ĐẾ QUỐC LAMÃ THỜI PHAOLÔ
1. Chính trị
- Từ 750 – 500 tcn: chế độ quân chủ.
- Từ 500 – 27 tcn: chế độ cộng hòa.
- Từ 27 tcn – 476 scn, đế quốc Rôma thống trị thế giới. Octave, cháu và là con nuôi của César, lên ngôi hoàng đế với biệt danh Augustus. Ông đã thành công trong việc nắm gọn trong tay mọi quyền bính chính trị, quân sự và tôn giáo, điều mà trước đây César (44 trước công nguyên) không làm được.
Triều đại Augustus kéo dài từ năm 27 tcn đến năm 14 scn. Cuộc đời và hoạt động của thánh Phaolô (5?– 67) đã diễn ra trong thời gian dưới triều Augustus và 4 vua kế tiếp: Tiberiô 14-37; Caligula 37-41; Claude 41-54; Nêrô 54-68.
Dưới thời Augustus, đế quốc Rôma thống lĩnh toàn bộ Địa trung hải: Phía Bắc xác định bởi Atlantique, Manche, Biển Nam, Rhin và Danube. Phía Nam là những vùng sa mạc và Mauritaine. Phía Đông từ biển Đỏ đến biển Đen.
2. Hành chính
Rôma biến các nước thành chư hầu, đặt viên tổng trấn Lamã đứng đầu. Những nước lân bang trực thuộc quyền hoàng đế, có quan khâm sai đại diện. Kilikia, quê hương Phaolô, lúc ấy được sát nhập vào tỉnh Syria, được quyền tự trị, điều hành bởi hội đồng địa phương do các công dân và những bậc vị vọng bầu ra. Palestine cũng trở thành một tỉnh của Syria. Hoàng đế phái đến những vị đại sứ, đóng quân tại Cêsarê (khoảng 5000 binh lính), phối hợp với đại hội đồng Do thái (Sanhédrin) điều hành Palestine.
Để dễ điều hành và tránh những cuộc nổi dậy bạo loạn, Lamã đặt quân đội kiểm soát tại mỗi tỉnh thành. Từ thời Augustus, đội quân này chia thành 25 cơ binh, mỗi cơ binh gồm 6000 lính. Cơ binh chia thành nhiều đại đội được gồm phần lớn là những cựu chiến binh về hưu. Mọi bạo loạn đều bị tiêu diệt ngay từ khi mới manh nha.
Đế quốc Lamã thiết lập quy mô việc giao thông trên bộ và dưới thủy. Tàu thuyền chạy bằng buồm hay chèo dựa vào sức gió.
Sự thống nhất trong toàn đế quốc trên các lãnh vực chính trị, hành chính và quân đội là kết quả của phong trào Hy hóa hơn ba thế kỷ qua từ những cuộc viễn chinh đại thắng của Alexandre đại đế. Quả vậy, những chiến thắng lẫy lừng của Alexandre và các tướng lãnh đã du nhập vào các nước thất trận ngôn ngữ, nền văn hóa và những tập quán Hy lạp dần tạo nên sự thống nhất ngày càng lan rộng trong toàn thể đế quốc nhờ vào việc thương mại hoặc giao lưu văn hóa. Phong trào Hy hóa trên toàn lãnh thổ đế quốc bắt đầu từ thế kỷ III tcn, gây nên nhiều cuộc bách hại đẩm máu.
Trên toàn đế quốc, người ta dễ dàng phân biệt nhiều giai cấp xã hội. Trước hết là giai cấp ưu tiên gồm những người giàu có với nhiều bất động sản. Họ nắm trong tay nhiều đặc quyền đặc lợi vì có công nuôi sống và phát triển đất nước. Sau đó là giai cấp trung lưu, gồm những người nông dân, thư thủ công, nhưng viên chức nhỏ … Họ sống tùy thuộc vào hạng giàu có. Đa phần thuộc giai cấp nghèo sống lây lất qua ngày, luôn bị đe dọa mất quyền tự do; và cuối cùng là thế giới những người nô lệ.
3. Tôn giáo
Việc tôn giáo rất phức tạp; có thể nói tôn giáo tại Lamã là tạp giáo với những việc tế tự truyền thống, tế tự địa phương, gia đình, quốc gia. Thêm vào đó là việc tôn thư các vị thần du nhập từ các nước ngoài: Ai cập (Isis), Syrie (Atargatis, Adonis), Phrygie (Cybèle và Attis), Iran (Mithra). Bên cạnh là đủ loại triết lý với những quan niệm tôn giáo khác biệt. Tại Lamã, các năng lực thiên nhiên, các giá trị luân lý và tôn giáo đều được thần thánh hóa và được tôn vinh là thần ( cf. Cv17); đặc biệt thần ánh sáng, thần sắc đẹp dưới các tên Jupiter, Zeus,Venus, Aphodite, Astartê. Người ta cũng tôn thư các vị anh hùng như bậc thần thánh và lập đền miếu tại các địa phương.
Từ lâu, dân Rôma vẫn có tập tục tôn lên hàng thần thánh các vị hoàng đế. Nhưng họ chỉ làm việc này sau khi hoàng đế băng hà. Dần về sau, họ tôn lên bậc thần ngay khi hoàng đế còn trị vì qua nghi lễ đăng quang. Domitien tự xưng mình là Chúa. Trong đời sống, việc thư hoàng đế là tiêu chuẩn và dấu chỉ của một công dân tốt; từ đó, mới được sống cuộc sống bình thường và có điều kiện tiến thân trong xã hội. Đây chính là cái khó khăn nhức nhối của các Kitô hữu: hoặc được sống bình thường như mọi người bằng việc thư hoàng đế, hoặc khước từ và như thế biến thành tội phạm và dẫn đến bách hại. Do thái được hoàng đế César tha phép khỏi thư thần hoàng đế và chấp thuận tôn giáo của Israel là “religio licita”. Tuy nhiên, Israel và sau đó là Kitô giáo đã từng trải qua biết bao cuộc bách hại thảm khốc.
Ngoài điều chính yếu là không Do thái hóa người ngoại trở lại bằng cắt bì, Công vụ nói lên 4 đòi hỏi tối thiểu để tạo nên cuộc sống hài hòa giữa Kitô hữu gốc Do thái và gốc ngoại (Cv 15, 20-21. 28-29; 21,25). Đó là: kiêng những thức ăn ô uế vì đã cúng cho ngẫu tượng (không dùng bữa chung với người ngoại); tránh gian dâm (Lv 18, 6-18); kiêng ăn thịt loài vật không cắt tiết; kiêng ăn tiết. Luca nói rõ là Phaolô và các bạn đồng hành truyền đạt cẩn thận các huấn lệnh này trong những thành mà các ngài đi qua (Cv 16,4). Thế nhưng, ta không gặp thấy nơi nào trong các thơ Phaolô đề cập đến các giáo huấn tương tự. Trong 1Cr 8-10, Phaolô nói đến việc ăn của cúng và những bữa cơm trong các đền thờ ngoại, nhưng không nói gì đến quyết định trên của Công đồng; bởi chưng với tư cách Tông đồ, Ngài có đủ uy tín để dạy dỗ và huấn thị các cộng đoàn. Vậy quyết định này xuất phát từ đâu? Chắc chắn phải từ một nguồn chính thức: đó chính là Giêrusalem dưới sự hướng dẫn của Giacôbê.
Một điều đáng lưu ý nữa, đó là: Hội thánh Antiochia cử Phaolô và Banaba lên Giêrusalem gặp các Tông đồ và kỳ mục để bàn về cuộc tranh luận khá gay go về cắt bì (Cv 15,1-2); thế nhưng trong Công đồng không hề thấy Phaolô lên tiếng, chính Phêrô giải quyết vấn đề và sau đó Giacôbê kết luận với một quyết định bốn đòi hỏi. Sau đó các Tông đồ chọn Giuđa và Sila đi theo Phaolô và Barnaba về Antiokia đem theo bức thơ quyết định của Công đồng.
Vấn nạn
Khi tìm hiểu các thư của thánh Phaolô, chúng ta biết chắc chắn thư thứ I gửi giáo đoàn Thêxalônica đã được chính tay thánh nhân viết ra hồi năm 51, với mục đích củng cố lòng tin của các tín hữu, đồng thời bổ túc một số điểm giáo lý quan trọng, mà thánh nhân chưa kịp giảng dậy cho họ. Bức thư này đã là một trong các tài liệu cổ xưa nhất của Tân Ước và chứa đựng một số đề tài thần học sẽ được khai triển rộng rãi hơn sau này: chẳng hạn như lòng tin trao ban ơn cứu độ, số phận của những người đã chết, thái độ kitô hữu phải có trong khi đợi chờ Chúa đến và bí quyết xây dựng cộng đoàn.
Nhưng khi nghiên cứu thư thứ II gửi giáo đoàn Thêxalônica, chúng ta nhận ra một số vấn nạn khó giải quyết. Trước hết là văn bản khải huyền nói về thời cánh chung trong chương 2,1-12. Làm sao giải thích được các yếu tố khải huyền trong văn bản nòng cốt này của thư, đặc biệt là gương mặt của tên phản kitô và thực tại bí nhiệm hiện đang ngăn cản sức đánh phá và tung hoành ma quái của sự dữ? Tuy nhiên, vấn nạn lớn nhất vẫn là nghi vấn sau đây: có thật thánh Phaolô là tác giả thư thứ II gửi giáo đoàn Thêxalônica không? Nghi vấn này nảy sinh khi chúng ta so sánh nội dung cũng như kiểu cách dùng từ ngữ và hành văn của hai bức thư. Tuy từ ngữ và pháp cú có giống thư thứ I, nhưng xem ra thứ thứ II thuộc một thế giới khác, bởi vì tựa đề của thư “gửi cho giáo đoàn Thêxalônica” không đủ mạnh để có thể bảo đảm cho tính chất đích thực của nó và xóa bỏ mọi nghi vấn. Thật khó có thể nhận ra trong thư thứ II gương mặt của tín hữu giáo đoàn Thêxalônica như trình bầy trong thư thứ I. Các liên hệ giữa thánh Phaolô với tín hữu Thêxalônica như trình bầy trong thư thứ I là các liên hệ nồng ấm và rất riêng tư.
Vấn nạn liên quan tới tính chất đích thực của thư thứ II gửi giáo đoàn Thêxalônica còn kéo theo một vấn nạn khác không kém phần quan trọng: đó là thời gian sáng tác. Nếu thư thứ II thực sự do thánh Phaolô viết ra, thì chúng ta có thể xác định thời gian sáng tác là ít lâu sau khi thánh nhân viết bức thư thứ I, tức cũng vào khoảng năm 51. Nhưng nếu nó không do thánh Phaolô viết, mà là tác phẩm vô danh được gán cho thánh nhân, thì thời gian sáng tác phải muộn hơn nhiều, nghĩa là sau khi Phaolô qua đời. Chỉ khi đó soạn giả vô danh mới gán bức thư cho thánh nhân, chứ trong khi Phaolô còn sống, chuyện mạo thư này chắc chắn khó có thể xảy ra.
Tất cả các vấn nạn vừa nêu trên đây, trong nghĩa thuận hay nghĩa nghịch, đều có tầm mức quan trọng đối với việc chú giải thư thứ II gửi giáo đoàn Thêxalônica. Ngoài ra các lý chứng được giới học giả của cả hai phe thuận và nghịch nêu ra, đều không có tính cách định đoạt đối với ý kiến truyền thống cho rằng thánh Phaolô là tác giả thư thứ II gửi tín hữu Thêxalônica, cũng như đối với lập trường của nhiều học giả ngày nay không chấp nhận ý kiến truyền thống này. Vì thế nên cho tới nay vấn đề vẫn chưa có giải pháp thỏa đáng.
Thật thế, nếu so sánh hai bức thư chúng ta nhận ra ngay một số khác biệt quan trọng và ý nghĩa. Trước tiên là giọng văn. Giọng văn thư thứ II gửi tín hữu Thêxalônica không vồn vã, nồng ấm và yêu dấu như giọng văn thư thứ I. Mặc dầu không thiếu các kiểu gọi thân tình như “anh chị em”, được lập đi lập lại nhiều lần trong thư, người ta vẫn nhận ra tính cách lạnh lùng và không ngôi vị của giọng văn. Chúng ta không gặp được đoạn văn nào thổ lộ tâm tình lai láng hay diễn tả tâm sự của Phaolô như trong thư thứ I. Dĩ nhiên, Phaolô cũng lo lắng vì các tình trạng sống sai đường lạc lối của các tín hữu Thêxalônica đấy, nhưng trong thư thứ II chúng ta tuyệt nhiên không nhận ra nỗi khắc khoải, âu lo, sợ hãi của thánh Phaolô đối với số phận của tín hữu. Cái lo lắng ở đây là thứ lo lắng xa xa của một vị thầy có trách nhiệm đối với các môn sinh của mình, chứ không phải là tâm tình chia sẻ quặn thắt của một người thân, của tình phụ tử, hay tình hiền mẫu hoặc tình hyunh đệ thắm thiết.
Có một điểm khiến chúng ta đặc biệt kinh ngạc hơn nữa, đó là thư thứ II gửI tín hữu Thêxalônica không hề nhắc tới các liên hệ thân tình, mạnh mẽ, bền chặt mà thánh Phaolô đã có trước đây với tín hữu giáo đoàn. Nó cũng không hề đả động gì tới thái độ, mà thánh nhân đã có trong thời gian phải sống xa cách họ, như trình thuật trong ba chương đầu thư thứ I. Ngoại trừ chi tiết liên quan tới công việc khó nhọc liên lỉ mà thánh nhân đã phải gánh chịu, để không phải nhờ vả phiền hà tới ai trong cộng đoàn, các kiểu nói khác đều có tính cách cố định như đã được diễn tả trong thư thứ I (2,15; 3,4; 3,6; 3,10). Chúng ta cũng không nhận ra tính cách đối thoại trong kiểu dùng từ ngữ “anh chị em – chúng tôi” như trong thư thứ I. Xem ra đàng sau bức thư thứ II này không có các lịch sử liên hệ thân tình đã nối kết Phaolô với tín hữu giáo đoàn Thêxalônica một cách sâu đậm. Giáo đoàn ở đây xem ra cũng giống như bất cứ giáo đoàn kitô nào khác hồi thế kỷ thứ I, đang phải đối phó với các vấn đề khác nhau, chứ không phải là giáo đoàn Thêxalônica rất thân mến do thánh Phaolô thành lập trong thành phố thủ phủ vùng Macedonia thời đó.
Còn một điểm khác cần ghi nhận: đó là thư thứ II gửi tín hữu Thêxalônica lập đi lập lại nhiều kiểu diễn tả và các câu của thư thứ I, có khi nguyên vẹn không sai một chữ, khi khác với một vài thay đổi nhẹ nhàng. Học giả Rigaux đã kê khai ra một danh sách dài các tương đồng và khác biết này. Tuy nhiên, chương 2,3-12 nói về ngày Chúa Giêsu Kitô quang lâm, là đoạn nòng cốt của thư thứ II, lại tuyệt nhiên không dùng các kiểu diễn tả và từ ngữ của văn bản song song trong thư thứ I. Sự kiện này khiến cho người ta có lý do để nghi ngờ rằng soạn giả thư thứ II khéo léo sao chép lại các đề tài thần học đã có trong thư thứ I, để làm khung cho giáo huấn khải huyền của mình trong chương 2,1-12. Có thể có người phản đối cho rằng: chính thánh Phaolô đã muốn lập lại các giáo huấn của thư trước, khi viết bức thư thứ II này cho tín hữu Thêxalônica. Đây là điều có thể xảy ra. Nhưng trong tất cả mọi thư do chính thánh nhân viết ra, tuyệt nhiên không có hiện tượng lập lại này. Thật ra, Phaolô là một người rất có óc sáng tạo. Trong khoảng 10 năm trời thánh nhân đã viết các thư của mình để trình bầy giáo lý Kitô, hầu đáp ứng các nhu cầu khác nhau của các cộng đoàn tín hữu thời đó. Khi phải trình bầy cùng một đề tài, Phaolô luôn luôn theo một kiểu cách khác, chứ không lập lại y nguyên lược đồ đã dùng.
Liên quan tới nội dung, còn một điểm khác biệt quan trọng giữa hai thư gửi tín hữu Thêxalônica: đó là giáo huấn về thời cánh chung, tức các thực tại cuối cùng của cuộc đời con người và của thế giới. Trong thư thứ I Phaolô khẳng định rằng niềm hy vọng được hưởng cuộc sống vinh quang với Chúa có gía trị đối với các tín hữu đã chết, cũng như đối với các tín hữu còn sống cho tới khi Chúa Giêsu Kitô quang lâm. Các tín hữu đã chết sẽ sống lại trước, rồi sẽ được Chúa Giêsu Kitô đem lên thiên quốc cùng với các tín hữu còn sống cho tới lúc đó (1 Ts 4,13-18). Vì thế thánh Phaolô khuyến khích tín hữu tỉnh thức đợi chờ ngày Chúa Kitô quang lâm. Ngày đó rất gần và sẽ xảy ra một cách bất thình lình, không lường trước được (1 Ts 5,1-11). Trái lại thư thứ II lại dồn sự chú ý vào sự kiện ngày Chúa Kitô quang lâm chưa tới. Trước hết phải xảy ra các dấu chỉ khai mào cho biến cố trọng đại này đã: đó là cảnh con người phản bội chối bỏ Thiên Chúa và các hoạt động tác hại tàn ác của tên phản kitô. Nó sẽ dùng quyền phép của Satan mà làm các việc cả thể, các phép lạ và mọi sự kỳ diệu giả dối. Nó sẽ dùng mọi nưu chước để lừa đảo các kẻ hư hỏng đã chối bỏ Thiên Chúa, không yêu mến sự thật và chạy theo dối trá (2 Ts 2,1-12).
Dĩ nhiên, đây không phải là các nhân tố trái nghịch nhau, nhưng chúng diễn tả các viễn tượng khác xa nhau. Thư thứ I gửi tín hữu Thêxalônica chỉ lập lại giáo huấn của truyền thống Phúc Âm nêu bật tính cách bất thình lình của biến cố Chúa Kitô quang lâm ngày sau hết. Trái lại, thư thứ II đề cập tới các biến cố của thời cánh chung liên quan tới các thực tại và thời điểm của ngày tận thế một cách chi tiết, với các kiểu cách hành văn và hình ảnh mầu mè biểu tượng của nền văn chương khải huyền. Khi nêu bật sự kiện ngày cánh chung chưa tới và còn xa, văn bản nhắm mục đích đả phá thái độ sống nôn nóng đợi chờ đến vô trách nhiệm của nhiều tín hữu trong cộng đoàn kitô tiên khởi. Thật khó mà có thể gán cho thánh Phaolô cả hai quan điểm và thái độ trái nghịch nhau trên đây. Có điều chắc chắn có thể kiểm chứng được, đó là đề tài khải hyuền này (2 Ts 2,1-12) sẽ không bao giờ được thánh Phaolô đề cập tới trong các thư do chính tay ngài viết ra. Trong khi đề tài tỉnh thức đợi chờ Chúa Kitô ( 1 Ts 4,13-18; 5,1-11) sẽ được Phaolô lấy lại và khai triển rộng rãi trong chương 15 thư thứ 1 gửi tín hữu Côrintô.
Tóm lại, khi so sánh nội dung cũng như kiểu cách hành văn và dùng từ ngữ, chúng ta nhận thấy hai thư gửi tín hữu Thêxalônica rất khác nhau. Vấn đề như thế là phải tìm hiểu xem ai là soạn giả thứ thứ II gửi tín hữu Thêxalônica
Tác giả
Khi so sánh hai thư gửi giáo đoàn Thêxalônica người ta nhận thấy chúng khác nhau trong nội dung, cũng như trong kiểu cách dùng từ ngữ và hành văn. Các khác biệt này khiến cho giới học giả đặt nghi vấn liên quan tới tác gỉa đích thực của thư thứ II. Mặc dầu có các lý chứng rõ ràng cho thấy soạn giả thư thứ hai gửi giáo đoàn Thêxalônica không phải là thánh Phaolô, một số đông các nhà chú giải, đặc biệt là các nhà chú giải công giáo, vẫn theo thuyết truyền thống coi thánh Phaolô là tác gỉa bức thư này, điển hình như B. Rigaux và P. Rossano. Theo các học giả này các lý chứng trái nghịch không có tính cách dứt khoát định đoạt. Nhiều học giả khác như G. Barbaglio thì lại cho rằng thánh Phaolô không phải là tác giả thư thứ II gửi giáo đoàn Thêxalônica. Lập trường thứ hai này xem ra cống hiến cho chúng ta một khung cảnh trung thực hơn, phản ánh tâm tình của kitô hữu trong các giáo đoàn kitô thời khai sinh liên quan tới việc chờ đợi Chúa Kitô quang lâm.
Vào giữa thế kỷ thứ I tín hữu sống tại Thêxalônica đã rất nôn nóng đợi chờ biến cố Chúa Giêsu Kitô trở lại trong vinh quang để kết thúc lịch sử thế giới và giải thoát họ. Họ coi biến cố Chúa Kitô quang lâm như là chuyện rất gần kề, đến độ trong ngày Chúa đến có nhiều người còn sống chứ chưa chết. Thánh Phaolô cũng chia sẻ quan điểm đó của tín hữu Thêxalônica. Sau này vào khoảng năm 56-57 khi viết thư thứ I cho giáo đoàn Côrintô Phaolô bầy tỏ niềm hy vọng cũng sẽ còn sống cho tới ngày đó. Thánh nhân viết trong chương 15,51-52: “Tôi xin cho anh chị em biết một mầu nhiệm này: Đó là chúng ta sẽ không chết tất cả đâu, nhưng chúng ta sẽ được biến đổi trong một khoảng khắc, trong một nháy mắt, khi tiếng kèn cuối cùng trổi lên. Bởi vì khi kèn sẽ thổi lên, các người chết sẽ sống lại không hư nát, và chúng ta, chúng ta cũng sẽ được biến đổi”. Thư thứ I gửi giáo đoàn Thêxalônica được lồng khung trong niềm tin này và giải thích niềm hy vọng kitô trong viễn tượng đó.
Tuy nhiên, khi thấy năm tháng cứ qua đi mà Chúa Kitô không quang lâm để kết thúc lịch sử thế giới và giải thoát họ, tín hữu trong cộng đoàn bắt đầu chạm trán với thực tại Chúa Giêsu chậm trễ đến cứu họ. Khi ấy trong cộng đoàn phát sinh ra hai giải pháp đồng thời cũng là hai thái độ sống của tín hữu. Thứ nhất là thái độ chấp nhận viễn tượng dài. Nghĩa là tin nhận rằng Chúa Giêsu Kitô sẽ quang lâm trong tương lai rất xa. Trong khi chờ đợi đây là thời gian Giáo Hội hoạt động truyền giáo trong thế giới. Thánh sử Luca theo lập trường này và nêu bật hoạt động truyền giáo của Giáo Hội trong khi chờ đợi ngày cánh chung. Thái độ thứ hai cho rằng ngày Chúa quang lâm vĩnh viễn đã tới rồi. Đây đã là lập trường của tín hữu trong thư thứ II gửi giáo đoàn Thêxalônica, như viết trong chương 2,1-2: “Anh chị em, liên quan tới biến cố Chúa Giêsu Kitô đến và việc quy tụ chúng ta bên Ngài, chúng tôi xin anh chị em điều này. Đó là đừng vội điên đầu cũng đừng sợ hãi vì một mạc khải tiên tri, một lời nói hay một bức thư được giới thiệu như là của chúng tôi khiến cho anh chị em tin rằng ngày của Chúa đã đến rồi”. Viễn tượng này cũng bị cảnh cáo trong chương 2,18 thư thứ II gửi Timôtêô: Trong số các người suy nghĩ lệch lạc “có Imeneo và Fileto. Họ đã xa rời sự thật, khi chủ trương rằng sự sống lại đã đến rồi”. Cũng không thiếu các tín hữu mạnh mẽ phản ứng chống lại các người hăng hái qúa đáng, vì họ yêu sách sẽ còn sống khi Chúa Kitô quang lâm và sẽ được sống kinh nghiệm hứng khởi những ngày sau hết của thời tận thế. Trong chương 21,8 thánh sử Luca đã cảnh cáo tín hữu chống lại khuynh hướng cho rằng ngày tận thế đã gần kề. Thánh nhân khuyên họ coi chừng đừng để bị đánh lừa, vì sẽ có nhiều người tới tự xưng là Chúa Kitô và nói rằng thời giờ tận thế đã tới. Tác giả vô danh thư thứ II gửi giáo đoàn Thêxalônica chắc chắn cũng thuộc phong trào chống lại giấc mộng này của các tín hữu bồng bột sôi nổi nói trên. Ông lấy tên thánh Phaolô gán cho bức thư của mình, một đàng để tăng uy tín cho bức thư, đàng khác vì đề tài ngày Chúa Kitô quang lâm được thánh Phaolô diễn tả một cách rõ ràng minh bạch, không lầm lẫn được. Viết cho giáo đoàn Thêxalônica, ông đưa ra lập trường kitô phê bình tư tưởng thư thứ I của thánh Phaolô và thái độ nôn nóng đợi chờ biến cố Chúa Kitô quang lâm. Do đó ông cũng bắt chước kiểu hành văn của thánh nhân.Thật ra soạn giả muốn duy trì truyền thống Phaolô khỏi mọi lèo lái sai lệnh. Chúng ta đang trong giai đoạn giải thích tư tưởng của thánh Phaolô trong các thập niên cuối cùng của thế kỷ thứ I.
Tóm lại, chúng ta có thể kết luận rằng tác giả thư thứ II gửi tín hữu Thêxalônica là một môn đệ của thánh Phaolô. Sau ngày thánh nhân qua đời, ông can thiệp chống lại các lập trường hăng hái quá đáng của nhiều kitô hữu hồi thế kỷ thứ I coi biến cố Chúa Kitô quang lâm như là chuyện gần kề. Đóng góp suy tư của ông nêu bật sự kiện này. Đó là trước ngày Chúa Kitô quang lâm để khai mào thế giới mới của thời phục sinh, còn có cả lịch sử dài của Giáo Hội nữa. Giải pháp này không làm giảm giá trị nội dung thư thứ II. Nó cho thấy một giai đoạn phát triển lòng tin kitô của Giáo Hội hồi thế kỷ thứ I và mời gọi các thế hệ kitô theo sau biết thường xuyên tự kiểm thảo và phê bình, để không rơi vào thái độ bất cập thái quá.
Việc rao giảng tại Ephêsô (Cv 19, 8-10), Luca phân biệt hai giai đoạn:
- Rao giảng tại Hội đường suốt 3 tháng (Cv 19,8). Phaolô gặp sự chống đối mãnh liệt của người Do thái cứng lòng tin. Chỉ một số ít đón nhận Tin Mừng.
- Rao giảng cho dân ngoại hơn hai năm (19,9-10). Phaolô mượn trường học của nhà hùng biện Tyrannô. Ngài dốc toàn tâm toàn lực cho công việc rao giảng. Điều này được Phaolô trình bày trong diễn từ cho các bậc trưởng lão Milêtô (Cv 20,33). Những người ngoại trở lại cũng nổ lực cộng tác với vị Tông đồ để đi rao giảng, nhờ đó mà nhiều cộng đoàn mới được thiết lập: Colossê, Laodixê, Híerapolis.
- Luca cho thấy Phaolô đạt nhiều thành quả tốt đẹp trong công cuộc rao giảng cho dân ngoại. Những người làm nghề trừ qủy bắt chước Phaolô đọc công thức nhân danh Đức Giêsu (19,11-18), những phù thủy trở lại (19,18-20).
- Đám thợ bạc gây rối (19,23-40). Trong câu chuyện này, ta ghi nhận: uy thế tôn giáo và thương mại của đền thờ Artêmis; cách tổ chức hành chính và mối bận tâm về an toàn trật tự của thành phố; mối liên hệ giữa Do thái và dân ngoại; sự thù hằn ghen ghét của đám thợ bạc đối với Phaolô và thái độ của Phaolô.
- Dự tính của Phaolô (Cv 19,21; 20,1): Phaolô chuẩn bị cho cuộc hành trình kế tiếp đến Macêdoine và miền Akhaia. Ngài sai Timothê và Erastô đến trước Macêdoine. Ngài còn dự tính khi về Giêrusalem, sẽ đi thăm Rôma.
THÁNH THI VỀ CHÚA KITÔ (1,15-20)
Cũng như thánh thi trong thư Philipphê 2,6-11, thánh thi này là một trong những tư liệu thần học quan trọng nhất trong Tân Ước về Chúa Kitô. Chúa Kitô được xưng tụng là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình, nghĩa là Người biểu tỏ Thiên Chúa nơi chính bản thân Người. Người được gọi là trưởng tử mọi loài thụ tạo vì mọi sự đều được tạo thành qua trung gian của Người. Tác giả thư Côlôssê thêm vào một vài câu để làm nổi bật tầm vóc vũ trụ của công trình tạo dựng : trên trời và dưới đất, hữu hình và vô hình, dũng lực thần thiêng và quyền năng thượng giới. Tất cả mọi sự được tạo dựng không những trong Người và qua Người mà còn cho Người. Tất cả mọi sự đều tuỳ thuộc vào Người, và chính qua quyền năng sáng tạo của Người mà toàn thể tạo thành tiếp tục đi tới. Như thế, không có gì là do may rủi cả nhưng mọi sự đều ở dưới quyền kiểm soát của Chúa Kitô. Chúa Kitô cũng là đầu của thân thể Người, tức là Hội Thánh. Đây là sự phát triển suy tư thần học của thánh Phaolô nhưng đi xa hơn. Hội Thánh được hiểu ở đây không chỉ là Hội Thánh địa phương như thánh Phaolô thường nói trong các thư khác, nhưng là Hội Thánh hoàn vũ.
Phần thứ hai của thánh thi nói về Chúa Kitô như khởi nguyên của ơn cứu độ. Người là Đấng đầu tiên kinh nghiệm sự sống phục sinh, do đó là trưởng tử trong số những người chết sống lại. Lại một lần nữa, thánh thi nhấn mạnh tính ưu việt của Chúa Kitô và tầm vóc vũ trụ của ơn cứu độ mà Người mang đến : Người đứng hàng đầu, Người làm cho mọi sự viên mãn. Sự hoà giải Chúa Kitô đem đến nhờ việc đổ máu trên thập giá cũng mang tầm vóc vũ trụ, vì sự hoà giải này được áp dụng cho mọi sự, trên trời cũng như dưới đất.
Cùng với thánh thi này, thánh Phaolô kêu gọi các tín hữu Côlôssê hãy vui mừng cảm tạ Chúa Cha vì Người cho ta được chung hưởng phần gia nghiệp của dân thánh, giải thoát ta khỏi quyền lực tối tăm (1,12-13). Đồng thời ngài khuyến khích ta sống như Chúa đòi hỏi và làm đẹp lòng Chúa về mọi phương diện (1,10-11).
ĐỜI SỐNG TÔNG ĐỒ ĐÍCH THỰC (1,24 – 2,3)
Theo truyền thống tông đồ, các thừa tác viên trong Hội Thánh là những người được Chúa sai đi, và họ phải rao giảng Lời Chúa cho trọn vẹn (1,25). Lời này là mầu nhiệm được mạc khải cho dân thánh, nhưng trước đây được giữ kín. Mầu nhiệm đó chính là Đức Kitô, “Đấng đang ở giữa anh em và ban cho anh em niềm hi vọng đạt tới vinh quang” (1,27). Chính Chúa Kitô là Đấng mà các thừa tác viên trong Hội Thánh phải rao giảng, với mục đích duy nhất là giúp mọi người nên hoàn thiện trong Chúa Kitô. Những lời này trong thư Côlôssê khiến chúng ta – những người muốn tham dự vào sứ mạng tông đồ – phải luôn luôn tự hỏi : khi làm việc tông đồ, có thật sự là tôi rao giảng Chúa Kitô hay chỉ rao giảng sự khôn ngoan thế gian? Mục đích của những việc tông đồ tôi làm là gì? Là giúp người khác nên hoàn thiện trong Chúa Kitô hay nhằm mục đích nào khác?
Tác giả thư Côlôssê còn nhấn mạnh một điều mà ta dễ quên: “Giờ đây tôi vui mừng được chịu đau khổ vì anh em. Những gian nan thử thách Đức Kitô còn phải chịu, tôi xin mang lấy vào thân cho đủ mức, vì lợi ích cho thân thể Người là Hội Thánh” (1,24). Như thế người tông đồ tiếp tục kinh nghiệm nơi thân xác mình những khổ đau mà chính Chúa Kitô đã trải qua trước phục sinh, và đón chịu những khổ đau đó để sinh ích lợi cho Hội Thánh. Xác quyết này giúp ta khám phá giá trị tích cực của những đau khổ phải chịu trong đời sống tông đồ, và phải nói thêm rằng chỉ khi ta chấp nhận những đau khổ đó thì công việc tông đồ mới đem lại hoa trái dồi dào.
ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH (3,18 – 4,1)
Ngày nay, có thể không ít người trong chúng ta cảm thấy khó chấp nhận những lời khuyên trong thư Côlôssê về đời sống gia đình. Cần phải đặt lá thư này trong bối cảnh lịch sử cụ thể của nó. Bối cảnh đó là xã hội phụ hệ, trong đó người vợ phải phục tùng chồng; do đó tác giả cũng khuyên cộng đoàn làm như thế, và coi đó như bổn phận trong Chúa. Tương tự như thế, tác giả khuyên những người nô lệ phải vâng phục chủ trong mọi sự. Tuy nhiên tác giả không chỉ nói đến bổn phận phục tùng của các bà vợ mà đồng thời nhấn mạnh “người làm chồng hãy yêu thương vợ chứ đừng cay nghiệt với vợ” và “những bậc cha mẹ đừng làm cho con cái bực tức, kẻo chúng ngã lòng.” Một người chồng thật sự yêu thương vợ con, tình yêu thương được thể hiện qua việc chu toàn trách nhiệm làm chồng và làm cha… chắc chắn sẽ không gây đau khổ cho vợ con và cũng đáng được vâng phục.
Thời đại ngày nay nhấn mạnh sự bình đẳng, và giáo huấn của thư Côlôssê cần được đọc trong bối cảnh mới. Sự vâng phục và tình yêu ở đây cần được nhìn từ góc độ hỗ tương: vâng phục lẫn nhau, yêu thương lẫn nhau, tránh gây đau khổ và bực tức cho nhau. Hiểu như thế, giáo huấn của thư Côlôssê về đời sống gia đình vẫn luôn mang tính thời sự.
Discussion about this post