (Hípri).
K -170: Antiocus Etiphane cấm đạo Do Thái.
K -166: Dòng họ Macabê khởi nghĩa. Bắt đầu có bè Pharisiêu, Sađốc, Essenien.
Sách ngôn sứ Đaniel.
K -132: Sách Huấn Ca (Hi Lạp).
K -125: Sách 2 Macabê.
(Nhà Hán đô hộ Nam Việt).
K -100: Các sách 2 Macabê, Giuđitha.
K -63: Tướng Pompê chiếm giêrusalem, Rôma đô hộ Giuđê.
Sách Khôn Ngoan.
K -37: Hêrôđê Cả.
K -6: Chúa Giêsu Giáng Sinh[1] .
K -4: Hêrôđê chết.
b, Sau Chúa Giáng Sinh
K năm 6: Giuđê là một tỉnh của Rôma. (kinh Phật vào Trung Quốc).
K năm 8: Phaolô sinh tại Tarsô.
(hết thời Tiền Hán).
K. 14-37 Tibèrius hoàng đế Rôma.
K. 26-36: Philatô tổng trấn Giuđê.
(nhà Hậu Hán. 22).
K. 27: Gioan Tẩy Giả rao giảng, khởi đầu sứ vụ Chúa Giêsu.
K. 30. Chúa Giêsu chịu đóng đinh (thứ 6, ngày 7 tháng 4).
K. 30. Chúa Thánh Thần hiện xuống trên các tông đồ và môn đệ Đức Giêsu. Thánh Phêrô rao giảng ở Jerusalem. Khoảng 3.000 người trở lại xin rửa tội và họp thành cộng đoàn Kitô giáo đầu tiên.
36-37 (?). Thánh Stephanus, phó tế, bị ném đá chết tại Jerusalem. Ngài là vị tử đạo đầu tiên của Giáo Hội. Một phần cộng đoàn Giáo Hội tiên khởi phải phân tán đi khắp nơi. Sau đó ít lâu, thánh Phaolô trở lại. Ngài trước tên là Saul, từng bách hại Giáo Hội; sau khi trở lại, ngài nhập đoàn các tông đồ thực hiện 3 cuộc truyền giáo lớn khắp vùng Tiểu Á và được mệnh danh là tông đồ dân ngoại.
39. Cornelius và gia đình được thánh Phêrô rửa tội. Biến cố này nói lên sứ mạng truyền giáo của Giáo Hội cho mọi dân tộc.
(40-43: Trưng Trắc – Trưng Nhị)
42. Vua Hêrôđê Agrippa bách hại Kitô hữu tại Palestine. Thánh Giacôbê Tiền là vị tông đồ đầu tiên tử đạo.
44. Thánh Phêrô bị tống ngục; nhiều tín hữu trốn đến Antioch xứ Syria. Chính nơi đây, những người tin theo Đức Kitô được gọi là Kitô hữu.
45-49. Hành trình truyền giáo đầu tiên của thánh Phaolô đến Antioch, Cyprus, Antioch xứ Pisidia, Listra…
48-49. Công đồng Chung đầu tiên ở Jerusalem không đòi buộc lương dân trở lại phải giữ luật Môsê.
49. Hoàng đế Claudius buộc người Do Thái phải rời khỏi Rôma, vì người Do Thái và Kitô hữu tranh chấp với nhau về Đức Kitô (sử gia Sueton).
K.50. Tin Mừng truyền miệng đầu tiên được biên soạn thành văn bản, đó là bản Tin Mừng theo thánh Matthêu bằng tiếng Aram, nhưng sau đó bị thất lạc. Thư của thánh Giacôbê có lẽ được viết vào dịp này.
50-52. Hành trình truyền giáo lần thứ 2 của Thánh Phaolô đi Listra, Phrygia, Galatia, Philippi ở Macedonia, Athens, Corinth.
51. Thánh Phaolô viết các thư gửi tín hữu Thessalonica (1&2).
53-58. Hành trình truyền giáo thứ 3 của Thánh Phaolô: Ephesus, Corinth, Galatia, Phrygia, Macedonia, Philippi, Jerusalem.
57: Thư gửi tín hữu Philíp, Côrintô 1&2, Galát, Rôma.
58-63. Thánh Phaolô bị bắt ở Caesarea, rồi được giải sang Rôma; ngài bị giam giữ ở Rôma từ năm 61-63, sau đó được thả.
62: Thư gửi tín hữu Côlôsê, Êphêsô, thư gửi ông Philêmôn. Thánh Giacôbê hậu bị ném đá.
64. Hoàng đế Nero đốt thành Rôma và đổ tội cho người Kitô hữu, dẫn đến cuộc bách hại dã man. Có thể thư 1 Phêrô, thư 1 Timôthê và thư gửi Titô viết giai đoạn này.
64-67: Thánh Phêrô tử đạo trong dịp này. Có thể thư gửi tín hữu Do Thái và thư 2 Timôthê viết giai đoạn này.
65. Bản Tin Mừng theo thánh Marcô được biên soạn.
65-67. Thánh Phaolô đi giảng ở Ephesus, Macedonia; sau đó, bị bắt tại Rôma và bị chém đầu.
66-70: Do Thái khởi nghĩa chống Rôma.
70. Titus chiếm đóng thành Jerusalem, sau đó đốt đền thờ.
K.80. Bản Tin Mừng theo thánh Matthêu, Luca và Công Vụ Tông Đồ được biên soạn. Có thể thư 1 Phêrô, thư Do Thái và thư Giacôbê viết dịp này.
(85: Phật Giáo chia thành Tiểu Thừa và Đại Thừa).
88-97. Triều đại Giáo hoàng Clemens I, ngài là giám mục Rôma và đã gửi thư cho tín hữu Corinthô.
K.95. Sách Khải Huyền, Tin Mừng theo thánh Gioan và 3 thư của ngài, được biên soạn. Có thể thư 1&2 Timôthê và thư Titô được soạn lại, đồng thời có thể thư 2 Phêrô và thư Giuđa cũng được viết trong dịp này. Hoàng đế Domitianus cấm đạo gắt gao ở Rôma.
K.100. Thánh Gioan Tông Đồ chết ở Ephesus, chấm dứt thời Tông đồ và thế hệ đầu tiên của Kitô giáo.
II. Tóm tắt lịch sử Do Thái (lược sử).
Thật không khôn ngoan nếu tách biệt Thánh Kinh Do Thái khỏi dân tộc đã sản xuất ra nó và mảnh đất mà dân tộc này đã sống. Giới nghiên cứu gần đây đã bắt đầu nhấn mạnh đến tầm quan trọng của bối cảnh chính trị, kinh tế và xã hội của sự xuất hiện liên bang It-ra-en vào các thế kỷ 13 và 12 trước Chúa Giáng Sinh. Đất Canaan vào lúc đó vốn đã là một vùng đất tranh chấp lâu dài, đóng vai trò như một cầu nối giữa người Ai Cập ở phía nam , người Hít-ti chủ yếu tập trung ở Tiểu Á, và các cường quốc đang nổi lên ở Mêsôpôtamia phía đông (x. bản đồ số 1 ở cuối sách). Như vậy, lịch sử Thánh Kinh diễn ra trong một “Khu Vực Trung Tâm” của cổ thời.
Các tư liệu của người Ai Cập cho biết rằng dường như đất Canaan được cư trú bởi “những người dân của một lãnh địa độc lập”, được điều khiển bởi một bậc vị vọng địa phương; họ sống nhờ vào lương thực được cung cấp bởi các nông dân trồng ngũ cốc trên miền bình nguyên và canh tác những vườn cây trái trên các đồi dốc (ôliu, vả và nho). Ý thức hệ nâng đỡ hệ thống này là một tôn giáo đặt nền trên sự bảo đảm mùa màng phong phú và con người sinh sôi nảy nở, đồng thời tôn trọng trật tự hay quyền bính đã được thiết lập dựa trên sự cúng tế hy lễ cho chư thần. Các vị thần chính yếu là: thần giông tố Baal, nữ thần Asherah, và thần El. Tôn giáo Canaan được hậu thuẫn bởi một giới tư tế phụ trách các đền thờ và các trung tâm thờ cúng khác nhau. Đây chính là tình hình ở Canaan khi đám dân Do Thái nô lệ từ Ai Cập kéo đến.
Căn cứ vào các truyền thống Thánh Kinh thì thật khó xác định những dữ kiện chính xác của cuộc “Xuất Hành”. Chẳng hạn, Xh 10,28-29 kết thúc truyền thống cho đó là một “cuộc trốn thoát” khỏi Ai Cập, trong khi Xh 11-12 thì trình bày biến cố đó như “một sự trục xuất” người Do Thái sau nạn dịch thứ 10, và cũng là cuối cùng, giết chết tất cả con đầu lòng của người Ai Cập. Sách Xuất Hành pha trộn hai truyền thống này bằng cách nêu sự kiện Pharaô đổi ý và đuổi theo người Do Thái, tạo ra những truyền thống về sự giải thoát dân Do Thái tại Biển Đỏ. Nhưng, một lần nữa, ở đây lại có hai truyền thống, một truyền thống mô tả người Do Thái trốn thoát ngang qua những vùng trũng hơi lầy lội (làm cho xa mã của người Ai Cập trở thành vô dụng), còn truyền thống kia, muộn hơn, chuyển tình tiết ấy thành hiện tượng nước biển rẽ ra một cách kỳ diệu, rõ ràng nhằm nêu bật tầm quan trọng thần học của việc Thiên Chúa cứu giúp dân Do Thái trong những khi họ lâm vào cảnh khốn cùng.
Dù trường hợp nào, thì chúng ta cũng ghi nhận một nhóm người vốn là nô lệ ở Ai Cập đã đến Canaan vào khoảng năm 1250 trước công nguyên, với một tôn giáo hướng về một Thiên Chúa đã giải thoát họ khỏi ách nô lệ Ai Cập. Tôn giáo này, trong hình thức sơ khai của nó, gắn bó chặt chẽ với Môsê. Đức tin thuở phôi thai của It-ra-en được đặt nền trên những kỳ vọng luân lý căn bản (“Lề Luật”), trên việc thực hành phụng tự trong một cái miếu thờ hay chiếc lều di động, và trên việc tôn thờ một Thiên Chúa được gọi là “Giavê”. Tuy nhiên, yếu tố chính của tôn giáo này, dưới cái nhìn của giới nông dân Canaan đương thời, là sự kiện rằng vị Thiên Chúa Giavê này là một vị thần giải phóng những người nô lệ, và do đó Ngài là một vị thần có liên can tới hoàn cảnh sống của họ. Tôn giáo này, khi đến Canaan, đã gây một ảnh hưởng “bùng nổ”, và đại đa số những người làm nên “mười hai chi tộc It-ra-en” chính là những người Canaan đã cải giáo để theo tôn giáo mới này.
Nhưng việc cải giáo để theo tôn giáo của Giavê này không trơn tru, và đã không ngừng xảy ra tình trạng các ý niệm của tôn giáo Canaan và tôn giáo Giavê pha trộn lẫn nhau tạo thành một vấn đề kéo dài suốt thời đại các Vua của It-ra-en và Giuđa, từ khoảng năm 1000 trước công nguyên cho đến thời của Những Cuộc Cải Cách Đệ Nhị Luật khoảng năm 640-609 trước công nguyên. Đã có nhiều khám phá mới đây của khoa khảo cổ cho thấy mức độ của tình trạng này (nghĩa là, sự pha trộn của hai hay nhiều truyền thống tôn giáo). Chẳng hạn, các kinh nguyện được ghi trên những miếng đất sét được tìm thấy trong một điện thờ nhỏ gần sa mạc Sinai có nói đến “Giavê” và “vợ là Asherah”. Một kinh nguyện như thế là chứng cứ cho thấy rằng người ta đã pha trộn các yếu tố của tôn giáo It-ra-en và tôn giáo Canaan. Lời tố cáo của Thánh Kinh dành cho nhiều vị vua của It-ra-en và Giuđa bỏ việc phụng thờ chân chính đối với Giavê cho thấy rằng các vua ấy thường nghiêng chiều về tính thủ cựu của tôn giáo Canaan hơn là tính cách tân của lòng nhiệt thành phụng thờ Giavê. Các vị vua ấy bị phê phán kịch liệt bởi những người triệt để ủng hộ sự phụng thờ Giavê – tức là các ngôn sứ.
Như vậy, dường như sự phụng thờ Giavê đã bắt đầu trong tư cách là một tôn giáo của “thiểu số” nơi những người trước kia là nô lệ ở Ai Cập và những người Canaan cải giáo, và rồi về sau có được uy thế lớn hơn trong thời quân chủ (nhất là dưới triều vua Giôsia). Tuy nhiên, lúc bấy giờ, số phận của các quốc gia It-ra-en độc lập bị định đoạt bởi sự nổi lên của các đế quốc ở Mêsôpôtamia, và việc phụng thờ Giavê sẽ dần phát triển thành Do Thái giáo nơi một dân tộc lụy thuộc các đế quốc ấy về chính trị và kinh tế. Nói cách khác, căn tính “con cái It-ra-en” đang nổi lên đã đi vào một bước quặt quan trọng, rứt ra khỏi một căn tính chính trị khi những đế quốc to lớn này (đầu tiên là Assiri, rồi đến Babylon, sau đó là Ba tư) bắt đầu bành trướng ảnh hưởng về phía tây, tiến vào vùng duyên hải Palestine.
Thời đại quân chủ It-ra-en bắt đầu khoảng năm 1000 trước công nguyên. Đavít là vị lãnh đạo nổi bật nhất; ông đã thành công trong việc thống nhất các dân Do Thái và Canaan thành một mối để chống lại sự đe dọa đang ập đến từ những kẻ xâm lăng ở vùng duyên hải gọi là Philitinh. Đavít cũng thiết lập một thủ đô là Giê-ru-sa-lem, và mở rộng ảnh hưởng chính trị của It-ra-en qua bên kia sông Giođan, đi vào các vùng đất Ammon, Moab, Êđom và tràn lên Syria phía bắc.
Con trai của Đavít là Salômôn nối nghiệp cha, tiến hành thêm những hoạt động củng cố mối thống nhất, bao gồm việc xây dựng một Đền Thờ cho cả quốc gia, thiết kế theo mẫu đền thờ của người Canaan. Nhưng dù Salômôn rất nổi tiếng về hoạt động ngọai giao và sự “khôn ngoan”, những công việc xây dựng của ông – huy động nhiều sức người sức của – đã bị xem là bóc lột, nhất là tại vùng lãnh thổ phía bắc (1V 9,22, nhưng nên xem thêm 1V 5,27; 11,28 và 1V 12).
Palestine/Canaan vốn không phải là một môi trường thuần nhất, và những sắc thái nông nghiệp khác nhau dẫn đến những sắc thái xã hội khác nhau, tình hình càng phức tạp hơn nữa do bởi các đòi hỏi đóng góp vào công cuộc xây dựng của Salômôn bằng lao động và thuế má. Khi Salômôn qua đời, các dân phía bắc (gồm 10 trong 12 chi tộc) ly khai ra khỏi triều đình Giê-ru-sa-lem, và thiết lập một nước It-ra-en mới vào năm 922 trước công nguyên. Vì thế, Thánh Kinh Do Thái gọi quốc gia phía bắc là “It-ra-en”, và quốc gia phía nam là “Giuđa”. Nước Giuđa duy trì triều đại của dòng tộc Đavít, trong khi It-ra-en được cai trị bởi một loạt nối tiếp các vua, không vị nào trong đó rốt cục có thể thiết lập một vương triều khả dĩ vững chãi. Vì thế quốc gia phía bắc xem ra bất ổn hơn. Ở phía bắc, các ngôn sứ thỉnh thoảng dấy lên những cuộc cách mạng bằng cách công bố rằng Thiên Chúa đã chọn một vị vua mới trong khi ông vua tại vị vẫn còn đang ngồi trên ngai!
Trong nửa sau thế kỷ 8 trước CGS, quốc gia phía bắc tham gia vào một khối liên minh các quốc gia nhằm cố gắng chống lại áp lực ngày càng tăng của đế quốc Assiri. Khi vị vua của quốc gia phía nam, vua Akhaz, từ chối tham gia vào liên minh này, các thành viên của liên minh quyết định gây áp lực đối với Akhaz, và phát động một cuộc chiến tranh. Để ứng phó, vua Akhaz kêu gọi sự hỗ trợ của người Assiri – thế là người Assiri bắt đầu xâm lăng về phía tây. Năm 722 trước công nguyên, liên minh nói trên bị tiêu diệt bởi những người Assiri xâm lăng, trong đó có cả quốc gia It-ra-en phía bắc.
Đế quốc Assiri sử dụng một đường lối quân sự, nhằm bảo đảm sao cho các vùng bị chinh phục không thể có khả năng tập hợp sức đề kháng. Điều này liên quan đến việc trục xuất những bộ phận lớn dân chúng tại các vùng mới chinh phục, và thay vào đó bằng một nhóm người được đưa đến từ một vùng khác của đế quốc. Nhưng đế quốc Assiri cuối cùng bị lật đổ bởi một thế lực hùng mạnh mới nổi lên của người Mêsôpôtamia ở phía nam vùng lòng chảo hai con sông Tigre và Euphrate – đó là những người Babylon.
Giữa những năm 640 và 609, nghĩa là, giữa cuộc suy tàn của đế quốc Assiri và sự bành trướng thanh thế của người Babylon, vua Giôsia cai trị ở Giê-ru-sa-lem. Vua Giôsia được nhìn nhận là có công phát động một cuộc cải cách quan trọng, tập trung mọi việc phụng tự về Giê-ru-sa-lem (nghĩa là chấm dứt việc phụng tự trong các đền thờ địa phương, tránh hiện tượng pha tạp với các thực hành tôn giáo của người Canaan), đồng thời phục hồi một hình thức phụng tự Giavê cách tinh ròng hơn, có lẽ để hưởng ứng lời kêu gọi của một số ngôn sứ. Công cuộc của vua Giôsia đặt cơ sở trên Lề Luật được chứa đựng trong Sách Đệ Nhị Luật, và vì thế được gọi là “Cuộc Cải Cách Đệ Nhị Luật”. Phong trào này cũng gợi cảm hứng thêm cho việc trước tác văn chương. Sau cái chết của Giôsia trong một chiến dịch chống lại người Ai Cập (609 trước công nguyên), “Lịch Sử Đệ Nhị Luật” được biên soạn, bắt đầu với Giôsuê và tiếp tục tới cuộc xâm chiếm của người Babylon như được mô tả ở cuối sách 2 Các Vua.
Người Babylon, cuối cùng, đã có thể đánh bại các đạo binh Assiri vào năm 609 trước công nguyên. Sau khi lên ngôi, vua Nabucôđônôso đã đưa người Babylon đi xa hơn về phía nam trên vùng duyên hải Canaan, củng cố quyền kiểm soát của mình đối với khu vực như một thái độ với người Ai Cập. Năm 597, vua trẻ Jehoiachin thần phục Nabucôdônôso, và Nabucôdônôso nhận Giuđa làm một nước chư hầu, đặt một nhà cai trị do chính ông chọn để làm một “tay sai” ở Giê-ru-sa-lem. Nabucôdônôso đặt tên cho vị vua mới này là “Zedekiah” (sự thay đổi tên thường tượng trưng cho quyền kiểm soát chính trị), đặt vua ấy lên ngai, rồi trở về Babylon với một nhóm người đi đày – trong đó có cả vị vua trẻ Jehoiachin. Đây là khởi đầu của cuộc Lưu Đày, và rõ ràng chỉ liên quan đến giới “thượng lưu của xã hội Giuđa” tức những kẻ có thể trực tiếp đe dọa đến sự cai trị của Babylon.
Zedekiah làm vua chư hầu trong 10 năm, nhưng suốt trong thời gian này ông đã nuôi tham vọng cai trị Giuđa như một quốc gia độc lập. Có lẽ hành động mạo hiểm ấy của ông đã được khích lệ do bởi những hứa hẹn giúp đỡ từ phía người Ai Cập, (như chúng ta có thể ghi nhận các ngôn sứ như Giêrêmia đã gay gắt tố cáo ý tưởng cho rằng Ai Cập sẽ cung cấp sự trợ giúp đáng tin cậy để vãn hồi nền độc lập). Khi Zedekiah ngừng triều cống người Babyon, thì hành động này của ông có ý nghĩa như một tuyên bố độc lập, và rồi chẳng bao lâu sau đó Nabucôdônôso một lần nữa kéo binh mã làm cuộc tây tiến để lập lại quyền kiểm soát. Giê-ru-sa-lem bị tàn phá vào năm 587-576, sau một cuộc vây hãm kéo dài, và các con của Zedekiah bị hạ sát. Chính Zedekiah cũng bị tra tấn và bị đưa đi Babylon. Đền thờ bị tàn phá, các đồ đạc trong Đền Thờ bị “tịch thu và đem đi” cùng với phần lớn dân chúng. Cuộc lưu đày này có tầm vóc lớn hơn nhiều so với mười năm trước đó, và liên quan tới một con số rất đông đảo dân chúng. Con số người bị đi đày được ước lượng từ 20 ngàn tới 70 ngàn, rõ ràng đây là một tỉ lệ rất cao.
Cuộc “Lưu Đày Babylon” này là một trong những biến cố rất hệ trọng trong vận mệnh của dân Do Thái; nhưng nhóm người lưu đày đã sống còn và đã tái lập đức tin của họ. Khi rốt cục người Ba tư đánh bại Babylon vào năm 539, hoàng đế Kyrô đã cho phép người Do Thái trở về Palestine. Dù một nhóm khá đông những người Do Thái vẫn còn ở lại Babylon, song “những cuộc hồi hương” khác nhau của người Do Thái (như được mô tả trong Et-ra) đã cho phép tái lập lại đức tin, cộng đoàn, và ngay cả việc phụng tự Đền Thờ.
Chúng ta không biết nhiều về xã hội Giuđa thời hậu lưu đày. Chỉ có một vài cuốn sách được gán cho thời này, chẳng hạn sách Hacgai, Dacaria, Malaki, và Etra-Nêhêmia. Tình trạng thiếu thông tin này tiếp tục cho tới giai đoạn Hi Lạp (sau năm 333 trước công nguyên) là giai đoạn mà chúng ta lại bắt đầu có những nguồn văn chương/lịch sử như các sách ngụy thư (Apocryphal) khác nhau. Điều mà chúng ta có thể giả đoán, đó là cộng đoàn Do Thái đã hình thành một căn tính và đức tin cộng đoàn mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo của các tư tế, là những người xuất hiện như những vị lãnh đạo chủ yếu thay cho vương triều Đavít. Niềm hy vọng về việc khôi phục một quân vương thuộc dòng tộc Đavít đã trở thành căn bản cho một thời đại trong tương lai; niềm hy vọng này đôi khi dấy lên những hoạt động có tính dân tộc chủ nghĩa nơi những người Do Thái ở Palestine. Nhưng vào thời này, nhiều người Do Thái vẫn đang sống trong một “Diaspora” (nghĩa là, tại những nơi không phải là Palestine/It-ra-en) trải rộng từ Ai Cập tới xa bên phía đông qua khỏi lãnh thổ Babylon và Batư. Đối với họ, đức tin không còn có nghĩa là sự tồn vong của đất nước, nhưng là căn tính thuộc chiều kích tinh thần cũng như sự đề kháng lại tình trạng đồng hóa về mặt văn hóa. Từ những cộng đoàn này chúng ta có những câu chuyện về những người Do Thái trung kiên sống ở nước ngoài, chẳng hạn Đanien và Esther.
Từ thời lưu đày cho đến thế kỷ 20, với chỉ một thời gian tương đối ngắn trước cuộc chiếm đóng của người Rôma vào năm 64 trước công nguyên, dân Do Thái vẫn phải lụy thuộc về chính trị và kinh tế vào những người không phải là Do Thái. Vì thế, Do Thái giáo và Kitô giáo là những tôn giáo có gốc rễ được tìm thấy nơi những con người “bị xâm lăng” về chính trị. Đức Giavê, một vị Thiên Chúa của những người nô lệ được giải phóng, vì thế trở thành vị Thiên Chúa của những người bất lực và là vị Thiên Chúa của sự phán xử đối với những kẻ áp bức, những người giàu có và những người nắm quyền lực.
Nếu chúng ta không quên rằng hầu như tất cả Thánh Kinh Do Thái đều được biên tập và sắp xếp (nếu như không phải được viết trọn vẹn) bởi một dân tộc bất lực về chính trị, thì các bài thánh ca của Thánh Kinh nói với một “Thiên Chúa của chinh chiến” sẽ – một cách nào đó – mang những âm hưởng khác. Những ý niệm như thế sẽ có một ý nghĩa hoàn toàn khác (và không có tính Thánh Kinh) khi được những người nắm quyền lực trích dẫn nhằm phục vụ cho ích lợi của họ. Còn ở đây, tất cả những nhận thức ấy lại đến với chúng ta từ các loại văn khác nhau trong Thánh Kinh Do Thái, mỗi loại đóng góp những nhãn giới riêng. Chúng ta hãy tìm hiểu vắn tắt một số trong các loại ấy và đồng thời tìm hiểu một số vấn đề bật lên từ việc nghiên cứu những cuốn sách này ngày nay.
III. Các thời đại về lịch sử Thánh Kinh và Do Thái.
Do Thái giáo (tiếng Hebrew , Yehudah) là một tôn giáo gắn liền với Thánh Kinh Do Thái và lịch sử dân tộc Israel. Do Thái giáo xem mình là mối quan hệ giao ước giữa con cái Israel (sau này là nhà nước Do Thái) với Thiên Chúa. Và như thế, nhiều người xem đây là tôn giáo thờ độc thần đầu tiên. Nhiều phương diện của Do Thái giáo tuân theo các khái niệm về đạo đức và luật dân sự của phương Tây. Do Thái giáo là một trong những tôn giáo cổ xưa nhất mà vẫn còn được thực thi cho đến ngày hôm nay, và có rất nhiều sách thánh và truyền thống của đạo này là trung tâm của các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham. Như vậy, lịch sử và những luân lý đạo đức của Do Thái giáo có ảnh hưởng ít nhiều đến các tôn giáo khác, bao gồm cả Kitô giáo và Hồi giáo.
Vì đại đa số người theo Do Thái giáo là người Do Thái nên tín đồ tôn giáo này cũng còn được gọi là người Do Thái, và gọi như thế là đang nói đến nhóm tôn giáo-dân tộc, vì các lý do trong sách thánh đã xác định họ là một quốc gia, chứ không chỉ riêng những người theo đạo. Năm 2007, dân số Do Thái ước tính khoảng 13.2 triệu người, trong đó có 41% sinh sống ở Israel.
Trong Do Thái giáo hiện đại, uy quyền không được trao cho một người riêng lẻ hay một cơ quan nào cả mà nó ở trong sách thánh, giáo luật, và các thầy giảng (Rabbi) là những người diễn dịch Thánh Kinh thư Giáo luật. Theo những lời truyền của người Do Thái, Do Thái giáo khởi nguồn bằng giao ước giữa Thiên Chúa và ông Abraham (khoảng năm 2000 trước Chúa Giáng Sinh), tổ phụ và quốc tổ của nhà nước Do Thái. Qua nhiều thời đại, Do Thái giáo gắn liền với rất nhiều luân lý tôn giáo, mà quan trọng nhất là đức tin vào một Thiên Chúa duy nhất là Đấng Toàn Năng, rất nhân từ, thông biết mọi sự, Người đã tạo dựng vũ trụ và tiếp tục thống trị nó. Theo tục truyền Do Thái, Thiên Chúa thiết lập giao ước với con cái Israel và hậu duệ của nó và cho chúng biết lề luật và giới răn của Người thông qua ông Môsê trên núi Sinai. Do Thái giáo trân trọng việc học hỏi Cựu Ước và tuân giữ các điều răn đã ghi trong Cựu Ước.
1. Thời tiền sử.
Palestin là một trong những miền đất được con người cư ngụ sớm nhất (khoảng 40.000 năm trước Chúa Giáng Sinh). Dân Canaan đã sống ở Palestin khoảng 3.000 năm trước CGS và ảnh hưởng của họ còn rất lớn kể cả sau khi bị dân Isrel chinh phục miền đất này (x. Xh 3,8).
Thật vậy, vùng Cận Đông, trước năm 3,000 trước CN, có hai trung tâm văn minh rất tách biệt nhau. Mỗi nền văn minh đều có văn hóa, tay nghề và hệ thống chữ viết riêng. Một ở vùng Lưỡng Hà, tức vùng đất nằm giữa hai con sông Tích-ra và Êu-phơ-rát, một vùng ‘trăng lưỡi liềm phì nhiêu’. Nền văn minh kia chính là Ai Cập. Câu truyện về loài người bắt đầu với Vườn Ê-đen, tọa lạc đâu đó ở Lưỡng Hà Địa. Ápraham xuất phát từ thành Ur, phía nam Lưỡng Hà. Một số con cháu của ông lập nghiệp tại Kha-ran về phía bắc trong khi ông tiến vào Ca-na-an.
Như thế, ta thấy tổ tiên khởi thủy của dân tộc Do Thái chính là một trong các vương quốc giầu có và hùng mạnh tại các thung lũng sông ngòi của Ai Cập và Lưỡng Hà. Trong các lãnh thổ nằm giữa, ta thấy nhiều thành phố có vây tường và các vương quốc tí hon. Những thành trì này bảo vệ các người định cư giúp họ an ổn trồng cấy các mảnh đất bên trong. Nhưng cũng có các bộ lạc du mục, luôn luôn chuyển dịch, để tìm ra đồng cỏ tốt tươi cho đoàn vật của họ. Áp-ra-ham và gia đình ông chính là một trong những nhóm du cư khắp vùng ấy.
2. Thời các bộ tộc.
Theo sách sáng thế (St 11,27-32) thì gia đình Ápraham phát xuất từ thành Ur, thuộc xứ Canđê, một thành phố ở miền nam thung lũng Euphơrát. Ong di chuyển lên phía bắc và tới lập cư ở Kharan. Tại đây ông được Chúa kêu gọi (St 12,1-3). Sau đó cùng với vợ và cháu là Lot di chuyển đến Sikhem
Đồng bằng duyên hải và Thung Lũng Gio-đan, những nơi có đất đai canh tác tốt, đã có người định cư từ lâu. Điều ấy lôi cuốn người cháu của Áp-ra-ham là Lót. Lót từ vùng đồi núi di chuyển tới đóng lều gần Xơ-đôm. Nhưng cuộc sống ở đấy có cái nguy hiểm riêng của nó. Lót chỉ là một trong số nhiều người chịu tai vạ khi các vua nổi loạn rấy lên lật đổ quyền kiểm soát của các lãnh chúa xa xôi (St 14).
Còn Ápraham tiếp tục di chuyển xuống miền nam, qua Nêghép đến tận Ai Cập. Cuối cùng đến lập cư tại Khépron.
Về Isaac thì Thánh Kinh không đề cập nhiều, ông như cầu nối kế tiếp đền Giacóp là con ông mà thôi.
Riêng Giacóp thì có nhiều câu chuyện có vẻ ly kỳ và hấp dẫn. Ông phải trốn khỏi đất Canaan vì cướp quyền trưởng nam của Esau. Ông chạy tới Kharan và ở với cậu là Laban và cưới hai cô con gái của Laban là Lêa và Rakhen làm vợ. Sau khi hẹn Esau và giải quyết xong tranh chấp Giacop trở về Canaan.
Hạn hán và đói kém thường xẩy ra tại Ca-na-an. Nên người du mục đương nhiên phải di chuyển xuống vùng đất phì nhiêu của Ai Cập. Anh em con Giacop cũng đã xuống Ai Cập mua lương thực, một câu chuyện rất hấp dẫn về nhân vật Giuse con Giacop được làm quan trong triều đình Pharaô được truyền tụng. Chẳng bao lâu sau, cả nhà Ít-ra-en (12 con trai của Gia-cóp) đều đã định cư tại Gô-sen, phía đông Đồng Bằng Sông Nin.
3. Thời nô lệ và xuất hành.
Dân Ít-ra-en cư ngụ tại Ai Cập trong gần 400 năm. Trong thời gian đó, họ đã phát triển thành cả một dân tộc.
Thời Pharaô Sêti I (-1317-1290) và Ramset II (-1290-1234) khởi công xây cất các cung điện, các vua này không còn biết đến ông Giuse và bắt đầu bắt dân Do Thái làm nô lệ phục dịch và còn coi người Do Thái như một đe doạ. Họ xiết chặt quyền kiểm soát, cưỡng bức người Do Thái phải làm việc như các nô lệ chuyên sản xuất gạch xây nhà. Để giảm thiểu số người Do Thái, Vua Ai Cập ra lệnh bỏ trôi sông các trẻ trai của Do Thái cho chết đuối hết. Dân kêu van Chúa nên Ngài gửi nhà lãnh đạo đến với họ, đó chính là Mô-sê.
Phải kinh qua nhiều tai ương, Vua Ai Cập mới chịu để dân Do Thái ra khỏi xứ sở ông. Nhưng vào phút chót, ông lại thay đổi lòng dạ, nên đã cho quân sĩ đuổi theo, nhưng dân Do Thái chạy thoát qua ‘biển sậy’ tới Núi Xi-nai yên ổn. Cuộc ‘xuất hành’ bắt đầu (x. Xh 1-14).
Cuộc xuất hành kéo dài khoảng 40 năm và tại sa mạc Sinai, dân Do thái đã nhận Thập Điều (mười giới răn – giao ước). Trước khi tiến vào đất hứa, ông Môsê đã chết tại núi Nebo và Giôsuê thay thế ông đưa dân vào đất Canaan.
4. Thời lập quốc.
Giô-suê đảm nhiệm quyền lãnh đạo toàn dân khi họ tiến vào lãnh thổ bên kia Sông Gio-đan. Thực ra, cuộc chiến thắng không dễ dàng như tường thuật trong sách Giosuê, nhưng có lẽ diễn ra theo kiểu xâm nhập dần từ phía miền núi xuống. Cuộc hội họp ở Sikem (Gs24) có lẽ nhằm mục đích quy tụ và liên kết toàn dân lại thành một khối duy nhất sau khi đã xâm nhập được một số nơi và hiện các chi tộc đang sống rải rác.
Các chi tộc định cư tại các vùng được phân chia cho họ. Nhưng giờ đây lại sống rải rác khắp nơi, bị bao vây bởi các lân bang thù nghịch. Khi Giôsuê mất, việc kiểm soát được cả lãnh thổ xem ra là việc khó làm. Dần dà, dân Do Thái mất hết ý niệm chính Thiên Chúa đã chiến đấu cho họ. Họ bắt đầu thỏa hiệp với các nước lân bang, và cả với các thần minh của họ, mong sao được sống yên ổn. Kẻ thù của họ rõ ràng lợi dụng được điểm yếu của họ. Sách Thủ Lãnh thuật lại câu truyện đáng buồn ấy. Các nước lân bang vì thế quay đầu tấn công lại họ: Vua Lưỡng Hà từ hướng bắc; người Mô-áp và Am-mon từ bên kia Sông Gio-đan; người Ma-đi-an từ hướng đông. Người Ca-na-an tại Kha-xo lớn mạnh đủ để thực hiện cuộc tấn công thứ hai vào những người mới định cư. Và từ hướng duyên hải, người Phi-li-tinh đẩy dân Do Thái ngày một lùi dần về phía núi đồi. Cũng như bao nhiêu lần khác trong lịch sử của họ, người Ít-ra-en đều kêu cầu Chúa đến giúp đỡ họ qua cơn bĩ cực. Mỗi vị ‘phán quan’ hay thủ lãnh đều ít nhất cũng đem lại một thời kỳ bớt căng thẳng. Những vị nổi tiếng nhất trong hàng ngũ những người chiến đấu dành tự do này chính là Đơ-vô-ra và Ba-rắc, Ghít-ôn, Gíp-tác và Sam-sôn. Thời kỳ thủ lãnh kéo dài khoảng từ năm – 1200 đến năm – 1050.
5. Thời quân chủ.
Vị sau cùng và vĩ đại nhất trong hàng thủ lãnh chính là Sa-mu-en. Ngài vừa là tiên tri vừa là người tạo nên các vị vua. Khi Sa-mu-en về già, dân chúng yêu cầu có một vị vua để cai trị họ, giống như các quốc gia khác. Sa-mu-en cảnh cáo để họ thấy rằng có vua có nghĩa là có quân dịch, có cưỡng bức lao động và có áp chế. Nhưng dân Ít-ra-en bất kể những thứ ấy, họ vẫn cần có một vị vua. Nên cuối cùng Sa-mu-en đã làm theo lời họ yêu cầu. Vị vua đầu tiên là một thanh niên thuộc chi tộc Ben-gia-min, cao ráo và đẹp trai, tên là Sa-un. Buổi đầu, mọi sự đều suôn sẻ, nhưng rồi quyền lực lọt vào đầu óc Sa-un và ông bắt đầu làm ngơ các huấn lệnh rõ rệt của Thiên Chúa. Vì sự bất tuân của Sa-un, nên con trai ông là Giô-na-than không thừa kế được ngai vàng. Thay vào đó, ngay lúc sinh tiền của Sa-un, Thiên Chúa đã sai Sa-mu-en đi xức dầu cho Đa-vít làm vua kế tiếp. Khi còn là một cậu bé chăn chiên, Đa-vít đã giết được tên quán quân người Phi-li-tinh là Go-li-át. Sự nổi tiếng của cậu khiến Vua Sa-un ghen tức. Nên trong nhiều năm, Đa-vít phải sống như một người bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, lúc nào cũng phập phồng cho số phận mình. Nhưng rồi cả Sa-un lẫn Giô-na-than đều bị chết trong lúc chiến đấu với quân Phi-li-tinh. Đa-vít lên làm vua. Ông thống nhất vương quốc, chiếm cứ Giê-ru-sa-lem, một thành trì của người Giơ-vút, làm thủ đô. Ông là một quân vương kiêm chiến sĩ. Ông đã mở mang vương quốc, xua đuổi các kẻ thù xưa.
Tuy nhiên, dù Đa-vít là một nhà quân sự tài ba, nhưng trong việt tề gia ông lại nhu nhược. Câu chuyện dài ở Sm 9-20 và 1V 1-2 đã cho thấy mặt trái trong triều đại của ông là việc phế trưởng lập thứ, bỏ con chính thức để chọn con ngoại tình kế vị ngai vàng. Đó là mầm mống của gây ra hậu hoạ sau này.
Gia bảo ông để lại cho Sa-lô-môn. Đa-vít muốn xây một đền thờ cho Chúa tại Giê-ru-sa-lem, nhưng ông chỉ đủ thì giờ thu thập vật dụng. Sa-lô-môn mới là người xây dựng đền thờ ấy và nhiều dinh thự lộng lẫy khác. Một vương quốc hùng mạnh, vững ổn đã giúp Sa-lô-môn thịnh trị qua nhiều liên minh buôn bán. Đức khôn ngoan của ông đã thành huyền thoại. Tại vương triều của Sa-lô-môn, có rất nhiều vui chơi văn hóa và mỹ thuật. Thời ông là hoàng kim thời đại của Ít-ra-en. 1Sm 8 – 1V 11.
6. Thời phân tranh nam bắc.
Dưới thời Sa-lô-môn, Ít-ra-en trở thành một vương quốc giầu có và hùng mạnh, nhưng dân chúng thì bị áp chế bằng sưu cao thuế nặng cũng như lao công khổ dịch. Khi con trai của Sa-lô-môn là Rơ-kháp-am lên trị vì, họ thỉnh cầu ông nhẹ gánh cho họ. Nhưng ông cự tuyệt. Nên mười chi tộc miền Bắc đã nổi dậy chống lại. Họ lập ra một vương quốc mới, tức vương quốc Ít-ra-en, với Gia-róp-am I làm vua và thủ đô đặt tại Si-khem. Ở miền Nam, Rơ-kháp-am cai trị vương quốc Giu-đa (gồm hai chi tộc Giu-đa và Ben-gia-min) với thủ đô tại Giê-ru-sa-lem. Gia-róp-am cũng lập ra một trung tâm thờ phượng mới cho vương quốc phía Bắc, hoàn toàn cắt đứt với Giê-ru-sa-lem. Ông ta chọn Đan, ở phía bắc, và Bết-ên, một trung tâm quan trọng lúc Sa-mu-en còn sống. Nhưng rồi các tập tục ngoại giáo mau chóng du nhập vào việc thờ phượng. Các sử gia soạn giả hai sách Các Vua và Sử Biên xếp loại các vua là ‘tốt’ hay ‘xấu’ là tùy họ có chịu canh cải tôn giáo hay để cho các tập tục ngoại giáo tiếp tục hoành hành. Út-di-gia-hu và Khít-ki-gia là hai trong các vua biết đi theo đường lối Thiên Chúa của Giu-đa. Vua A-kháp của Ít-ra-en có thành tích tệ hại hơn cả. Ông và bà vợ ngoại giáo là I-de-ven chống lại tiên tri Ê-li-a và bách hại bất cứ ai thờ phượng Thiên Chúa. Ngày nay, người ta vẫn còn nhìn thấy di tích ‘tháp ngà’ của ông vua này tại Sa-ma-ri. Các biên niên sử của Át-sua ghi lại rằng ông vua này đem 10,000 binh lính và 2,000 chiến xa dự trận đánh Qarqar, nơi ông liên minh với Ai Cập chống lại Vua San-ma-ne-xe của Át-sua (853 trước CN).
Sự lớn mạnh của thế lực Phương Bắc: Trong vị thế chiến lược giữa hai đại cường Ai Cập và Lưỡng Hà của mình, cả Ít-ra-en lẫn Giu-đa đều là mồi ngon cho xâm lược. Đa-vít và Sa-lô-môn thành công một phần vì không đại cường nào mạnh đủ để tấn công lúc các ông còn trị vì. Nhưng sau khi phân rẽ vương quốc, các quốc gia gần kề như Xi-ri, Am-mon và Mô-áp lập tức đem lại cho các vua Ít-ra-en và Giu-đa đủ thứ rắc rối. Tuy nhiên, chính sự lớn mạnh của các đại cường chính xa hơn về phía đông bắc mới có tính quyết định. Đế quốc Át-sua trước đó từng có thời gian đầy sức mạnh dưới thời Tích-lát Pi-le-xe I. Nhưng cuộc gây hấn tàn bạo khiến ai cũng phải kinh hoàng đối với họ lên đến cực điểm vào các năm 880 và 612 trước CN. Đế quốc này đặt căn cứ tại ba thành phố lớn: Át-sua, Ca-lác và Ni-ni-vê. Từ giữa thế kỷ thứ 9 trước CN, thời A-kháp trị vì Ít-ra-en, các vua Át-sua đã liên tiếp tấn công Ít-ra-en và Giu-đa rồi. Chẳng bao lâu sau, Vua Giê-hu của Ít-ra-en phải triều cống Vua San-ma-ne-xe III của Át-sua. Một trăm năm sau, Vua A-khát của Giu-đa yêu cầu Vua Tích-lát Pi-le-xe III của Át-sua giúp mình chống lại Xi-ri và Ít-ra-en (Is 7; 2V 16). Ông ta đã chiến thắng cả hai nước trên, nhưng cũng vì thế, Giu-đa đã trở thành nước chư hầu của Át-sua. Khi Ít-ra-en từ khước không chịu triều cống hàng năm, vị vua kế tiếp của Át-sua đã chiếm lấy Sa-ma-ri, lưu đầy mọi người và hủy diệt vương quốc phía bắc (7221 trước CN; 2V 17). Không bao lâu sau, Ai Cập bị người Át-sua đánh bại. Năm 701 trước CN, ông vua hùng mạnh là Xan-khê-ríp vây hãm Giê-ru-sa-lem, nhưng nhờ Vua Khít-ki-gia biết tín thác nơi Thiên Chúa, nên thành thánh đã được cứu (2V 19). Người Át-sua phải chiến đấu rất nhiều mới giữ được đế quốc của họ. Trong thế kỷ kế tiếp, nhiều tỉnh nổi lên giành lại độc lập. Đế quốc ấy tồn tại tới lúc Át-sua lọt vào tay người Mê-đi năm 614 trước CN và Ni-ni-vê bị người Mê-đi và Ba-by-lon tiêu hủy năm 612. Tóm lại, vương quốc phía bắc tồn tại ngắn hơn nhưng có tới 20 đời vua, còn vương quốc Giuđa tồn tại 18 đời vua.
7. Thời lưu đày.
Lịch sử Do Thái từ ngàn xưa cho thấy cha ông họ đã luôn sống dưới kiếp nô lệ, hết với đế quốc này sang đế quốc khác. Trong thời kỳ này có bốn Đế Quốc cai trị cả vùng Tiểu Á.
Thời đó (trước đây 2000 năm), người Do Thái nhìn thế giới rất nhỏ, đơn giản là tin có trời tròn đất vuông. Hơn nữa, con người thời này biết rất ít về địa lý của thế giới, cụ thể là với Châu Phi thì họ chỉ biết được những vùng rẻo nhỏ, còn với Châu Á thì cũng chỉ biết được một số vùng nào đó, nhất là với Châu Mỹ thì lại càng hoàn toàn không biết gì (vì mãi đến sau này Kha Luân Bố mới khám phá ra Châu Mỹ). Nói tóm lại, thế giới thời đó chỉ là những vùng xung quanh Địa Trung Hải.
Với người Do Thái thời đó thì Israel chính là cái rốn của vũ trụ và Giêrusalem là cái rốn của Israel. Có bốn thời đại, đúng hơn là bốn đế quốc đã thay nhau đô hộ Do Thái:
– Assyri = khoảng năm – 650
– Babylon = khoảng năm – 550 (thời lưu đày)
– Đế quốc Ba Tư = khoảng năm – 450.
– Đế quốc Hy Lạp = khoảng năm – 323.
Thời đó, ai chiếm được vùng này là chiếm được toàn thể thế giới. Vì thế, nói tới bối cảnh lịch sử thời này là nói nhiều đến các vua chúa đương thời.
Trong Thánh Kinh, nếu Át-sua có nghĩa là áp bức, thì Ba-by-lon có nghĩa là quyền lực. Nobopolassar, thống đốc khu vực quanh Vịnh Ba Tư, giải phóng Ba-by-lon khỏi Át-sua và năm – 626 lên ngôi vua. Ông tiếp tục chiến thắng người Át-sua và năm – 612, người Ba-by-lon và Mê-đi chiếm được thủ đô của Át-sua là Ni-ni-vê. Họ không chỉ bằng lòng với việc chiếm cứ Át-sua mà còn tìm cách thu tóm toàn bộ Đế Quốc Át-sua nữa. Người Át-sua rút về Kha-ran, nhưng chẳng bao lâu cũng bị bứng khỏi đấy. Người Ai Cập, vì biết đất nước mình lâm nguy, nên đã tự động tiến quân lên phía bắc để hỗ trợ người Át-sua. Vua Giô-si-gia-hu của Giu-đa đụng độ với đoàn quân Ai Cập tại Mơ-gít-đô. Trong trận chiến này, ông bị giết và do đó, Giu-đa trở thành chư hầu của Ai Cập (2V 23:29). Bốn năm sau, tức năm – 605, quân đội Ba-by-lon do Na-bu-cô-đô-nô-xo cầm đầu đã đánh bại quân Ai Cập tại Cá-cơ-mít (Gr 46:1-2). Đế quốc Ba-by-lon mỗi ngày một bành trướng. Giơ-hô-gia-kim của Giu-đa là một trong nhiều vị vua nay phải triều cống cho Na-bu-cô-đô-nô-xo. Sau một trận đánh khốc liệt với quân Ba-by-lon năm – 601, người Ai Cập khích lệ Giu-đa nổi dậy. Na-bu-cô-đô-nô-xo phái quân đội tới dẹp loạn và năm – 597, chỉ sau khi Giơ-hô-gia-kim lên ngôi không lâu, Giu-đa đầu hàng. Vua và nhiều nhà lãnh đạo bị đầy qua Ba-by-lon. Chính sách của kẻ xâm lăng không những là cướp bóc và phá phách, mà còn làm suy yếu các nước chư hầu và ngăn chặn những vụ nổi loạn trong tương lai bằng cách tống xuất các công dân hàng đầu của họ (2V 24:10-17). Dù thế, 10 năm sau, Xít-ki-gia-hu, một ông vua bù nhìn được Na-bu-cô-đô-nô-xo đặt lên ngai vàng Giu-đa, đã cầu viện Ai Cập để nổi dậy. Quân Ba-by-lon bèn xâm lăng Giu-đa và vây hãm Giê-ru-sa-lem. Cuộc vây hãm này kéo dài 18 tháng. Cuối cùng, tường thành bị chọc thủng. Năm – 586, thành bị chiếm. Vua Xít-ki-gia-hu bị bắt và bị làm cho mù. Các báu vật, kể cả châu báu của đền thờ, đều bị đem qua Ba-by-lon. Giê-ru-sa-lem và đền thờ bị phá hủy, còn công dân thì bị tống xuất. Chỉ những người thật nghèo mới được phép ở lại canh tác đất đai (2V 25:1-21).
8. Thời hồi hương.
Giữa thế kỷ thứ sáu trước CGS, Ba-by-lon hết sức hùng mạnh. Nhưng các tiên tri lên tiếng nói về một Thiên Chúa mà đối với Người mọi ông vua chỉ là bù nhìn, và Người có thể dùng chính thế lực ngoại giáo để hoàn tất các ý định của mình. Ky-rô, người Ba Tư, thống nhất được hai vương quốc Mê-đi và Ba-tư ở phía đông của Ba-by-lon. Ông chiếm được nhiều lãnh thổ xa xôi tận phía đông như Ấn Độ. Rồi ông tấn công chính Ba-by-lon. Thành này thất thủ năm – 539 và ông thống lãnh toàn bộ đế quốc. Các vua Ba-Tư mở rộng bờ cõi xa hơn cả các đế quốc trước đó. Họ chiếm được cả Ai Cập và trọn vùng nay là Thổ Nhĩ Kỳ. Khi Ba-by-lon thất thủ, Ky-rô bắt đầu tái tổ chức đế quốc. Ông phân chia nó thành các tỉnh, mỗi tỉnh đều có nhà cai trị riêng, gọi là ‘satrap’. Những vị này thường là người Ba Tư, nhưng dưới họ là các nhà cai trị địa phương với một số quyền nhất định. Dân các nước chư hầu được khích lệ duy trì phong tục và tôn giáo riêng của mình. Như một phần của chính sách trên, Ky-rô phái một số người Do Thái trở lại Giê-ru-sa-lem để tái thiết thành phố và đền thờ, như đã được thuật lại trong sách Ét-ra và Nơ-khe-mi-a. Người Do Thái cũng lập nghiệp ở nhiều vùng khác nhau trong đế quốc. Ở Su-san, một trong các thủ phủ của Ba Tư, một vị vua sau này tên là Xéc-xét I, còn tôn một phụ nữ Do Thái làm hoàng hậu, như đã được sách Ét-te thuật lại. ‘Sự tán dân’ (diaspora), một danh từ chỉ chung những người Do Thái sống trên xứ người, sau này trở thành rất quan trọng vào thời Tân Ước.
Vì họ sống xa đền thờ, nên những người Do Thái này đã phát triển ra hệ thống hội đường làm trung tâm giáo huấn và thờ phượng. Việc đó đã xây nền cho việc phát triển mau lẹ của các giáo hội Ki-tô giáo sau này, là các giáo hội cũng được xây dựng theo khuôn mẫu ấy. Vua Đa-ri-ô I (522-486 trước CGS), người xây dựng nên thủ đô mới hết sức vĩ đại là Persepolis, và là người đã chiếm được miền Tây Ấn Độ, cũng đã đẩy đế quốc xa hơn về phía tây. Năm – 513, ông chiếm Ma-kê-đô-ni-a, phía bắc Hy Lạp. Năm – 490, người Ba Tư bị người Hy Lạp đánh bại tại Marathon, và vũ đài được chuẩn bị sẵn cho những chiến công hiển hách sau này của Hy Lạp cổ điển xưa.
9. Thời đô hộ.
Xéc-xét I ( 486 – -465) xâm lăng Hy Lạp, còn chiếm được cả A-thê-na, nhưng đã bị đánh bại trong trận hải chiến ở Sa-la-mi. Át-tắc-xát-ta, Đa-ri-ô II và các vua kế tiếp đã đánh trả. Vận mệnh của Ba Tư và Hy Lạp, Mê-đi và Ai Cập lúc thịnh lúc suy nhưng cuối cùng, vào năm – 333, người chiến binh Hy Lạp tên A-lê-xan-đê quê ở Ma-kê-đô-ni-a đã vượt Hellespont để bắt đầu sự nghiệp phi thường của mình. Ông chỉ mới 22 tuổi khi khởi đầu tiến quân trên khắp mặt thế giới cổ thời. Ông ‘giải phóng’ Ai Cập khỏi tay người Ba Tư (lập ra hải cảng Alexandria), rồi tiến quân qua phía đông, đến tận trái tim Đế Quốc Ba Tư. Ông tiến chiếm mọi nơi đến tận Ấn Độ và đánh bại bất cứ ai cản đường tiến quân của mình, đến đâu cũng thiết lập ra các thành thị Hy Lạp. Tước hiệu ‘A-lê-xan-đê Đại Đế’ của ông thật hết sức xứng đáng.
Đại đế A-lê-xan-đê là con của Vua Philiphê II, vua sứ Makêdonia. Vua Philiphê II có tham vọng tập hợp các xứ xung quanh Địa Trung Hải thành một đế chế Hy Lạp. Trong vòng 23 năm, ông đã chinh phục lại được các thành phố đang chịu sự thống trị của Ba Tư. Không những thế, ông đã huy động được một đội quân hùng mạnh dự định một ngày nào đó sẽ tuyên chiến với Ba Tư. Đang khi đó ông đã bị chính vợ mình là bà Olympias, mẹ của A-lê-xan-đê đại đế giết hại. Bà đã sát hại chồng để giữ ngôi báu cho con mình, vì ngoài bà, ông còn có rất nhiều vợ.
A-lê-xan-đê trở thành hoàng đế năm 19 tuổi. Ông đã từng học trong trường của Aristote. Ông khao khát được biết về văn hoá, siêu hình học, tâm lý học, y khoa, khoa học, thiên văn, triết học, toán học. v.v.
Nối nghiệp cha, ông ta có tư tưởng sẽ hình thành một đế quốc bao trùm cả thế giới, và trong thế giới đó, nền văn minh Hy Lạp sẽ trị vì. Vì thế, ở bất cứ nơi nào ông chiếm được, ông điều biến thành những thuộc địa của Hy Lạp để văn minh Hy Lạp được phổ biến và lan rộng.
Khi chinh phục được Ai Cập, ông có ý định xây dựng đây một thành phố lớn mang tên ông. Ngoài ra, nơi những thành phố hoặc những vùng ông đã chiếm lĩnh được, ông bắt dân đóng thuế cùng vơ vét những tài nguyên bù vào những gì ông đã bỏ ra trước chiến tranh và để nuôi chiến tranh.
Khi đạo quân của A-lê-xan-đê đến biên giới gần Ấn Độ, đoàn quân vì di chuyển xa xôi nên đã mỏi mệt, và không muốn tiến xa hơn nữa. Vì thế ông đành dừng lại và thu quân về, và đế quốc dừng lại ở đó. Trên đường thu quân về ông qua đời ở Babylon vì một cơn sốt, lúc đó ông được 33 tuổi.
Công trạng của ông là đã phổ biến văn hoá Hy Lạp trên toàn đế quốc của mình. Ngoài ra, ông còn là người có tính nhân bản và biết thuật dùng người: Người trẻ đi đánh trận, còn người đau yếu và già nua thì ở nhà xây dựng thành phố. Như vậy, ông là người có óc xây dựng chứ không chỉ biết có tàn phá. Hơn thế nữa, quân của ông khi từ Hy Lạp sang Châu Á, đi tới đâu đều cưới người địa phương ở đó. Từ đó tạo nên sự Hy Lạp hoá các vùng mà đế quốc đã đi qua.
Người ta ước tính rằng chưa đầy 14 năm, ông đã đi hơn 25.000 cây số, và đã xây dựng được một đế quốc rộng hơn cả Babylon thời đó.
Alexandre đại đế không có con nối dõi, mặc dù trước đó các tướng lĩnh đã thúc giục ông lấy vợ trước khi tấn công vào Châu Á. Người kế ngôi ông là người em cùng cha khác mẹ, tên là Philipphê.
Nhưng Philipphê lại là người bị tâm thần. Bởi đó, ông này cũng đã bị bà Olympias mẹ của Alexandre đại đế sát hại. Vì tội ác tày đình giết chồng hại con này mà sau đó bà cũng đã bị xử trảm. Đến đây dòng dõi của vua Philipphê II hoàn toàn tuyệt tự. Vì thế, sau đó đế quốc Hy Lạp lớn rộng đã được cai trị bởi 4 chư hầu cũng là 4 vị tướng lãnh của A-lê-xan-đê đại đế.
Các nhà cai trị Xê-lêu-kít, đặt bản doanh ở An-ti-ô-ki-a bên Xi-ri, kiểm soát vùng Pa-lét-tin. Người Pơ-tô-lê-mai, đặt bản doanh tại A-lê-xan-ri-a cai trị Ai Cập. Tuy nhiên, về văn hóa, thế giới Hy Lạp vẫn là một thể thống nhất với tiếng Hy Lạp làm ngôn ngữ chung và khuôn mẫu văn minh Hy Lạp làm chuẩn. Bối cảnh này đóng một vai trò rất sinh tử trong các biến cố sau này.
Đến thời Tân Ước, dân Do Thái đã phải sống hết 500 năm dưới ách thống trị ngoại bang kể từ ngày từ lưu đầy trở về. Dưới thời Đế Quốc Hy Lạp, họ nộp sưu thuế cho Pơ-tô-lê-mai của Ai Cập và chấp nhận tiếng Hy Lạp làm ngôn ngữ Đế Quốc. Năm – 198, nhà cai trị gốc Xê-lêu-kít tại Xi-ri là An-ti-ô-khô đại đế đánh bại nhà Pơ-tô-lê-mai và chiếm đóng Pa-lét-tin. Nhưng sau đó ông bị người Rôma đánh bại tại Magnesia vào năm – 190.
Người Rôma đánh thuế đế quốc Xê-lêu-kít rất nặng và tìm mọi cơ hội để cướp bóc các thành thị và đền thờ. An-ti-ô-khô Ê-pi-pha-nê dùng sự chống đối của những người Do Thái đạo hạnh gọi là Khi-si-đim như cái cớ để cướp phá đền thờ Giê-ru-sa-lem. Sau đó, ông cho xây một trung tâm ngoại giáo của Hy Lạp ngay trung tâm thành phố và một bàn thờ trong đền thờ dâng kính thần Zeus (Dớt) trên đó, họ cho dâng heo làm hy lễ (luật thực phẩm Do Thái cấm không được dùng thịt này).
Sự xỉ nhục cuối cùng trên đã khiến xẩy ra cuộc nổi loạn của anh em nhà Ma-ca-bê. Người Do Thái thành công trong việc tự giải phóng mình trong một thời gian để có thể thanh tẩy cũng như tái thánh hiến đền thờ vào năm 165 trước CGS[2].
10. Cuộc khởi nghĩa của nhà Macabê.
Năm – 167, vào những giai đoạn trước, sứ Giudêa dưới quyền cai trị của tiểu vương đóng tại Ai Cập coi vùng Palestin. Còn với thời đại mới thì Palestin lại dưới quyền cai trị của Syria
Vị tiểu vương Syria bắt dân đóng thuế và thờ lạy thần ngoại lai. Trong bối cảnh đó xuất hiện một người tên là Mattathias. Ông là tư tế lãnh đạo tôn giáo, Ong từ trối vâng lời tiểu vương cống nộp thuế và thờ thần ngoại. Vì thế, Ong và gia đình trốn lên núi của Giuđê và tổ chức kháng chiến. Cấu kết với một số người do thái chính thống.
Ông Mattathias chết vào năm – 166 và con ông là Giuđa Maccabée lên thay.
Giuđa Maccabée có tư tưởng phóng khoáng hơn. Theo luật Môsê ngày Sabát không được đánh nhau. Nhưng ông này chủ trương bất cứ ngày nào địch vào là đánh mà vẫn không lỗi luật. Ông tổ chức một đạo quân du kích chống lại Syria, quân của ông chống trả một cách quyết liệt và chiến thắng nhiều trận như ở Emmaiis cách Giêrusalem khoảng 50 km về hướng tây và nhiều nơi khác, mỗi một địa danh mà ông giải phóng được lại có những người Do Thái ở đó ủng hộ và bổ sung vào quân đội của ông.
Cuối cùng ông chiếm được Giêrusalem. Theo lễ nghi, khi chiếm được thành phải làm lễ tẩy uế đền thờ.
* Ngày 25-12 ông thiết lập nghi thức phượng tự theo nghi lễ Lêvi dâng lên Thiên Chúa. Dân Do Thái coi là lễ cung hiến hay là lễ ánh sáng.
Quân đội của ông xây dựng một tường thành mới kiên cố hơn (tường thành nơi chiếm đóng). Những người Do Thái chính thống rất hài lòng với những kết quả mà ông Giuda đạt được. Nhất là trên bình diện tôn giáo, và những người Do Thái chính thống (Hassidim) muốn an phận, nghỉ ngơi và không muốn đánh nhau nữa. Nhưng đối với ông Giuđa vẫn muốn tiếp tục giải phóng kể cả mặt tôn giáo và chính trị.
Năm – 164 Antiochus IV qua đời. Và những người Do Thái thân Hylạp đã bật mí chi tiết này cho một tay tên là Lysias, là một quốc sư của ông vua trẻ Antiochus V mới lên ngôi.
Ông Giuđa Maccabée bị những người Do Thái này chơi. nên khi ông quốc sư cầm một đạo binh đến vây thành Giêrusalem nhưng sau một thời gian thì triều đình buộc Lysias ra đi. Trước khi đi ông đòi Giuđa Maccabée một thoả hiệp:
– Bên ngoài tường thành mà Maccabée xây dựng phải để cho quân triều đình đóng giữ, còn bên trong thì cha con nhà Giuđa tự lo liệu
Vào thời Antiochus V, người Do Thái tuy bị nô lệ nhưng vẫn được tự do tôn giáo.
Ông Giuđa Maccabée có hai em trai là Jonathan và Simon. Cả ba anh cùng đồng lòng muốn kháng chiến. Maccabée là cái búa của Thiên Chúa. Tên này do người Do Thái đặt cho anh em ông vì họ hâm mộ và ủng hộ các ông. Cho rằng cái búa của Thiên Chúa sẽ đập tan mọi kẻ thù địch.
Trong khi một bên muốn an phận và một bên muốn đánh tiếp. Từ đó sinh ra những mâu thuẫn. Nhóm Hassidim (do thái chính thống và là tiền thân Pharisêu) có thế lực rất lớn và ảnh hưởng đến cả thế quyền.
Lysias lợi dụng tình thế sự bất hoà này đã đặt một người tên Alsimus lên làm thượng tế (vì vua tại trị còn trẻ nên ông quốc sư này làm mọi chuyện theo ý của ông ta. Alsimus thuộc dòng tộc tư tế nhưng ở trường phái thân Hy Lạp. Anh em Maccabée chống lại sự đặt để này. Ông Alsimus đã cầu viện lên vua Démétrios I (vua Syria). Nhà vua sai một đạo binh, và người dẫn đầu là Nicanor đến bắt Giuđa Maccabée và khẳng định vị trí của Alsimus. Nhưng quân Maccabée mạnh nên quân của nhà vua thua, và Nicanor bị giết chết, còn Alsimus thì trốn sang Syria.
Trong lúc đang say men chiến thắng, thì quân cứu viện của nhà vua tới đánh tan tác quân kháng chiến của Maccabée. Không biết Giuđa Maccabée có chết ở cuộc chiến đó hay không nhưng ông đã kịp gởi một phái đoàn đi cầu viện Rôma. Thì Rôma thích nên chấp nhận lời thỉnh cầu đó. Tuy không sang đánh ngay nhưng Rôma báo động và đe doạ Vua Démétrios I.
Giuđa chết, Jonathan là em ông tiếp tục lãnh đạo kháng chiến. Ông là thủ lãnh của Giuđêa từ -160 đến -142.
Nhưng ông Alsimus trên nguyên tắc vẫn là thượng tế, trở về sau cuộc chạy trốn và chết năm -159. Sau đó trong vòng 7 năm liền không có thượng tế vì anh em Maccabée không được vua yêu thích nữa.
Alexandre Balas cậy vào thế của sứ thần Rôma. Cả hai đều ra sức làm vừa lòng Jonathan để nhờ cậy
Ông Alexandre Balas nói với Jonathan nếu đứng về phía ông thì sẽ được làm thượng tế và là bạn của nhà vua; ngược lại Démétrios I thì hứa sẽ miễn thuế và trả đất bị chiếm đóng. Qua hai sự mời gọi đó. Jonathan đã chọn Balas vì với ông danh xưng làm thượng tế rất quan trọng.
Sau đó Balas ám sát Démétrios I, và Jonathan thì thần phục Balas. Sau đó Balas bị ám sát ở ẢRập, và khi Balas bị ám sát thì ông Jonathan chạy chọt với Démétrios II để xin vua khẳng định Jonathan là thượng tế hợp pháp. Nhưng Démétrios II đã không giữ lời hứa của Démétrios I, nghĩa là không chấp nhận Jonathan là thượng tế, chính vì vậy Jonathan bực mình và quay sang một người khác tên là Tryphon
Tryphon là kẻ đối nghịch với Démétrios II. Tryphon dựa vào thế lực của Antiochus VI là con của Alexandre Balas, Tryphon mặc dù đã có âm mưu ám sát Antiochus VI nhưng cũng không ủng hộ Jonathan vì sợ. Ông bắt cả gia đình Jonathan và giết chết.
Khi Jonathan bị giết thì ông Simon kế vị lãnh đạo Do Thái độc lập từ năm -142 đến -63. Ông thần phục Démétrios II và ủng hộ Démétrios II chống lại Tryphon. Nhà vua miễn giảm thuế và nhìn nhận miền Giuđêa như một nhà nước độc lập. Ông tìm cách chèn ép nhóm Do Thái thân Hy Lạp, nhưng dù sao vẫn phải chịu ảnh hưởng Hy Lạp
Simon là một vị thủ lãnh khôn ngoan và trung thành lề luật. Ông được đặt làm thượng tế và còn được là tiểu vương. Từ việc ông được thăng hoa cả về mặt tôn giáo và chính trị, số người ủng hộ ông rất là nhiều và đề nghị ông là vua. Bắt đầu triều đại nhà Asmon[3].
Năm – 63 sứ Giuđa trở thành một tỉnh của Rôma mà họ phân vùng. Ông Hycano II lãnh đạo cả vùng thổ Giuđêa. Các xứ này đã thấm nhuần văn hoá Hy Lạp.
Vùng Samaria (ven biển) và thập tỉnh bị ảnh hưởng văn hoá Hy Lạp nhiều nhất. Trực tiếp dưới quyền chăm sóc của Syria. Lãnh thổ Do Thái do ông Hycano II lãnh đạo chỉ còn là cộng đồng tôn giáo mà trung tâm của người Do Thái là Giêrusalem.
Ông Hycano II chịu lỗi trước mặt hoàng đế Rôma. Ong có nhiệm vụ đóng thuế hàng năm.
Sứ Palestin được bình an (- 57). Nhưng do sự xung đột nội bộ của người Do Thái. Người ta chia vùng này thành 5 tỉnh.
Năm – 55 Antipale. Được làm tổng trấn Rôma tại Girusalem.
Năm – 58 Césa được bầu làm hoàng đế của Rôma sau khi chiến thắng Pompée 48
Antipale theo phò Césa và được phong làm tổng trấn Rôma tại Giuđêa, ông tập hợp các tướng lĩnh. Người Do Thái giúp Césa đánh thắng Pompée. Hoàng đế Césa đã chết vào năm – 44, người Do Thái đã khóc thương ông.
Năm – 40 Antigone là con trai út của Aristobule II tìm cách nắm chính quyền nên chạy sang cầu cứu Parthes. Khi đã được người Parthes ủng hộ, ông đã bỏ tù Hycano II, cắt tai và phế chức tư tế của Hycano II đưa về Babylon lưu đày. Còn Hêrôdê Cả đã chạy trốn sang Rôma.
Năm – 42. Khi Antigone chống Hycano II thì Hêrôđê Cả bênh vực Hycano II nên sau đó Hycano II đã gả đứa cháu gái cho Hêrôđê Cả. Cô ta tên là Mariamne (cô này là con của bà Salomé Alexandra và vua Aristobule I). Đến khi Antigone bị trục xuất ra khỏi Giêrusalem và bị giết ở Ankiokia. Hêrôđê cả trở thành tổng trấn Giêrusalem. Ông là dân biểu của Rôma và được lên làm vua ở Giêrusalem.
– Vì lấy cháu gái Hycano II, mà Hycano II là thượng tế nên Hêrôđê cũng được làm thượng tế. Tuy nhiên, tổ tiên của Hêrôđê cả và Antipale mang dòng máu Hydome nên dân không ưa gì ông
Bà mẹ vợ của ông ghét ông vì việc ông làm vua là làm cản trở con ruột của bà là Aristobule III. Biết được điều này, nên trong một bữa tiệc. Hêrôđê cả đã dùng cân vệ của mình để giết Aristobule III bằng cách dìm trong nước.
Khi biết con của mình là Aristobule III bị giết chết bà mẹ đã thỉnh cầu Nữ hoàng Cléopatre..
Cléopatre đã rỉ tai hoàng đế Rôma và cho gọi Hêrôđê cả về Rôma để giải trình vụ việc này. Hêrôđê đã nghi ngờ trước sự việc sẽ xảy ra với mình khi về Rôma, nên ông đã bắt bà mẹ vợ giao cho ông Giuse và căn dặn nếu ông không trở về thì sẽ giết bà ta.
Năm – 31 có một cuộc nổi dậy do Octave cầm đầu đã chiến thắng Anton. Hêrôđê lo lắng không biết mình còn được làm vua xứ Giuđêa nữa không nên kết hợp với Octave.
Octave thấy Hêrôđê được việc cho mình nên củng cố cho Hêrôđê ở Giuđêa và ban thưởng một số vùng đất ở phía bên kia sông Giođan (phía đông).
Năm – 25 nhiều cuộc biểu tình chống lại Hêrôđê Cả, vì với tất cả những tội ác mà ông đã gây ra, cho dù ông đã làm xoa dịu dân Do Thái thân Hy Lạp và một số người Do Thái chính thống, nhưng cũng không gây được cảm tình với họ (ông đã cho xây lại đền thờ Giêrusalem và xây cảng ở Césarê) Bởi vì với người Hy Lạp sống ở Giuđêa thì cho rằng Hêrôđê mang một nửa con người Do Thái trong mình và họ đã không chấp nhận. Nhưng ngược lại với dân Do Thái thì không thích nửa người Idumé trong ông, vì thế ông không những không gây được cảm tình với dân mà lại càng làm căng thẳng hơn.
Hêrôđê cuối đời bị đau nặng về cả thể xác đến tinh thần và qua đời vào năm -4.
11. Thời phát sinh Kitô Giáo.
Giu-đê trở thành chư hầu Rôma dưới quyền tổng trấn Xi-ri. Nhưng người Do Thái được tự do thực hành tôn giáo và có nhà cai trị riêng. Hê-rô-đê miền I-đu-mê cai trị từ năm 37 đến năm 4 trước CGS. Bất kể các dự án xây dựng dinh thự nguy nga của ông, trong đó có đền thờ Giê-ru-sa-lem, dân Do Thái vẫn rất ghét Hê-rô-đê Cả, và phần lớn người ta chỉ nhớ đến những tàn bạo và dã man của ông mà thôi. Đó là bối cảnh của việc Chúa Giê-su sinh ra. Thánh Lu-ca ghi lại sự kiện là Chúa Giê-su sinh ra dưới thời đệ nhất Hoàng Đế Rôma, tức Au-gút-tô. Ông này được Ti-bê-ri-ô nối ngôi năm 14. Hành vi Hê-rô-đê sát hại các hài nhi tại Bê-lem hoàn toàn phù hợp với cá tính ông ta. Khi ông ta chết, vương quốc bị ba người con của ông chia nhau. Một tên vì cai trị quá tệ đã bị người Rôma truất phế và thay thế bằng một tổng trấn cho vùng Giu-đê. Phông-xi-ô Phi-la-tô, người đã lên án tử cho Chúa Giê-su, làm tổng trấn từ năm 26 đến năm 36.
Hội đồng Do Thái, gọi là Sanhedrin, cố gắng sống hòa hoãn với người Rôma để duy trì thế đứng của chính mình. Những người khác, như các viên thu thuế chẳng hạn, cũng lợi dụng sự chiếm đóng của người Rôma để làm đầy túi tham. Nhiều người trông chờ ngày họ được giải thoát khi họ được tự do. Như Si-mê-ôn, người đã có mặt ở đền thờ khi cha mẹ Chúa Giê-su đem dâng con trẻ cho Thiên Chúa, họ ‘chờ đợi ngày Ít-ra-en được cứu vớt’. Bởi thế, Chúa Giê-su rất thận trọng đối với tước hiệu Đấng Được Xức Dầu, đấng giải thoát từng được hứa hẹn xưa nay, vì sợ nâng cao niềm hy vọng của dân muốn Ngài lãnh đạo cuộc nổi dậy chống người Rôma.
Theo một sử gia người do thái tên: Flavius Josèphe thì Hêrôđê Cả đã trao cho ông Archélaiis một quyền chức (Ethnarque) và một nửa vương quốc của ông ta, trong đó có Giuđêa, Samaria, Iduméa. Một nửa khác được chia cho hai người con của ông là :
– Hêrôđê Antipa cai trị Galilê và Pérée.
– Hêrôđê Philipphê cai trị phía đông Galilê và Bétsaida.
Hêrôđê Cả còn 3 đứa con trai khác nhưng ông thấy chúng có tham vọng chính trị. Để trừ hậu quả sau nàu nên ông đã giết chúng.
Khi Hêrôđê chết, thì xứ Syria bảo hộ của Rôma nằm trong tay một người tên Barut. Vào thời đó có một người tên Giuđa con ông Ezechias tự xưng mình là đấng thiên sai và cầm đầu một băng nhóm bạo loạn. Băng này lôi kéo một số đông người của Giuđêa và Samaria. Trước tình hình bạo loạn đó, ông Barut xuống dẹp loạn và giết khoảng 2000 người.
Thời đó xảy ra nhiều cuộc nội chiến . vídụ: như một nhóm Zelote năm 6 trước công nguyên và cũng nhóm Zelote này năm 66 sau CN cũng nổi loạn.
Sau khi được chia phần, các con trai Hêrôđê sang Rôma để được chuẩn nhận từ hoàng đế Rôma. Trong khi đó những người Do Thái ở Palestin cũng cử một phái đoàn đến hoàng đế Rôma để bày tỏ những bất đồng về sự phong vương này vì họ muốn tẩy chay gia đình Hêrôđê. Để dung hoà Rôma quyết định không gọi Archelaiis là vua (nhưng chỉ là thủ lãnh của một tỉnh).
Archelaiis lấy tước hiệu là Ethnarque: tuy không được Rôma cho tước hiệu vua nhưng cả hai người con Hêrôđê Cả tuy có quyền hạn nhưng vẫn dưới quyền của Archelaiis.
Philippê và Antipas có tước hiệu Rôma ban cho là (Tétraque) là tướng của ¼ vùng tiểu vương.
Khi thánh Giuse và Mẹ Maria trở về từ Aicập đã lập nghiệp ở Galilêa chứ không phải ở Judêa vì họ biết Archelaiis cai trị vùng này.
Khoảng năm thứ 4-6 ông Archelaiis cai trị dân sống trong một thời kỳ thịnh vượng. Ở đây có hai miền khá khác nhau : xứ Samaria, dân tạp chủng từ thời nô lệ sang Assyria là dân ở miền bắc về đó sinh sống vì dân lưu đày về không còn thuần chủng. Còn Giuđêa gần gũi Galillé và Pérée.
Về mặt địa lý và chính trị thì xứ Pérée và Galillé là hai địa danh bị chia căt vì một nửa thuộc về Hêrôđê Antipas.
Triều đại Archelaiis đánh dấu của sự chống đối giữa Sađốc và Pharisiêu. Pharisiêu đòi quyền tự do mà ngày xưa họ được hưởng còn bây giờ con của Hêrôđê Cả không tôn trọng. Có một số người dù sống trong miền thuộc Archelaiis nhưng họ thích Hêrôđê Antipas và Hêrôđê Philipphê hơn.
Để chỉ sự chống đối này, Archelaiis đặt để các vị tướng và không cần dân bầu điều này làm cho dân giận (ông ta cưới một cô em gái cùng cha khác mẹ).
Hêrôđê Antipas trị vì Galileé và Pérée. Hai vùng cách biệt bởi Samaria và vùng Thập Tỉnh.
Galille là một xứ màu mỡ và Hêrôđê Antipas lập thủ phủ của mình tại địa danh Tiberiade để tôn vinh hoàng đế tên là Tibère.
Tiberiade: là trung tâm giáo dục tôn giáo của thượng tế.
Antipas là một người tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn trọng đạo Do Thái. Ông trị vì khoảng 30 năm, cưới bà HHêrôđia, bà này ly dị với người chồng trước là Hêrôđê Philipphe để lấy ông này. Bà là cháu gái của Hêrôđê Cả và bà Mariamne và là chắt của Hycano II.
Hoàng đế Rôma Caligula thấy Antipas tham vọng chính trị nên đày qua xứ Gaule (năm 39 – 40) và đặt ông Agrippa lên thay.
Hêrôđê Philipphe trị vì bên kia sông Giođan (phía tây) xứ sở này tương đối thanh bình và trong xứ này người ta dùng ngôn ngữ Aram. Hêrôđê Philipphe cũng là một nhà xây dựng, ông đã cho xây hai thành: Césare Philiphe và cái kia là Panéas.
Hêrôđê Philipphe chết năm 34 và vùng đất của ông được tháp vàp tỉnh Syria vào năm 34 dưới quyền Agrippa I
Khi Archelaiis bị đày sang Rôma thì xứ Giuđêa được bảo hộ dưới quyền hoàng đế Rôma và trực tiếp quản lý bời các tổng trấn. Và cả các tỉnh thuộc Rôma trở nên một phần của xứ Giuđêa, trực thược dưới quyền một thống đốc tên là Quirinus đã tổ chức vào năm thứ 6 một cuộc thu thuế trên toàn cõi Giuđêa và Samaria. Chính cuộc cải cách thuế đó đã làm cho người Pharisiêu ủng hộ phong tráo ái quốc của những người Zélote.
Bổn phận tổng trấn là thu thuế và giữ an ninh, thường ông có thể uỷ thu thuế cho một nhóm hay một cá nhân ký hợp đồng với tổng trấn. Những người thu thuế này phải là người Rôma hay người Do Thái làm cho Rôma. Chính những người làm việc thu thuế bị coi là ngoại lai.
Vào thời các tổng trấn thời Do Thái giữ độc lập một mức độ nào đó, và hoàng đế tôn trọng truyền thống tôn giáo của họ. Đối với người Do Thái quyền bính tối thượng nằm chính trong con người của thượng tế.
Một vị thượng tế nổi tiếng thời đó tên là Anna nắm quyền từ năm thứ 6 -15 là một người Sađốc giàu có và thông thoáng với Rôma, ông gây ảnh hưởng trện người con rể là Caipha và sau này bốn người con trai của ông tiếp tục lên nắm quyền. Thượng tế Caipha trị vì năm 18 – 36. có dính vào vụ án giết Chúa Giêsu.
Vào năm 26 Fontio Philatô tổng trấn cai trị Giuđêa. Ông ta có đôi lúc chọc giận người Do Thái rồi kiếm cách làm hoà lòng dân. Chính vì thế, khi vụ án Chúa Giêsu xảy ra, ông tha Banaba để làm yên lòng dân. Nhưng vì không đẹp lòng dân nên một ngày kia ông bị hạ bệ bởi một ông sứ thần của Rôma tên là Vitellius. Vitellius giao chức tổng trấn cho Jonathan con của Caipha.
Jonathan lên nắm chức thượng tế. Người ta giả thiết vào năm 36 dưới thời Jonathan các thượng tế lên án và giết Stephano mà không có ý kiến của Rôma và một năm sau đó ông Vitellius thay ông Jonathan bằng Théophile.
Hoàng đế Tibère chết vào năm 37 (ông Théophile lên thượng tế vào năm 37-71). Hoàng đế Caligula là một người Rôma, ông rất yêu thích văn hoá Hy Lạp. Ông đặt xứ Giuđêa dưới quyền của một tổng trấn tên là Maurulus ( 37-71).
Hoàng đế Caligula: bị ám sát năm 41 và ông Claudius lên thay thế ( 41-44). Claudius đặt Palestin dưới quyền cai trị của Rôma, ông tháp nhập Galillée vào Samaria và đặt Agrippa II con của Agrippa I làm thủ lãnh khắp vùng từ năm 49-54 và người tổng trấn đầu tiên mà hoàng đế Claudius đặt coi sóc toàn bộ Palestin bởi một người Rôma tên là Cuspius Fadus.
– Cuspius Fadus làm tổng trấn từ năm 44-46
– Tibère Alexandre…………………………………..46-48
– Ventidius Cumanus…………………………………..48-52
– Antoine Félix …………………………………………….52-60
Chính trong thời Antoine Félix có sự cố: Phaolô bị giam ở Césare và phải ra trước toà Félix.
– Festus……………………………………………………… 60-62
– Albinus…………………………………………………….62-64
– Florus …………………………………………………..64-66.
Với sự nổi dậy của những người ái quốc Zélote. Những người Kitô hữu bỏ Giêrusalem mà đi. Cuộc di cư của những người kitô hữu tiên khởi trước khi có cuộc bạo loạn của những người Do Thái chống Rôma từ năm 66-70.
[1] k.545. Dionysius Exiguus người đầu tiên có sáng kiến chia lịch sử thành hai thời kỳ trước Đức Kitô (B.C.: Before Christ) và sau Đức Giêsu Kitô (A.D.: Anno Domini). (Có lẽ do đề nghị của Giáo Hoàng Gioan II). Ông lấy năm sinh của Đức Kitô làm chuẩn. Nhưng cách tính của ông lại sai mất vài năm.
[2] Từ năm 305-198 người Do Thái ở dưới sự thống trị của Plolémée. Tuy nhiên, sử sách nói rất ít về triều đại này. Đại khái lịch sử nói có 4 đời Ptolémée kế tiếp nhau:
* Ptolémée I tên là Soter (323 – 285)
* Ptolémée II tên là Philadelphe (285 – 246)
* Plolémée III tên là Evergète (246 – 221)
* Plolémée IV tên là Philopator (221 – 203)
* Plolémée V tên là Epiphan (203 – 181)
Plolémée I đã đày hơn 100.000 người Do Thái sang Ai cập và thành lập những thuộc địa ở Alexandria. Những người này và con cái họ tuy bị đi lưu đày nhưng tương đối được sống bình yên, và tự do giữ đạo cha ông. Song le họ cũng bị ảnh hưởng nhiều về văn hoá Hy Lạp. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho những người Do Thái lưu đày và những người Do Thái trong nước giữ đạo chính thống cổ truyền ngày càng xa cách nhau nhất là trong vấn đề ngôn ngữ. Cũng chính trong thời này bản dịch LXX ra đời. Như ta biết trước đó bản văn Kinh Thánh dùng tiếng Do Thái, nên để lưu truyền lại cho con cháu của những người lưu đày mà bản LXX đã ra đời.
Những người Do Thái ở Palestine phải đóng thuế cho lãnh chúa Ai Cập. Tuy tương đối được tự do giữ đạo, nhưng họ cũng phải chịu khá nhiều áp bức, nhất là dưới thời đại của Plolémée V là Epiphane (sáng láng, chói ngời). Vì ông này đã để người Do Thái được tự do giữ đạo, nên ông đã bị Anticus III sát hại. Khi ông bị sát hại, người Do Thái đã khóc thương ông rất nhiều vì họ không biết những gì sắp tới sẽ xảy ra với họ?
Dưới thời của Ptolémée, các vị lãnh chúa cũng thường là tư tế, và phải đóng thuế hàng năm cho triều đình. Nhưng một trong các tư tế ấy là Onias I đã không chấp nhận sự đóng thuế này. Tuy nhiên, người cháu trai của ông tên là Giuse, vì không muốn phiền toái với triều đình nên đã chấp nhận đóng thuế thay cho Onias. Vì thế Giuse đã được đặt làm thuế vụ để đi thu thuế trong toàn cõi Giuđêa. Chính địa vị này đã làm cho gia đình anh trở thành một gia đình giàu có nhất vùng. Trong thời điểm này, dù xu cao thuế nặng nhưng người Do Thái vẫn được hưởng một cuộc sống an bình, thịnh vượng và thong thả trong hơn 20 năm. Khi cuộc sống được tự do và bình an, họ đi làm và xoay sở để có đủ tiền đóng thuế.
Thời bấy giờ có một lãnh chúa tên là Antiochus III, ngoài việc thu thuế của người Do Thái để đóng cho triều đình, ông còn chiếm giữ, tịch thâu những đồ đạc hay tài sản trong đền thờ Giêrusalem. Con ông ta là Séleucus IV cũng vậy. Bởi đó, 3 người con trai của ông Giuse nổi dậy kích động dân chúng chống đối.
Đến thời vua (thực ra vua lúc này chỉ là lãnh chúa của một vùng chứ không phải như quan niệm thời nay) Antiochus IV (là em của Séleucus IV) cai trị từ năm 175 – 164. Vì muốn theo đổi đường lối chính trị của cha mình, nên ông cố gắng Hy Lạp hoá toàn thể lãnh thổ bằng bất cứ giá nào. Ong khẳng định chính Do thái giáo là nguồn gốc gây ra sự chống đối. Do đó ông ra lệnh xoá bỏ đạo do thái và thay vào đó là đạo ngoại lai, thờ các thần Hylạp
– Cấm cử hành lễ ngày Sabat
– Cấm cắt bì
– Cấm không được tàng trữ sách Tora trong nhà, đồng thời áp đặt nghi thức ngoại giáo thờ thần Hylạp=> không tuân sẽ bị chết (x Dn 11); cùng đó Ong cho lập đền thờ thờ thần Rớt (thần mặt trời) ngay trong đền thánh Giêrusalem. Từ những lý do đó nảy sinh 3 phản ứng:
* Của những người xưa nay có cảm tình với Hylạp hoăc vì sợ phải chống đối nhà vua
* Phản ứng thụ động hoặc năng động trên các điều vua ban. Vd: (người ta vẫn ngấm ngầm cắt bì….
Ong vua Antiochus: không ngờ có những sự chống trả trong dân, nên thay vì giải quyết được ở Palestina ngược lại thì lại thúc người do thái nổi dậy (168) trước Cn. Vì chính khi bị bách hại chính trị thì lòng tin người Do Thái càng được nâng cao => khi đời sống chính trị bị bách hại thì đời sống tâm linh càng được thúc đẩy mạnh hơn.
* Vua Onias III(174) tCn. (lãnh chúa tư tế). Ong này đụng độ với một người tên Simon, là sĩ quan cảnh vệ của đền thờ (đền thờ là trung tâm của người do thái) => lý do: Đúng ra Ong Simon phải đi thu thuế để nộp lên triều đình nhưng Ong Simon lại không đi mà lại giao cho một người dân thay thế. Trong khi đó Ong Séleuces (dân thường) là một người trung thành với Do thái chính thống nhưng em Ong là Josue biệt hiệu là (Jason) đang lãnh đạo đảng phái phò Hylạp.
Onias III bị phế chức thì Josue lên thay. Ong khuyến khích dân theo Hylạp và muốn Hylạp hoá. Với tư cách là Tư Tế, ông ta làm nổi dậy sự tranh luận giữa do thái chính thống và do thái cấp tiến.
Do thái chính thống => (Hassidim). Đây là những người cố chấp (cực đoan) luôn coi người không cùng tôn giáo với họ đều là ngoại lai (kể cả người do thái cấp tiến)
* Jason : thúc đẩy việc xây dựng vận động trường, khuyến khích giới trẻ mặc theo mốt Hylạp. VD: mang dầy boss có dây quấn chung quanh….=> người Hylạp thường tôn vinh vẻ đẹp của sức khoẻ, của sự cường tráng. Vì thế, những thanh thuở bé được cắt bì thì nay không thể khoe thân thể được. Nên Ong ta khuyến khích họ chuyển đổi giới tính (may lại) để khi họ khoe thân xác ra, họ không bị trêu ghẹo bởi vì của quý đã bị cắt bì. Ong tổ chức đua ngựa, hội chợ, khuyến khích lớp học tiếng Hylạp.
* 171 trước Cn: Có một ông tên Mélénas là một người quý tộc. Ong ta đã dùng tiền thật nhiều để tặng cho lãnh chúa Antiochus. Số tiền mua chuộc của ông lớn hơn số tiền của Jason nộp cho lãnh chúa =>dẫn đến việc Antiochus loại bỏ ông Jason dòng tộc tư tế.
– Điểm chung của hai ông Mélenas và Jason là muốn tiến nhanh việc Hylạp hoá Do thái. Bắt áp dụng luật Môsê một cách triệt để, và ngấm ngầm ám sát Onias III.
Mélénas ám sát Antiochus. Ong Jason đã trốn, nhưng sau khi nghe tin vua Antiochus IV chết. Jason đã trở về định chiếm ngôi từ Mélénas. Nhưng sự thật là Antiochus chưa chết nên đã bắt Jason giết và lập lại đền thờ.
Antiochus IV: giết hại hàng ngàn người vì dân Do Thái chính thống không chấp nhận Mélénas nên vua giết hại người do thái.
Lập 20.000 lính kiểm tra thành phố và lợi dụng sự giữ luật của người Do Thái (ngày sabat không đánh nhau) nên vua xua quân vào giết hại người Do Thái. Đàn ông bị giết ,phụ nữ bị hãm hiếp và ra lệnh phá đền thờ.
* 167 trước Cn . Vua ra chiếu chỉ cấm:
– Không được giữ ngày Sabát
– Không được cắt bì.
– Không được ăn thịt heo
Dùng thịt heo dâng lên thần mặt trời (x Mcb 6). Bắt dân do thái ai không thực hiện thì bị giết, và bắt dân tham dự lễ nghi Hylạp (x. Dn và 1 Mcb: nhiều người do thái chống lại (thánh ca 3 trẻ); có những bà mẹ vẫn âm thầm cắt bì cho con (1Mcb 1, 60-61).
– Một số kẻ không bỏ truyền thống của cha ông đã trốn khỏi thành phố.
– Những tường thành bị phá bỏ ngược lại cho xây tường thành lớn và những chòi canh vĩ đại
-Người Hassidim là tiền thân của người Pharisêu sau này; còn những người theo tình cảm Hylạp thì sinh ra bè Sađốc sau này:
– Sađốc mềm dẻo, hướng ngoại, cảm tình Hylạp
– Pharisêu truyền thống cực đoan.
* Sađốc tham gia chính trị, nắm giữ quyền hạn trong triều đình và được hưởng nhữ sự ưu ái của triều đình.
Vào thời đó, tiếng Aram là ngôn ngữ được sử dụng để trao đổi, nhưng sau đó tiếng Hylạp được thay thế và được coi là ngôn ngữ chính thức.
Khi dịch Kinh Thánh cac tác giả Tân Ước dùng tiếng Hylạp. Bản dịch 70 và phổ biến không những ở vùng (Do thái Kiều) nhưng là cho cả một vùng rộng lớn trong nước Palestine cũng dùng. Dù muốn dù không người do thái cũng phải chấp nhận trào lưu Hylạp hoá.
[3] Tại sao gọi là triều đại Asmon? (Vì uống nước nhớ nguồn); Vì ông cố nội của ông tên là Asmon. Nên người ta không gọi là Simon mà gọi là Asmon.
Ong ta có một kết cục hơi bi thảm: do một ngày kia có một bữa tiệc tại Giêricô vào năm – 134 thì một trong những chàng rể của ông đã giết ông.
Trong số những người con trai của ông có một người tên là Gioan Hycano thoát chết được và trốn đến Giêrusalem và tại đó ông ta được hưởng chức thượng tế từ cha của ông là Simon, lãnh đạo cả đạo lẫn đời
Giuđêâ thời đó cho dù độc lập nhưng vẫn là nhà nước chư hầu, thuộc địa của Syria. Nên vẫn bị các vương quốc lớn hơn đe doạ. Chính Démétrios I đã bị Antiochus VII đưa quân đến vây hãm và bắt cống nộp.
Hycanos I chiếm được Samari, Syken..vv. các thượng tế thời này có cả thần quyền và thế quyền. Trong hoàn cảnh đó cả hai nhóm (Do Thái chính thống và Do Thái thân Hy Lạp) đều phát triển, nhưng vẫn chống đối nhau
Cuối đời Hycanos I, ông viết lại di chúc rằng : Khi ông chết, vợ ông sẽ là người kế nghiệp. Vợ ông sẽ lãnh đạo đất nước còn con trai ông là Jeahuda sẽ làm thượng tế. Tuy nhiên, con trai của ông không chịu vì nó muốn thâu tóm toàn quyền lực, nên nó đã bắt Mẹ và các anh em của nó để bỏ tù.
Nó tự lên ngôi với danh hiệu là Aristobule I (- 104 – -103). Và chính tên vua này đã sát nhập phủ Galilêa vào tiểu vương Giuđêa.
Galilê nguyên thuỷ là đất dân ngoại nên khi sáp nhập thì có sự tiếp cận của người do thái vào Galilêa. Vì thế sau này người ta nói, ông vua này chính là người dọn đường cho Chúa Giêsu và các tông đồ.
Cuối cùng ông Aristobule I chết và vợ ông tên là Salomé Alexandra lên nắm quyền và bà mở cửa ngục cho các anh em của Aristobule I ra và bà lấy một người trong số anh em đó.
Người đó tên là Jonathan (tiếng Hylạp và Jannée) vì thế ông ta lấy tước hiệu là Anlexander Janée,và lên thượng tế. Ông độc ác nhưng có tài, có đầy thói xấu nên không được lòng dân (đã có lần dân ném chanh vào ông trong một buổi lễ) và ông phản ứng bằng cách ra lệnh giết hại hơn 6.000 người. Trước những chuyện đó thì những người Pharisêu đã có những cuộc nội chiến xảy ra làm chết khoảng 50.000 người (chiến tranh nội bộ).
Vào một ngày lễ, ông ta bắt 800 người phải chứng kiến vợ và con của họ bị tàn sát. Trong đó có một số người trốn thoát được. Tương truyền những người này trở thành cộng đoàn qumran sau này (Esseni).
Triều đại của ông Alexandre Janée cũng được sống bình an. Ông chết vào năm 76 tr cn. Vợ ông tiếp tục lên nắm quyền cai trị trong vòng 10 năm (- 76 – -67. Sau 10 năm trị vì, bà đặt con trai mình lên làm vua với danh hiệu là Hycano II.
Hycano II làm thượng tế nhưng quyền dân sự vẫn nằm trong tay người mẹ.
Ông Alexandre Janée có một người em là Aristobule II, ủng hộ nhóm Sađốc và tổ chức kháng chiến chống lại. Khi bà Salomé chết năm – 67 được 73 tuổi.
Vào thời đó có một việc bổ nhiệm một thống đốc (thủ lãnh) một miền Idume. Tên tỉnh trưởng là Antipale. (Alexandre đặt Antipale làm tỉnh trưởng)
Ông Antipale có người con là Hêrôdê Cả. Ông này giúp Hycano II và kích thích dân chống lại Aristobule II và Aristobule phải trốn về Giêrusalem. Những tư tế và phái Sađốc vẫn trung thành với ông ta, nhưng người Pharisêu và đa số dân thì đi theo Hycano II.
Lúc này xuất hiện quân đội Rôma. Đứng đầu quân đội là ông Pompée. Ông được lệnh hoàng đế Rôma sang Syria để nới rộng biên cương của mình. Khi chứng kiến nội chiến của Palestine thì Pompée sai Scausus làm sứ thần Rôma đang ở Syria xuống Palestin để dàn xếp tình hình tại Palestin.
Khi Scausus đến, thì Aristobule II làm đẹp lòng ông, nên ông công nhận Aristobule II làm vua tiểu vương Giuđêa. Nhưng đối với ông Pompée lại không thích Aristobule II. Nên có một hôm ông Pompée thấy ông Scausus đi thị sát mà chỉ thấy những thân cận của Hycano II ra đón. Chính vì vậy mà ông Pompée đưa quân vào Giêrusalem đứng bên ngoài thành luỹ để bao vây. Cuối cùng sau 3 tháng, tường thành bị sập và Giêrusalem bị chiếm đóng (đây là những bước ngoăc vĩ đại, lúc này Syria không còn thống trị mà Rôma bắt đầu). 72.000 dân kể cả các tư tế cũng bị giết hại. Popée đã phạm tội dày xéo lên những nơi thánh trong đền thờ, ngay ngày hôm sau ông ra lệnh thanh tẩy đền thờ và phong thượng tế cho Hycano II và đặt làm tổng trấn. (nhưng khi đã làm tổng trấn thì mất chức vua). Như vậy thời này Rôma cho thấy muốn giảm chức quyền.
Aristobule II bị bắt giải về Rôma cùng 4 người con gồm 2 trai là Alexandre và Antigone và 2 người con gái Mariamne và một người nữa nhưng không được nhắc đến tên.Chiến thắng của Pompée đánh dấu sự chấm hết sự cai trị của nhà Asmon.
Discussion about this post