BÀI X. CÁC TRIẾT GIA NÓI GÌ VỀ TUYỆT ĐỐI [1]
Chúng ta bắt đầu từ những triết gia trứ danh bên Đông Phương trước, và bên Tây Phương sau. Bên Đông Phương chúng ta nhớ: Đức Phật, Lão Tử, Khổng Tử.
* Trước Thiên Chúa Giáng Sinh:
1. Đức Phật (560…) cho cái tốt tuyệt vời, tuyệt đố là Niết Bàn, và muôn đi tới đó con người phải diệt dục, vì cái dục là nguồn gốc của tất cả mọi đau khổ ở đời, đời này và kiếp sau trong vòng luẩn quẩn của luân hồi. Chỉ khi nào diệt dục hoàn toàn mới tránh khỏi nghiệp quả và đạt dược Niết Bàn.
2. Lão Tử (570 – 490) quan niệm cái tốt tuyệt vời, tuyệt đốì là Đạo, Đạo trời là thực thế tuyệt vời, tuyệt đối. Con người phải đi tới đồng nhất với Đạo, quy về Đạo, đồng tâm nhất trí với Đạo, tránh tất cả những gì phân tán sinh lực mình, phân tán cái Đức, tất cả những hành động thế trần của con người hữu vi, hữu dục, để đi đến trạng thái vô vi, an vi hoàn toàn thư thái, nhàn hạ, trạng thái giúp con người hợp nhất, đồng nhất với Đạo, với cái tuyệt vời, tuyệt đối, với cái vô vi, an vi bất tử.
3. Khổng Tử (551 – 479) cho cái tốt tuyệt vời, tuyệt đối là Thái hòa, là Hòa điệu giữa trời, đất và con người. Muôn thế, phải giữ tam cương, ngũ thường, giữ đạo vua tôi, vợ chồng, cha con, theo nhân, nghĩa, lễ. trí, tín, phải tu thân để tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.
Bên Tây Phương chúng ta nêu lên một số triết gia tên tuổi và có ý nghĩa nhất.
4. Socrate (469 – 399) tuy ông không phải là một nhà triết gia chuyên môn, nhưng ông đã vạch rõ con đường cho tất cả các nhà triết, ít nữa là cho Tây Phương. Con đường đó là: hãy tự tìm hiểu mình (connais – toi toi – même). Tự tìm hiểu biết mình, tự xét mình, tự vấn mình, xem có lầm lỗi gì, để sửa mình, để gặp chân lý, để sống theo chân lý, cái chân lý nó nằm trong thâm tâm ta, hiện diện trong ta như một Vị Siêu việt, dạy ta phải làm gì, tránh gì, dầu không có luật lệ bên ngoài. Sống như thế, chúng ta hy vọng sống trường cửu sau khi chết.
Văn hào Pháp, Rousseau nói vồ Socrate như sau: Nếu cuộc sống và cái chết của Đức Giêsu là cuộc sống và cái chét của Thiên Chúa, cuộc sốhg và cái chết của Socrate là của nhà hiền triết.
5. Platon (427 -347) là một môn đệ của Socrate và đã chứng kiến giờ phút Socrate chuyện trò với các môn sinh trước khi lìa trần. Đối với Platon, cái tốt tuyệt vời, tuyệt đối là sự Thiện trường cửu mà chúng ta phải đạt tới, phải chiêm ngưỡng, phải kết hợp vĩnh viễn nhờ nỗ lực thoát ly tất cả những gì là phù du ở đời, những gì là tương đối, là đam mê, cảm giác, thú trần.
6. Aristote (384 – 322) môn đệ của Platon, nói cái tốt tuyệt vời, tuyệt đối của con người là gặp chân lý, là chiêm ngưỡng chân lý trường cửu, và chân lý trường cửu là Thượng Đế. Hạnh phúc của Thượng Đế là chiêm ngưỡng ngay chính mình, chân lý trường cửu.
7. Epicure (341 – 270) cho cái tốt tuyệt vời, tuyệt đối của con người là khoái lạc, khoái lạc vật chất cũng như khoái lạc tâm hồn. Nhưng ông khuyên chỉ tìm những khoái lạc nào vẫn để tâm hồn chúng ta thư thái, an tĩnh, và tránh tất cả những gì quá độ.
8. Zénon xứ Cition (336 – 264) người sáng lập phái Stoicien (phái khắc kỷ) nói cái tốt tuyệt vời, tuyệt đối cho con người là sống theo lý trí, và lý trí là phản ánh của Thiên lý, của Thượng Đế. Sống theo lý trí là nỗ lực sổng đạo dức, tránh dam mê, tất cả những gì làm xáo trộn tâm hồn, sống can trường chịu đựng tất cả đau đón lòng, tất cả đau đớn tâm hồn thể xác, coi tất cả vui buồn sướng khổ không ra gì, không có giá trị gì, luôn luôn giữ thái độ trầm tĩnh, lãnh đạm. Họ nói: Hãy chịu đựng và kiêng cữ, chịu đựng mọi khổ cực và kiêng cữ đam mê. Hãy theo thiên nhiên, thiên nhiên đây là Thiên Lý, là Thượng Đế, Thượng Đế thể hiện trong vũ trụ vạn vật và trong lý trí nội tại nơi con người. Đó là hai châm ngôn giúp con người đạt tới cái tốt tuyệt vời, tuyệt đối.
9. Pyrrhon (365 – 275) cũng quan niệm cái tốt tuyệt vời, tuyệt đối là sống an tĩnh của tâm hồn. Muôn thế thì đừng quả quyết cái gì là đúng, cái gì là sai, cái gì là có, cái gì là không, vì mình không biết gì là chắc chắn cả, vì tất cả luôn luôn thay đổi, biến chuyển, vì con người là mực thước của tất cả mọi vật. Vì thế nên đừng quả quyết gì cà, để sống trong an tĩnh, sống bên trên cái thật, cái giả, cái tốt, cái xấu theo quan niệm người thường, sống tuyệt đối hoài nghi.
Những triết gia được nhắc lại trên đây đã sống trước Thiên Chúa Giáng Sinh. Với Chúa Giêsu, một kỷ nguyên mới cho triết cũng mở đầu. Không phải là Ngài đến để giảng triết hay cho một triết thuyết mới theo nghĩa thông thường của triết. Ngài có sứ mạng khác, là cứu vớt nhân loại trầm luân, giúp họ trở nên con cái Thiên Chúa và hưởng gia tài Chúa trên cõi trường sinh.
Những lời Chúa Giêsu dạy, Tin mừng Ngài mang cho nhân loại thì không thể không có ánh hưởng đến tư tưởng của các nhà triết. Ngài mang không những cho nhân loại Tin mừng mà còn cho các nhà triết chân lý đầy đủ, toàn diện, tất cả những gì họ tìm mà chưa thấy, cảm mà chưa gặp, những gì vượt hẳn tất cả những gì họ mơ ước từ xưa đến nay và đế mãi mãi: chân lý tuyệt vời, tuyệt đối, an vui tuyệt vời, tuyệt đối, câu trả lời tuyệt vời, tuyệt đối cho tất cả những thắc mắc, những âu lo, những phi lý, những vô lý ở đời. Ngài nói đâu là cái tốt tuyệt vời, tuyệt đối. Lời dạy của Chúa Giêsu là cái tốt tuyệt vời, tuyệt đối và là tiêu chuẩn tuyệt đối cho mọi giá trị nói chung, cho mọi triết thuyết nói riêng.
Nếu chúng ta lấy một hình ảnh giúp hiếu ý tưởng trên đây, chúng ta sẽ nói: các triết gia đi tìm chân lý, cái tốt tuyệt vời, tuyệt đối cho nhân loại, với lý trí, kinh nghiệm của họ, chẳng khác gì như với ánh sáng lập lòe của con đom đóm trong đêm tối. Chúa Giêsu đến, Ngài mang rạng bình minh đến. Ai sẵn sàng mở mắt, mở lòng đón nhận, sẽ gặp, sẽ lãnh cái tốt tuyệt vời, tuyệt đối: Ai chưa sẵn sàng đón nhận, vì lý do này nọ, thì tiếp tục sử dụng ánh sáng đom đóm và không đi tới đâu, có thể chỉ cảm thấy thêm đen tối, lo âu, tuyệt vọng, cô đơn, phi lý, vô lý…
* Sau Thiên Chúa Giáng Sinh:
10. Thánh Augustin (354 – 430) Ta có thể nói tư tưởng của ngài, triết của ngài phát xuất từ kinh nghiệm đời sống bản thân. Trước khi ngài gặp cái tốt tuyệt vời, tuyệt đối, ngài lang thang tìm trong học vấn, trong hùng biện, trong những vinh quang thế trần, trong khoái cảm thể xác. Nhưng ngài chỉ thấy chán nàn, buồn tởm, lo âu. Gặp Thiên Chúa rồi, ngài mới cảm thấy rõ ngài đã gặp được cái tốt tuyệt vời, tuyệt đối. Vì thế, triết lý của ngài có thể tóm tắt trong lời than thở dưới đây: “Lạy Chúa, tâm hồn chúng con xao xuyến mãi đến khi nào chúng con được an vui trong Chúa”.
Thánh Augustin đã đi tiền phong, trước Pascal và những triết gia hiện sinh sau này: Kierkegaard, Jaspers, Gabriel, Marcel, Heidegger, Sartre, Camus…
11. Thánh Thomas d’Aquin (1225 – 1274) là ông Hoàng của các nhà triết, là thần tượng của thần học. Ngài đã thống nhất sự hiểu biết chân lý căn bàn về Thiên Chúa, về con người, kiến thức siêu nhiên và tự nhiên, văn bản chữa phải là tất cả
Ngài lý luận như Aristote để nói cái tốt tuyệt vời, tuyệt đối của con người là gặp chân lý, là chiêm ngưỡng chân lý, và chân lý hiện thân là Thượng Đế, là Thiên Chúa. Nhưng nhờ ánh sáng Tin mưng giúp, ngài nói thêm Thượng Đế chính là Thiên Chúa mặc khải với Chúa Giêsu.
12. Pascal (1623 – 1662) muôn dẫn con người đến cái tốt tuyệt vời, tuyệt đốt. Ông mời chúng ta nghĩ đến thân phận con người, thân phận một cái vực thẳm mâu thuẫn, đầy vinh và đầy nhục, một cây sậy suy tư, mong manh như hơi khói nhưng cao quý hơn vũ trụ bao la, có nguyện vọng ôm ấp được cái tốt tuyệt vời, tuyệt đối. Và chỉ có cái tốt đó mới thỏa mãn được nguyện vọng vô bờ bến của con người. Tuy nhiên cái tốt đó, Pascal nói, chính là Chúa Giêsu, Thiên Chúa nhập thể.
13. Descartes (1596 – 1650) Với Descartes câu hỏi cản bản của triết: cái tốt tuyệt vời, tuyệt đối là gi? – trở nên liên đới chặt chẻ với câu hỏi bố túc: con người có thể biết chắc sự thật không? biết chắc chắn cái gì là tốt tuyệt vời, tuyệt đối không? Vấn đề hiểu biết trở thành vấn đề tiên quyết, rất quan trọng cho triết học. Vấn đề trở thành quyết liệt cho một sô” triết gia như Descartes, như Kant và ngâm ngầm ảnh hưởng tất cả những triết gia sau Descartes và Kant. Vì nếu chúng ta không chắc chắn được về lối hiểu biết của ta, thì cái tốt mà ta cho là tuyệt vời, tuyệt đối, thì cũng không chắc gì. Thành thử con người sẽ phải sống trong hoài nghi và tuyệt vọng.
Vì thê Descartes tìm cách chứng minh cho chắc chắn. Lập luận chứng minh ông cho là chắc chắn tuyệt đối, nằm trong câu nói trứ danh: Tôi suy tưởng, tất nhiên là có tôi (Je pense, donc je suis). Đó là một chân lý không ai chồi cãi được kể cả những người hoài nghi. Vì ngay khi họ hoài nghi họ chứng minh chân lý đó. (Mình phải có đã, rồi mới có thể hoài nghi).
Từ chân lý nền móng này, Descartes chứng minh có linh hồn, và linh hồn là tinh thần sẽ di đến Thượng Đế, Thượng Đế hiện diện trong linh hồn và Thượng Đế là cái tốt tuyệt vời, tuyệt đối. Con người sẽ gặp cái tốt đó bằng tỉnh táo, can trường, làm chủ được tất cả những đam mê gây xáo trộn, mù quáng, ngăn cản không cho thấy chân lý. không cho gặp chân lý.
14. Leibniz (1646 – 1716) cùng quan niệm cái tốt tuyệt vời, tuyệt đối cho con người là Thượng Dế, Thượng Đế đã tạo dựng vũ trụ, vũ trụ thì hoàn hảo vì Thượng Đế là hoàn hảo tuyệt đối và Ngài chỉ có thể tạo dựng cái gì là hoàn hảo. Nếu ờ thọ sinh có khuyết điểm, có những điều dở, điều xấu, điều ác, lý do là vì thọ sinh là tương đôi và con người có tự do.
Vì là tương đối, vì có tự do, con người có thê sa ngã. Nhưng con người cứ theo lương tri, cứ theo tính bản thiện, họ sẽ gặp Thượng Đế.
15. Kant (1724 – 1804) nói cái tốt tuyệt vời, tuyệt đối vẫn là Thiên Chúa, nhưng Thiên Chúa thì chúng ta không thể biết chắc chắn bằng lý trí, bằng chứng minh lý luận như khi chúng ta lý luận trong khoa học thực nghiệm kiểu vật lý học, thiên văn học. Trong phạm vi khoa học thực nghiêm chúng ta thí nghiệm, quan sát được, về đạo đức, về triết, về tôn giáo chúng ta chỉ tin thôi, tin có Thiên Chúa, có linh hồn bất diệt, tin con ngươi có tự do, lòng tin dựa trên Lương Tâm, Nhiệm vụ. Lương tâm, Nhiệm vụ, bắt buộc tuyệt đối, vô điều kiện. Ta phải hoàn tất nhiệm vụ, ta phải tuân theo Lương tâm một cách tuyệt đối, vô điều kiện, không vì một lợi ích ngoại tại nào, không vì mong thưởng, vì sợ phạt. Lương tâm, Nhiệm vụ chứng minh con người có tự do, có linh hồn bất tử, có Thiên Chúa, vì ngoài niềm tin này, chúng ta không thể giải thích được tính cách tuyệt đối, siêu việt của Lương tâm, của Nhiệm vụ. Kant nói đó là ba “định đề” chúng ta phải tin, phải chấp nhận nhưng không phải là những định lý, chân lý khoa học mà chúng ta chứng minh dược.
Nôm na mà nói, Kant bảo: Anh cứ chu toàn Nhiệm vụ vì là Nhiệm vụ thế thôi, rồi anh sẽ đạt tới cái tốt tuyệt vời, tuyệt đối.
Kant viết một câu trứ danh: Hai điều làm tôi thán phục : Bầu trời sao sa trên đầu tôi và Lương Tâm trong lòng tôi.
16. Hégel (1770 – Ỉ831) nói cái tốt tuyệt vời, tuyệt đối là Thượng Đế, là Tuyệt đối. Nhưng Thượng Đế, Tuyệt đối. đây không phải như quan niệm của các triết gia khác, của các tôn giáo, của Thiên Chúa giáo nói riêng. Thượng Đế, Tuyệt đối của Hegel không phải là Đấng hằng hữu, vô thủy vô chung, trọn tốt trọn lành từ thuở đời đời và đến đời đời kiếp kiếp.
Hegel quan niệm Thượng Đế, Tuyệt đối như là sự tiến bộ không ngừng của Lý trí, của Tư tưởng, của Biến chuyến, Tiến bộ từ phút Zêrô đến phút chót, qua thời gian, không gian, qua các biến cố lịch sử theo lôi “biện chứng luận” (dialectique du devenir) nhịp bộ ba: Đề, Phản đề, Hợp đề. “Đề” tự dặt rồi “Đề” tự “Phản dề” kế đó “Đề” và “Phản đề” kết thúc bằng “Hợp dề”. Hợp đề này lại trở nên một Đề mới, rồi lại Phản đề…cứ thế mãi. Để hiểu thêm chúng ta lây một ví dụ nôm na: chẳng hạn nụ là Đề, hoa là Phản đề, nó biến đổi cái nụ, rồi hoa biến đổi ra trái, trái thay thế cái hoa, trái là Hợp đề, nó đã kết hợp với cái nụ và cái hoa. Trái có nhân (Đề), nhân biên đổi ra mầm (Phản đề) mầm lại biến đổi ra cây (Hợp đề). Tất cả những biến đối của vũ trụ, của nhân loại của lịch sử từ giây phút khởi sự đến giây phút chung kết, cũng là “Lý trí”, “Tư tưởng” nhập thể, biến chuyển, tiến hóa qua “biện chứng luận” theo nhịp bộ ba (Đề, Phản dề, Hợp đề) để sau cùng, khi lịch sử chấm dứt, khi thời gian kết thúc, khi “biện chứng luận” đạt mục tiêu, lúc đó Thượng đế, Tuyệt dối được thể hiện, Thượng Đế xuất hiện, Thượng Đế, Tuyệt đối là kết quả của Biến đổi, của Tiến hóa, của Lịch sử, của thời gian.
Con người, mỗi cá nhân và cả nhân loại, cố gắng ý thức lấy cái diễn tiến đó của “Lý trí” của “Tư tưởng” và hòa đồng với cái “Lý trí” đó, cái “Tư tưởng” đó. Con người sẽ đạt tới cái tốt tuyệt vời, tuyệt đối.
Triết Hegel có vẻ trừu tượng nhưng chính triết đó đã đẻ ra thuyết Karl Marx.
17. Karl Marx (1818 – 1883) đồng ý với lập luận của Hegei về sự tiến hóa của lịch sử theo “biện chứng luận” nhịp bộ ba: Đề, Phản đề, Hợp đề, nhưng Karl Marx nói động lực thúc đẩy lịch sử không phải là “Lý trí” và Tư tưởng” như Hegel chủ trương mà là kinh tế, vật chất. Kinh tế, vật chất điều khiển tất cả những biến cố của lịch sử, đã đi từ Tư bản bóc lột thợ thuyền đến tranh đấu của thợ thuyền vô sản. Thợ thuyền vô sản phải tiêu diệt tư bản và cuối cùng sẽ thắng. Như thể không còn ai bóc lột ai nữa, thế giới đại đồng sẽ sống trong bình đẳng, khá giả, vui vẻ. Trái đất sẽ là địa đàng, khỏi phải hy vọng hão huyền một thiên dàng nào khác.
Vật chất, kinh tế là phần chính, là dộng lực đóng vai trò chính và được mệnh danh là “hạ tầng cơ cấu kinh tể” (infrastructure économique) còn tư tường, văn hóa, tất cả những sản phẩm của lý trí như kinh tế học, nghệ thuật, khoa học, triết học, tôn giáo., chỉ là con đẻ của vật chất, của kinh tế. Tuy nhiên nếu vật chất, kinh tế là “Đề”, lý trí, tư tưởng, văn hỏa là “Phản đề”, hai bên Rẽ tranh chấp để đi đến “Hợp đề”. Kinh tế, văn hóa nhờ “biện chứng luận” sẽ đi tới chiến thắng chung kết của giới thợ thuyền vô sàn.
18. Comte (1798 – 1852) nói nhân loại đã tiến hóa qua ba giai đoạn được mệnh danh là “luật tam trạng”: Khởi đầu nhân loại tin tưởng vào thần thánh để giải thích mọi hiện tượng của vũ trụ (giai đoạn thẩn học) như giải thích bênh tật, tai họa thiên nhiên bằng sự đe phạt của thần thánh. Kế đến con người giải thích bằng những sinh lực bí ẩn của sự vật (giai đoạn siêu hình) như họ giải thích nha phiến làm ngủ vì nó có chất làm ngủ. Sau cùng với thời đại khoa học thực nghiệm bằng nhưng định luật dựa trên quan sát, trên thí nghiệm. Theo ông, con người chỉ biết chắc chắn được những đối tượng của khoa học thực nghiệm, và ngoài lãnh vực khoa học, con người không thể biết gì chắc chắn dược về siêu hình, về tôn giáo.
Điều tốt nhất cho con người là thương yêu nhau, con người thương yêu con người, con người thương yêu nhân loại. Ông muôn lập ra “tôn giáo nhân loại” để thay thế các tôn giáo khác, để tôn sùng Nhân loại thay thế tôn sùng Thiên Chúa.
19. Durkheim (1358 – 1917) chịu ảnh hưởng của Comte. Ông quan niệm xã hội đóng vai trò quan trọng hơn là chúng ta tưởng tượng. Xã hội, phần cao quý của xã hội, lương tâm xã hội, ý thức xã hội là cái gì cao siêu, có thật, nó điều khiển con người từ thâm tầm, từ nội tâm, và lương tâm cá nhân chỉ là phản ảnh, là tiếng dội của lương tâm xã hội. Nhờ xã hội, nhờ lương tâm xã hội, nhờ giáo dục của xã hội tư thế hệ này sang thế hệ khác, nhân loại đã tiến hóa văn minh hiện đại và cứ thế tiến mãi. Ngoài xã hội, ngoài ảnh hưởng của xã hội, con người không khác con vật. Và tất cả nhiệm vụ của con người là sống phù hợp với xã hội, sống cho xã hội. Đó là bổn phận, là sứ mạng và cũng là cái gì tốt nhất cho con người. Xưa kia các triết gia nói Thượng đế là cứu cánh, là nguồn gốc của con người. Durkheim nói bây giờ chúng ta lấy xã hội thay thế cho Thượng đế. Xã hội là cứu cánh của con người, là nguồn gốc của con người.
20. Freud (185(5 – 1939) cho con người là do tiềm thức vô thức, điều khiển. Động lực mãnh liệt nhất, kể như duy nhất nó thúc đẩy con người sinh họat. (dưới hình thức này hay hình thức khác, kể cả những sinh hoạt văn hóa, xã hội. tôn giáo, chỉ là cái “libido”, cái “dục”, cái tình dục tìm kiếm những khoái cảm nghĩa hẹp và nghĩa rộng. Nhưng vì ảnh hường xã hội, giáo dục, lễ giáo, tôn giáo, con người phải kiềm chế, phải dồn ép tình dục. Bị kiềm chế, dồn ép, tình dục chìm lặng xuống tiềm thức, vô thức và chờ cơ hội để ngẩng đầu lên, để tìm thỏa mãn, dưới hình thức này nọ, mà ý thức không lưu ý đến hay không lưu ý được. Vì tình dục cũng khôn ngoan xảo quyệt hơn cả ý thức, hơn cả cấm kỵ của xã hội, của giáo dục, của tôn giáo. Nếu không được thỏa mãn cách này hay cách khác, cách nhục hay cách vinh (như khi tình dục được thăng hoa lên tình yêu nhân loại,tình yêu lý tưởng, tình yêu Thiên Chúa), tình dục sẽ gây tai hại trong tâm hồn, tất cả những bệnh tâm thần, những tật khó giải thích đều là do tình dục bị dồn ép gây ra. Có khi nó bùng nổ ra những hành động kỳ quặc không thể giải thích bằng những nguyên do hữu lý. Freud sáng lập “phân tâm học” để khám phá tất cả những bí ẩn trong thâm tâm con người đồng thời cũng để tìm cách giải thích, sửa chữa tất cà những bệnh tâm thần nhờ kỹ thuật phân tâm học.
Theo quan niệm của Freud, dù Freud không nói đen trên trắng, chúng ta đã hiểu đâu là cái tốt tuyệt vời, tuyệt đối của con người, nếu con người muôn tránh những đồn ép, những đau thương, những bệnh tâm thần…
21. Adler (1879 – 1937) môn sinh và cộng sự viên của Freud có quan niệm khác với Freud. Ông cho động lực thúc đẩy con người không phải là tình dục nhưng là ý chí con người muôn vươn mình lên, muôn vượt mọi mặc cảm tự ty, thua kém, để đi đến chiến thắng, đến thành công nhờ nỗ lực khai thác, phát huy tất cả những tài cán sẵn có nơi mình. Vậy cái tốt nhất của con người là hiểu biết những khả năng có thật nơi ta và tìm cách phát huy chúng. Triết thuyết Adler dựa trên ý chí hùng cường ( volonté de Puissance).
22. Jung (1875 -1961) quan niệm khác Freud về vô thức. Ông cho vô thức tập thể của nhân loại được tích lũy từ xa xưa đến nay qua các thế hệ. Tất cả các tập thể, các xã hội, các tôn giáo của nhân loại, đều truyền lại trong ý thức và vô thức của nhân loại, của mỗi cá nhân, của mỗi tập thể lớn bé, những hình ảnh lý tưởng, những mẫu gương lý tưởng, những thần tượng để con người tôn sùng và noi theo, như những mẫu gương các vị hiền triết, các vị anh hùng, các vị thánh nhân.
Vậy cái tốt nhất cho con người là tìm biết mình, biết những gương mẫu lý tưởng được truyền lại trong ý thức và trong vô thức của tập thể, của xã hội để cố gắng noi theo.
23. Bergson (1859 – 1941) sau khi đã suy tư nhiều năm, đã viết nhiều tác phẩm, đã trình bày nhiều biến chuyển của triết ông, Bergson trong tác phẩm cuối cùng Les deux sources di’ la Morale et de la Religion” (Hai nguồn của Đạo đức và Tôn giáo) nói rằng động lực của Đạo đức và Tôn giáo chính là Tiếng gọi hướng thượng của các hiền nhân, quân tử, anh hùng, thánh nhân, của Thiên Chúa (appel du sàge, du héros, du saint, de Dieu) và cái tốt nhất của con người chính là lắng nghe tiếng gọi hướng thượng đó đế vươn mình lên, để thực hiện sứ mạng con người. Sống như thế là sống theo Đạo đức, Tôn giáo mà Bergson gọi là Đạo đức, Tôn giáo “mờ”, ngược lại với Đạo đức, Tôn giáo đóng”, nặng về hình thức, lệ thuộc quá nhiều những áp lực ngoại giới của xã hội, của truyền thống, của thói quen.
24. Kierkegaard (1813 – 1855) người Đan Mạch được coi là vị tiền phong của trào lưu tư tưởng Hiện sinh hiện dại. Ông mở đường cho các triết gia hiện sinh, hữu thần hay vô thần, hữu thần như Jaspers, Gabriel Marcel, vô thần như Heidegger, Sartre, Camus.
Keirkeggaard, sau Pascal, sau thánh Augustin, nhân mạnh khía cạnh đau khổ của con người, của thân phận làm người, sống cô đơn, lo âu, tuyệt vọng, nhưng con người cũng có tự do hoặc để dìm mình trong cái cô đơn, cái lo âu, cái tuyệt vọng đó, hoặc để tìm tự giải thoát và đạt tới cái vui vẻ tuyệt vời, tuyệt đối, nhờ tin tưởng vào Thiên Chúa, như Abraham xưa kia tin tưởng vào Thiên Chúa hơn lúc nào hết khi dẫn đứa con một Isaac, hiến tế trên núi Moria, đứa con duy nhất mà Thiên Chúa đã cho để gây nên một Dân Chúa đông hơn sao trên trời hơn cát dưới biển.
Quan niệm Kierkegaard về điều tốt nhất cho con người chính là sống trong tin tưởng và tình yêu của Thiên Chúa, con người mà Keirkegaard định nghĩa là “Hiện sinh dưới mắt Thiên Chúa” (L’homme est l’existant devant Dieu).
25. Heidegger (1889 – 1970) chỉ mới cho biết một phần tư tưởng của ông sưu tầm về Hữu thể.
Nhưng cái phần tư tưởng đó đã đề cập đến con người, đời sống con người. Theo ông, con người là hiện hữu của cô đơn, của lo âu, của tuyệt vọng, của cái chết. Số phận con người là thế. Nhưng phản ứng của ta là phải thế nào? Là chấp nhận cái số’ phận đó với tất cả cái sáng suốt, cái can trường, cái cam tâm của con người biết suy tư, có trách nhiệm và có tự do, phải lãnh trách nhiệm, lãnh tự do để đổi số mệnh, đổi lo âu, cô đơn, tuyệt vọng ra anh dũng, đổi con người tầm thường ra con người thực thụ (être authentique). Đó là cái tốt nhất cho con người, mặc dầu con người sau cùng cũng phải chết, và cái chết, vì Heidegger không tin có Thiên Chúa, nói lên đời sống, chung quy là vô lý, là phi lý.
26. Nietzsche (1844 – 1900) ảnh hưởng lớn trên những tư tưởng gia, những thế hệ đề cao “bạo lực” và oai hùng, đề cao con người siêu nhân (le surhomme).
Theo ông con người siêu nhân đó phải đạp đổ tất cả những luật lệ của đạo đức cổ truyền, đạo đức thông thường, đạo đức qua truyền thống từ Socrate đến Chúa Giêsu Kitô. Ông nói thứ đạo dức đó chỉ là đạo đức của kẻ hèn yếu, của đàn cừu, của đám nô lệ chỉ biết, tuân lệnh cấp trên, ngoại giới, chỉ biết chịu đựng, của kẻ bạc nhược, không dám vươn mình lên oai hùng siêu nhân. Ông nói phải đi xa hơn, phải lên cao hơn là thiện và ác cố truyền (Pardela de bien et le mal) phải có ý chí hùng cường (Volonté de puissance) phải nghe tiếng gọi lên siêu nhân (Ainsi parlait Zarathoustra) phải mong mỏi một thế hệ “vương bá” thay thế cho thế hệ “nô lệ”. Cái tốt nhất của con người là ở chố đó. Hitler và quốc xã Đức và tất cả những đầu óc già trẻ có chút hào khí nhưng chưa tìm ra Chân Lý đều chịu ảnh hưởng sâu xa của Nietzsche.
Mười năm trước khi chết, ông đã mất trí khôn và không bao giờ tỉnh lại.
27. Sartre (1905 – 1980) quan niệm hiện sinh của Sartre đã được phổ biến rất nhiều. Ông coi đời sống là nôn mửa, là phi lý, tha nhân là hỏa ngục. Ông chịu ảnh hưởng sâu rộng của Heidegger.
Tuy vậy con người vẫn có tự do, sẽ lãnh tất cả tự do của mình trong sáng suốt, trong lo âu để chấp nhận thấy cả những trách nhiệm của con người, của định mệnh, để tự tạo, tự thể hiền.
28. Camus (1919 – I960) cũng cho đời là phi lý, đầy đau thương, đầy vô lý. Nhưng con người phải chỗi dậy, phải phản kháng lại số mệnh, phải sống anh dũng, phải lãnh tất cả trách nhiệm của con người, phải giúp tha nhân, phải xây lại một thế giới huynh đệ hơn, tốt đẹp hơn.
29. Jaspers (1889 – 1967) nói con người là hiện sinh có giới hạn, có cao vọng muôn hiểu biết tất cả bí ẩn của con người, của định mệnh con người, nhưng không thể nào hiểu biết tất cả được. Tuy vậy con người vẫn phải đi tới giới hạn cuối cùng của mình là đau khổ, là cái chết. Nhưng cũng chính đó là cái thất bại cuối cùng của con người. Điều kỳ diệu là cái thất bại nầy, nếu sử dụng tốt đẹp có thề trở nên thành công tuyệt hảo. Nhờ cái thất bại đó, con người gặp được Thiên Chúa, mà Thiên Chúa là cái tốt tuyệt vời, tuyệt đối cho con người. Và tất cả mọi thử thách của cuộc đời đều là những “Mật mã”, những “ẩn sổ” giúp con người tìm ý nghĩa siêu việt của chúng và chung quy sẽ giúp con người gặp Thiên Chúa.
30. Gabriel Marcel (1889 – 1971) nhận xét con người vừa là kiếp trăm năm trong cõi, đau khổ, mong manh, vừa là khả năng đi tới hy vọng, tới vui vẻ nếu mình trung thành với tha nhân, với tiếng gọi hướng thượng, nếu mình tin tưởng vào Thiên Chúa, Thiên Chúa là hiện thân của tình yêu, của an vui.
Vài nét sơ qua trên đây giúp chúng ta có chút quan niệm về trào lưu tư tưởng hiện sinh hữu thần (với Kierkegard, Jaspers, Gabriel Marcel) vô thần (với Heidegger, Sartre, Camus). Thuyết hiện sinh nhấn mạnh khía cạnh con người cụ thể với tất cả những đau đớn lòng, những khát vọng đạt đến cái tốt tuyệt vời, tuyệt đối. Hiện sinh vô thần không chấp nhận cái tuyệt vời, tuyệt đối của con người vì không tin có Thiên Chúa. Họ chỉ lo chu toàn sứ mạng làm kiếp phù du của thế trần và sẽ chết trong tuyệt vọng, trong phi lý. Hiện sinh hữu thần vượt được lo âu, tuyệt vọng, cô đơn và vui vẻ hy vọng trong niềm tin tưởng nơi Thiên Chúa.
31. J. Maritain (1882 – 197g) triết gia theo tư tưởng thánh Thomas d’Aquin nhưng đồng thời đón nhận tất cả những tiến bộ từ thánh Thomas đến nay, qua những phong trào tư tưởng Descartes, Kant, Hegel, Comte, Bergồn, Heidegger, Sartre, Husserl… Một triết gia nối nghiệp Thomas d’Aquin đã nói tiếng nói của triết trường tồn (philosophie pérenne) cho hôm nay. Maritain không những giúp hiểu Thomas d’Aquin, giúp hiểu triết trường tổn mà nhờ đó, giúp hiểu và đánh giá tất cả những triết thuyết khác, cũ và mới, hôm nay và ngày mai. Sâu sắc, sống động, tinh tế, chặt chẽ như Pascal, văn hào tuyệt hảo và triết gia thiên tài, ông giúp gặp cái tốt tuyệt vời, tuyệt đối.
32. J. Guitton (1901 – 199..) triết gia và văn hào theo truyền thông Platon, Augustin, Newman. Ngoài những tác phẩm chuyên môn, ông viết cho những độc giả “có văn hóa” mà không chuyên môn. Thâm thúy, dịu dàng, Guitton viết như nói chuyện và để nói chuyện, không có vẻ cao kỳ, không muốn gây nhức óc cho độc giả, tuy vậy ông vẫn làm độc giá suy nghĩ, mang chút tư tưởng mới mẻ bổ ích cho tinh thần. Lối viết thấm thìa, súc tích, thâm thúy, trong suốt rất thích nghi với tâm lý hôm nay. Độc giả cảm thấy khá rõ đâu là cái tốt tuyệt vời, tuyệt đối cho con người: Thiên Chúa, Chúa Giêsu Kitô.
33. Teilhard de Chardin (1881 – 1955) đem lại cho thế giới tư tưởng một chân trời mới, một cái nhìn bao quát mới về vũ trụ, về con người, và phần nào về tôn giáo. Ông vừa phân biệt vừa thông nhất một cách khoa học, thiên nhiên và siêu nhiên. Ông dựa trên định luật tiến hóa đi từ những vật thấp kém, nhỏ bé nhất đến vũ trụ bao la, đến con người hiện hữu, đến con người siêu nhân, con người siêu nhiên, vươn lên mãi đến tuyệt đỉnh OMEGA, Chúa Ki tô, Chúa Kitô là lý tưởng, vừa là tuyệt đỉnh của muôn vật. Tuy nhiên con người vẫn có trách nhiệm bản thân và sứ mạng tiến đến điểm OMEGA đó. Con người gặp được cái tốt tuyệt vời, tuyệt đối ở điểm OMEGA.
Tôi kết thúc danh sách rút ngắn các triết gia, các tư tường gia trên đây với hai tác giả có thể tượng trưng cho hai gia đình tinh thần khác nhau, một bên dồn mình vào ngu bí, một bên đi đến chân lý con người mong mỏi. Tác giả thứ nhất là Gide, tác giả thứ hai là Newman.
34. Gide (1869 – 1951) hiến cho những ai chỉ muốn sống thế trần và không màng đến bên kia thế trần, một lý tưởng hấp dẫn, mê ly. Lý tưởng đó thỏa mãn tất cả những xu hướng của con người thế trần: tự do, tỉnh táo, trách nhiệm đôi với mình, không phải để hy sinh cho kẻ khác dể thụ hưởng tất cả thú vui ở đời, thú vui thể xác, thú vui văn hóa, thú vui hưởng tự do tuyệt đối, không lệ thuộc vào một bó buộc nào, nhất là bó buộc của đạo đức, của Trời, của Thiên Chúa. Con người sẵn sàng hưởng mọi lạc thú nhất là lạc thú chốc lát, ông nói: đừng phân tách Thiên Chúa ra khỏi giây phút hiện tại. Thú vui hiện tại là Thiên Chúa, là thiên đàng. Gide chỉ chuộng món ăn thế trần (Les nour-itures terrestres), chỉ bắt chước đứa con hoang đàng trong đời sống hoang đàng. Ông không chịu trở về nhà Cha.
35. Newman (1801 – 1890) thoạt khởi là một vị mục sư tồt thánh thiện của Tin lành Anh giáo, chỉ mến yêu chân lý, luôn luôn chỉ muốn trung thành với chân lý và sẵn sàng hy sinh tất cả để trung thành với chân lý: địa vị, tiếng tâm, áp lực bên bạn, bên thù. Sau đó, ông từ giả Anh Giáo và gia nhập Giáo Hội La Mã lúc 45 tuổi, hy sinh tất cả để trung thành với chân lý đã xuất hiện sau hàng chục năm học hỏi, tìm tòi, thử thách mọi thứ. Nhưng khi thây chân lý chắc chắn 100% ông không do dự, ông chọn đứt chân lý. Newman sống với chân lý và sẽ chết trong chân lý vào tuổi 90. Ông đã thuật lại cuộc hành trình từ sai lầm đến chân lý trong nhiều tác phẩm tuyệt diệu, nhất là trong kiệt tác “APOLGGlA’. Tác giả dược liệt vào hạng thiên tài của Anh quốc, của Giáo Hội Công giáo và còn chiếu sáng cho thời hậu Vatican II.
Discussion about this post