• Trang chủ
  • Suy niệm
  • Học hỏi Thánh Kinh
  • Đức Mẹ – Chư thánh
  • Thơ Suy Niệm TM
  • Tản mạn
  • Liên Hệ
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Suy niệm
  • Học hỏi Thánh Kinh
  • Đức Mẹ – Chư thánh
  • Thơ Suy Niệm TM
  • Tản mạn
  • Liên Hệ
No Result
View All Result
No Result
View All Result
Home Suy Niệm

Suy niệm Tin Mừng THỨ SÁU TUẦN IX THƯỜNG NIÊN: Mc 12,35-37

Suy niệm: HIỀN LÂM. Tải lên: THÙY DƯƠNG

Lm. Pet. Nguyễn Hữu Đào (Hiền Lâm) by Lm. Pet. Nguyễn Hữu Đào (Hiền Lâm)
08/06/2023
in Suy Niệm
0
449
SHARES
1.3k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

THỨ SÁU TUẦN IX THƯỜNG NIÊN

 

I. ĐỌC TIN MỪNG: Mc 12,35-37

Khi giảng dạy trong Đền Thờ, Đức Giê-su lên tiếng hỏi: “Sao các Kinh sư lại nói Đấng Ki-tô là con vua Đa-vít? Chính vua Đa-vít được Thánh Thần soi sáng đã nói: Đức Chúa phán cùng Chúa Thượng tôi: bên hữu Cha đây, Con lên ngự trị, để rồi bao địch thù, Cha sẽ đặt dưới chân Con.

Chính vua Đa-vít gọi Đấng Ki-tô là Chúa Thượng, thì Đấng Ki-tô lại là con vua ấy thế nào được? ” Đám người đông đảo nghe Đức Giê-su cách thích thú.

 

II. SUY NIỆM

Bối cảnh của bài Tin Mừng hôm nay, có lẽ là bài giảng của Chúa Giê-su trong đền thờ, sau khi dân Do-thái vừa hát thánh vịnh 109 (110), thánh vịnh về sự phong vương:

“Sấm ngôn của ĐỨC CHÚA

ngỏ cùng Chúa Thượng tôi:

Bên hữu Cha đây, Con lên ngự trị,

để rồi bao địch thù, Cha sẽ đặt làm bệ dưới chân con…”

Thật vậy, nhân dịp này, Chúa Giê-su muốn đặt vấn đề về niềm tin vào Đấng Messia mà dân Do-thái mong đợi, sự thật về Đấng ấy không chỉ là một con người thuộc dòng dõi Đa-vít, mà còn có nguồn gốc thần linh, là Đức Chúa.

Đây là đoạn Tin Mừng làm cốt lõi cho những suy tư thần học trong những thế kỷ đầu, về Chúa Giê-su có hai bản tính trong một ngôi vị.

 

1. Chúa Giê-su là con vua Đa-vít.

Khi nói con vua Đa-vít, chúng ta cần phân biệt ý nghĩa Thánh Kinh, có ít nhất ba cách hiểu: Con ruột (Salomon con Đa-vít…), con nuôi (Môi-sê con của công chúa…), con cháu (thuộc dòng tộc) và con theo tính cách đặc biệt (Gio-an và Gia-cô-bê “con của sấm sét”, Barnaba “con sự an ủi…”). Niềm tin của người Do-thái vào Đấng Messia là con vua Đa-vít đương nhiên là theo nghĩa thứ ba (con thuộc dòng dõi).

Hình ảnh Đa-vít, vị vua lý tưởng, đã đi vào lòng dân tộc Do-thái cộng thêm với lời các ngôn sứ khiến cho họ vẫn mong đợi một Đấng Cứu Thế xuất thân từ dòng tộc Đa-vít. Chính vì người Do-thái chỉ dừng lại ở nguồn gốc nhân loại của Đấng Ki-tô, nên họ chỉ lo tìm kiếm những gì mà Luật và các ngôn sứ nói Đấng Ki-tô đến từ dòng tộc Đa-vít, đồng thời từ sự mong đợi đó, họ quan niệm về một Đấng Ki-tô phải là vua kế vị Đa-vít, đánh đông dẹp bắc, lên ngôi hiển trị và nâng tầm quốc gia họ lên vị thế cường quốc. Như thế, khi đi tìm một Đấng Ki-tô theo ý họ, thì cũng đồng thời tìm kiếm những lời Thánh Kinh nói có lợi và phù hợp với quan niệm của họ, và vì vậy mà bỏ quên những điều khác Thánh Kinh nói về Đấng Ki-tô, làm sai lệch niềm tin về một Đấng Ki-tô đích thực.

Không hơn người Do-thái xưa, ít nhiều chúng ta cũng từng tìm kiếm một Chúa Giê-su Ki-tô theo sở thích của mình, một Thiên Chúa đầy tính nhân loại thỏa mãn ước vọng của chúng ta. Từ đó chúng ta chỉ lo cho cái phần thể xác mà quên đi phần linh hồn là phần chia sẻ bản tính Thiên Chúa nơi mình.

 

2. Đức Ki-tô là Chúa Thượng.

Chúa Giê-su không muốn dân Do-thái cứ sai lạc mãi trong quan niệm trần thế, là chỉ lo tìm kiếm một Đấng Ki-tô theo nhân tính dựa theo những điều tiên báo trong Sách Thánh về Đấng Ki-tô thuộc dòng tộc Đa-vít, Người dùng đến lời Sách Thánh trong Thánh Vịnh 110 của chính lời từ miệng vua Đa-vít phát ra, để chứng minh Đấng Ki-tô có nguồn gốc thiên tính. Đấng Ki-tô được sinh ra từ dòng tộc Đa-vít, nhưng Người là Con Thiên Chúa có từ đời đời.

Chúa Giê-su không phủ nhận mình thuộc dòng tộc vua Đa-vít, nhưng Người muốn cho dân chúng tiến xa hơn trong mầu nhiệm Nhập Thể: Con Một Thiên Chúa đã xuống trần gian mặc lấy thân phận con người trong dòng tộc vua Đa-vít.

Mầu nhiệm Đấng Ki-tô vừa là Chúa lại vừa là người thật không dễ gì lãnh hội được, không riêng gì người Do-thái, mà ngay trong con cái Giáo hội Công giáo ở những thể kỷ đầu đã trở thành lạc giáo vì tín điều “một ngôi vị trong hai bản tính”. Vì thế, cần phải có một “cặp mắt” như Đa-vít, cặp mắt của đức tin được Thánh Thần chiếu rọi để nhận ra Đấng Ki-tô đích thực.

Danh xưng Chúa Giê-su Ki-tô mà Giáo hội Công giáo bắt đầu từ thời các tông đồ sử dụng, tự nó tuyên xưng một Thiên Chúa trong nhân tính Giê-su và thiên tính Ki-tô. Chúa Giê-su Ki-tô là Ngôi Hai Thiên Chúa từ đời đời, đã nhập thể và sinh ra trong dòng tộc Đa-vít, để nhờ cuộc Tử Nạn và Phục Sinh, Người làm cho bản tính nhân loại được thần hóa thông dự vào thiên tính của Người.

 

Lạy Chúa, xin cho chúng con biết tìm kiếm và tôn thờ một Chúa Giê-su Ki-tô đích thực, là một Thiên Chúa đã làm người mà cứu chuộc chúng con, để đang khi lo tìm kiếm những của nuôi thân xác thì cũng lo bồi bổ cho linh hồn, hầu mai ngày, chúng con được hưởng trọn vẹn niềm vui phục sinh với Chúa, khi Chúa cho thân xác loài người được sống lại trong ngày sau hết. Amen

 

Hiền Lâm

 

Previous Post

Suy niệm Tin Mừng THỨ NĂM TUẦN IX THƯỜNG NIÊN: Mc 12,28b-34

Next Post

Suy niệm Tin Mừng THỨ BẢY TUẦN IX THƯỜNG NIÊN: Mc 12,38-44

Lm. Pet. Nguyễn Hữu Đào (Hiền Lâm)

Lm. Pet. Nguyễn Hữu Đào (Hiền Lâm)

Hãy dùng truyền thông để làm cho Niềm Vui Tin Mừng Chúa Ki-tô lan tỏa đến cho mọi người thời đại hôm nay (Hiền Lâm).

Related Posts

Suy Niệm

Thơ ĐỌC và CẦU NGUYỆN theo TIN MỪNG. Hiền Lâm

18/01/2025
Suy Niệm

Thơ suy niệm Tin Mừng: Lm. Ant. Hoàng Trung Hoa

05/01/2025
Catholic symbols composition. The Cross, monstrance,  Holy Bible and golden chalice on blue bokeh background.
NỔI BẬT - THỜI SỰ

Bản văn THÁNH LỄ và SUY NIỆM MỖI NGÀY (automatic)

14/06/2025
NỔI BẬT - THỜI SỰ

Trọn bộ 600 bài SUY NIỆM TIN MỪNG. Hiền Lâm

01/01/2025
Suy Niệm

Trọn bộ 305 BÀI SUY NIỆM MÙA THƯỜNG NIÊN

12/01/2023
Suy Niệm

Trọn bộ 120 BÀI SUY NIỆM MÙA CHAY và PHỤC SINH

26/11/2022
Next Post

Suy niệm Tin Mừng THỨ BẢY TUẦN IX THƯỜNG NIÊN: Mc 12,38-44

Discussion about this post

  • Trending
  • Comments
  • Latest

Trọn bộ 600 bài SUY NIỆM TIN MỪNG. Hiền Lâm

01/01/2025

GIÁO TRÌNH PHỤNG VỤ CĂN BẢN

19/05/2019

SƯ PHẠM GIÁO LÝ (căn bản)

14/06/2019

Trọn bộ 305 BÀI SUY NIỆM MÙA THƯỜNG NIÊN

12/01/2023

Suy niệm Tin Mừng CHÚA NHẬT XXII THƯỜNG NIÊN, NĂM A.B.C

Suy niệm Tin Mừng CHÚA NHẬT LỄ HIỂN LINH: Mt 2,1-12

Suy niệm Tin Mừng THỨ NĂM TUẦN VI THƯỜNG NIÊN: Mc 8,27-33

Suy niệm Tin Mừng CHÚA NHẬT VII THƯỜNG NIÊN, năm A.B.C

VẤN ĐỀ TRUYỀN GIÁO – LÀM SAO CHO DÂN TỰ TÌM ĐẾN CHÚA?

29/10/2024

Thơ ĐỌC và CẦU NGUYỆN theo TIN MỪNG mỗi ngày. MÙA THƯỜNG NIÊN. Hiền Lâm

14/06/2025

MÂN CÔI – MAI KHÔI – MÔI KHÔI – VĂN CÔI

17/10/2024

Thơ ĐỌC và CẦU NGUYỆN theo TIN MỪNG. Hiền Lâm

18/01/2025

Bài viết gần đây

VẤN ĐỀ TRUYỀN GIÁO – LÀM SAO CHO DÂN TỰ TÌM ĐẾN CHÚA?

29/10/2024

Thơ ĐỌC và CẦU NGUYỆN theo TIN MỪNG mỗi ngày. MÙA THƯỜNG NIÊN. Hiền Lâm

14/06/2025

MÂN CÔI – MAI KHÔI – MÔI KHÔI – VĂN CÔI

17/10/2024

Thơ ĐỌC và CẦU NGUYỆN theo TIN MỪNG. Hiền Lâm

18/01/2025
Tin Mừng. TV

Facebook: facebook.com/peter.dao.3557
Fanpage: facebook.com/hienthulamhoatinh
Email: anhdao803184@gmail.com
Địa chỉ: Lm. Pet. Nguyễn Hữu Đào (Hiền Lâm)

Follow Us

Bài viết gần đây

VẤN ĐỀ TRUYỀN GIÁO – LÀM SAO CHO DÂN TỰ TÌM ĐẾN CHÚA?

29/10/2024

Thơ ĐỌC và CẦU NGUYỆN theo TIN MỪNG mỗi ngày. MÙA THƯỜNG NIÊN. Hiền Lâm

14/06/2025

Thống kê truy cập

1288359
Visit Today : 61
Visit Yesterday : 576
This Month : 10715
This Year : 132437
Who's Online : 4
  • Trang chủ
  • Suy niệm
  • Học hỏi Thánh Kinh
  • Đức Mẹ – Chư thánh
  • Thơ Suy Niệm TM
  • Tản mạn
  • Liên Hệ

TinMung.Tv.Com Copyright © 2019. All Rights Reserved

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Suy niệm
  • Học hỏi Thánh Kinh
  • Đức Mẹ – Chư thánh
  • Thơ Suy Niệm TM
  • Tản mạn
  • Liên Hệ

TinMung.Tv.Com Copyright © 2019. All Rights Reserved