Gần đây, tràn lan trên mạng về hình ảnh các thừa tác viên có chức thánh mặc áo dài khăn đóng cổ truyền dâng lễ. Có 2 luồng ý kiến trái chiều về vấn đề này. Đúng, sai thế nào xin đọc Huấn thị “Bí Tích Cứu Độ” sẽ rõ. Tuy nhiên, cũng cần biết huấn thị này rất rõ ràng, nên những ai có phận vụ phải để ý để tránh sai phạm.
Huấn Thị “Bí Tích Cứu Độ”:
Điều 126. Phải dứt khoát bài trừ lạm dụng sau đây, trái ngược với những quy định của các sách phụng vụ : dù chỉ có một người tham dự, các thừa tác viên có chức thánh không được phép cử hành Thánh Lễ mà không mặc lễ phục phụng vụ, hay chỉ mang dây stola trên áo thụng của tu viện, hay trên áo tu sĩ thường, hay nữa trên áo thường.
[216] Các Đấng Bản Quyền phải sửa chữa trong thời gian ngắn nhất những lạm dụng này, và các ngài phải theo dõi cung cấp cho tất cả các nhà thờ và các nhà nguyện thuộc quyền tài phán của mình, một số lễ phục phụng vụ, may đúng quy tắc.
GIẢI ĐÁP TRÊN TRANG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VN
Phẩm phục phụng vụ: Theo QCSL 342, tại Việt Nam, đang khi còn cần phải nghiên cứu về lễ phục phụng vụ sao cho hợp với truyền thống dân tộc, trong khi cử hành Thánh lễ, không được sử dụng những lễ phục chưa được Hội đồng Giám mục chuẩn nhận và Toà Thánh châu phê. Vì vậy, trong dịp Tết, các tư tế không nên tự tiện sử dụng các loại áo tụng/ áo dài khăn đống… mà nên mặc phẩm phục được quy định cho những ngày lễ này là màu trắng hoặc mặc lễ phục màu vàng vốn được coi là lễ phục long trọng tại Việt Nam vì là màu vương giả quý phái (QCSL 346g, 390).
QCSL: Quy chế Sách Lễ…
https://hdgmvietnam.com/chi-tiet/hoi-dap-ve-thanh-le-trong-dip-tet-nguyen-dan-41422?fbclid=IwAR36whpyNXMWYaGF9wdCNE-YuMkwO8TLtaruX6TFZnKdQsSUotucVyTD7A0
Discussion about this post