• Trang chủ
  • Suy niệm
  • Học hỏi Thánh Kinh
  • Đức Mẹ – Chư thánh
  • Thơ Suy Niệm TM
  • Tản mạn
  • Liên Hệ
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Suy niệm
  • Học hỏi Thánh Kinh
  • Đức Mẹ – Chư thánh
  • Thơ Suy Niệm TM
  • Tản mạn
  • Liên Hệ
No Result
View All Result
No Result
View All Result
Home Học hỏi Thánh Kinh

DẪN NHẬP CÁC SÁCH LỊCH SỬ

Loạt bài HỌC HỎI THÁNH KINH

BTV: Thùy Dương by BTV: Thùy Dương
30/04/2019
in Học hỏi Thánh Kinh
0
451
SHARES
1.3k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

DẪN NHẬP CHUNG

VỀ CÁC SÁCH LỊCH SỬ

 

Theo cách chia bộ Thánh Kinh thường thấy nơi các nhà chú giải, thì Cựu Ước hay Tân Ước đều được phân thành 3 cột:

– Các sách lịch sử.

– Các sách tiên tri.

– Các sách giáo huấn.

Theo cách chia này, thì bộ Ngũ Kinh cũng được xếp trong cột các sách lịch sử, có 21 cuốn: Sáng Thế, Xuất Hành, Lêvi, Dân Số, Đệ Nhị Luật, Giôsuê, Thủ Lãnh, Rút, 1&2 Samuel, 1&2 Vua, 1&2 Sử Biên Niên, Ét-ra, Nơkhemia, Tôbia, Giútđita, Ét-te, 1&2 Macabê.

Bộ Ngũ Kinh đã được tìm hiểu trong quyển I, chúng ta tiếp tục với các sách lịch sử còn lại.

Tuy gọi là “lịch sử”, nhưng không phải theo nghĩa chúng ta quen hiểu. Đây là một nỗ lực đọc lại lịch sử Ít-ra-en dưới ánh sáng Giao Ước. Từ khi vào Đất Hứa cho đến khi cả hai vương quốc bị lưu đày. Những thăng trầm đều là hậu quả của việc trung thành hay phản bội đối với Giao Ước của Thiên Chúa (x. Tl 2,11-19).

Khác với quan niệm “lịch sử” Âu Tây và cả chúng ta ngày nay, là muốn quá khứ phải trình bày theo thứ tự thời gian diễn ra các biến cố và cần mức độ chính xác nhất, rồi các trình thuật phải được xếp theo mức thang giá trị từ quan trọng đến phụ thuộc… Thì đối với các ký lục thời xưa “lịch sử” lại bao gồm tất cả mọi thể loại: thơ, anh hùng ca, tiểu thuyết, sử biên niên, giai thoại, tục ngữ ca dao, truyền thống dân gian, kỷ niệm gia đình… Các thể loại khác nhau này được trình bày nguyên dạng, mộc mạc, được xếp lại với nhau, đặt các biến cố hay sự kiện bên cạnh nhau cách vô tư, trong đó mối bận tâm về giáo lý đôi khi chi phối tính khách quan của thuật truyện.

Trong qui điển Thánh kinh Hipri, các sách Giôsuê, Thủ Lãnh, Samuel, và Các Vua được đặt trong phần “Các tiên tri” và được gọi là các tiên tri “tiền” đối chiếu với các tiên tri “hậu” (Isaia, Giêrêmaia, Êzêkiel và mười hai tiên tri nhỏ). Gọi là các sách tiên tri vì có truyền thống cho rằng các sách này do chính các tiên tri biên soạn: Giôsuê, Samuel, sách Thủ Lãnh và sách Samuel; Giêrêmia, sách Các Vua. Mặt khác, các sách này cũng trình bày dung mạo của một số tiên tri (Samuel, Gát, Natan, Elia, Elisa, Isaia, Giêrêmaia…) hoạt động giữa dân được chọn. Các ngài nói với dân Lời của Thiên Chúa và đồng thời vạch ra những việc bất trung, thất tín của Israel trong liên lạc với Giavê, Đấng đã lập giao ước với dân.

Nhưng xét về nội dung thì cũng có thể nói được rằng các sách này nối tiếp các sách Ngũ Kinh: nhân vật chính của sách Giôsuê đã xuất hiện trong Ngũ Kinh và được chỉ định nối tiếp sứ mạng của Môsê, trong phần cuối sách Đệ Nhị Luật. Và cho rằng các sách này, cùng với Kinh Đệ Nhị Luật, làm thành một khối diễn lại một giai đoạn lớn của lịch sử tôn giáo của Israel kéo dài tới tận cuối thời các vua: Israel là dân được tuyển chọn và được Thiên Chúa ban cho một lề luật (Đệ Nhị Luật). Dân được tuyển chọn ấy tới định cử tại Đất được hứa ban (Giôsuê). Nhưng cuộc sống của dân được chọn tại đây là một chuỗi những bội giáo rồi trở lại (Thủ Lãnh). Lý tưởng về Thần quyền bị lung lay sau cuộc khủng hoảng đưa tới việc thành lập vương quyền, đã được thực hiện dưới triều đại Đa-vít (Samuel). nhưng sự suy đồi đã khởi đầu từ triều đại Sa-lô-mon và sau một chuỗi những bất trung của dân, Thiên Chúa đã ra án phạt (Các Vua). Sách Đệ Nhị Luật có thể đã được tách ra khỏi khối này khi người ta muốn thu tập tất cả những gì liên quan đến con người và sự nghiệp của Môsê.

Về mặt văn chương người ta cũng nhận thấy có một sự thống nhất nào đó giữa hai khối, tuy rằng khó mà phân biệt các nguồn văn khác nhau trong các sách Giôsuê, Thủ Lãnh, Samuel và Các Vua như đã làm trong Ngũ Kinh. Ảnh hưởng của tinh thần và đạo lý Đệ Nhị Luật trên các sách này phải nhận là rõ rệt.

Giả thuyết về sự “nhất khối” trên đây có thể chấp nhận được. Nhưng cần phải để ý điểm này là việc soạn thảo trong khuynh hướng Đệ Nhị Luật đã dựa trên các văn kiện, tài liệu khác nhau về thời buổi và tính chất. Do đó có sự kiện này là các sách, hoặc các phần trong một quyển sách vẫn giữ nguyên tính cách cá biệt của nó. Mặt khác việc soạn thảo trong khuynh hướng Đệ Nhị Luật này đã không được thực hiện một lúc và mỗi sách còn mang những dấu chứng  của nhiều đợt ấn hành. Nguyên về sách các Vua, – dấu chứng rõ ràng nhất – người ta nhận ra có ít là hai đợt soạn thảo. Một đợt sau cuộc cải cách tôn giáo của Giosigia và một đợt sau cuộc lưu đày.

Trong hình thức cuối cùng, các sách này là một công trình của một trường phái gồm những người có lòng đạo, thấm nhuần tư tưởng Đệ Nhị Luật, đã suy nghĩ về quá khứ của dân và đã rút ra một bài học tôn giáo. Nhưng họ cũng còn giữ lại được những truyền thống, hay những văn bản lên tới thời đánh chiếm Đất Hứa và những trình luật về những biến cố nổi bật của lịch sử Israel. Như thế, lịch sử Israel trong các sách này đã được trình bày như một “lịch sử thánh”, một lịch sử nhìn dưới nhãn giới tôn giáo. Và sử gia cũng như các tín hữu vẫn có thể tìm thấy ở đây những giá trị. Người tín hữu sẽ không chỉ nhìn ra bàn tay của Thiên Chúa trong tất cả mọi biến cố, mà còn nhận ra trong chính mối ưu ái kèm theo những đòi hỏi của Thiên Chúa đối với dân Người chọn, một sự chuẩn bị dần dần cho một Israel mới, cộng đồng các tín hữu.

Lịch sử Israel là bài học sống động về ơn cứu độ của Thiên Chúa đối với nhân loại. Với cái nhìn nhân loại, xem ra lịch sử đó thất bại, vì không thực hiện nổi nơi Israel. Tuy nhiên, xuyên qua sự thất bại bên ngoài ấy, chúng ta khám phá ra tính ưu việt của ơn gọi Israel và lòng thương của Thiên Chúa thật lớn lao. Nếu Israel là hình ảnh của Giáo Hội Chúa Kitô, thì những gì xảy ra cho dân tộc ấy, bảo đảm và tiên báo những gì Thiên Chúa đã, đang và sẽ thực hiện trong Giáo Hội.

 

Previous Post

SUY NIỆM CHÚA NHẬT II PHỤC SINH: Ga 20,19-31

Next Post

SÁCH GIÔSUÊ

BTV: Thùy Dương

BTV: Thùy Dương

Hãy dùng truyền thông để làm cho Niềm Vui Tin Mừng Chúa Ki-tô lan tỏa đến cho mọi người thời đại hôm nay (Hiền Lâm).

Related Posts

Học hỏi Thánh Kinh

Link: THÁNH KINH – CÁC GIỜ KINH PHỤNG VỤ – SÁCH LỄ – SÁCH BÀI ĐỌC – SUY NIỆM – CHÚ GIẢI THÁNH KINH.

15/04/2022
Học hỏi Thánh Kinh

TÌM HIỂU THÁNH KINH. Cuốn 1: PHẦN TỔNG QUÁT

30/11/2021
Học hỏi Thánh Kinh

THÁNH KINH VÀ ĐỨC MARIA (Hiền Lâm)

30/11/2021
Học hỏi Thánh Kinh

GIÁO ÁN TK: Phụ lục. ĐẾ QUỐC LAMÃ THỜI THÁNH PHAOLÔ

08/05/2019
Học hỏi Thánh Kinh

GIÁO ÁN TK: CÁC THƯ PHAO-LÔ – Bài XIV. THƯ TITÔ

08/05/2019
Học hỏi Thánh Kinh

GIÁO ÁN TK: CÁC THƯ PHAO-LÔ – Bài XIII. THƯ II TIMÔTHÊ

08/05/2019
Next Post
Books wallpapers by Telasm

SÁCH GIÔSUÊ

Discussion about this post

  • Trending
  • Comments
  • Latest

Suy niệm Tin Mừng THỨ TƯ TUẦN IX THƯỜNG NIÊN: Mc 12,18-27/ 07.06.2023

06/06/2023

GIÁO TRÌNH PHỤNG VỤ CĂN BẢN

19/05/2019

SƯ PHẠM GIÁO LÝ (căn bản)

14/06/2019

Trọn bộ 305 BÀI SUY NIỆM MÙA THƯỜNG NIÊN

12/01/2023

Suy niệm Tin Mừng CHÚA NHẬT XXII THƯỜNG NIÊN, NĂM A.B.C

Suy niệm Tin Mừng CHÚA NHẬT LỄ HIỂN LINH: Mt 2,1-12

Suy niệm Tin Mừng THỨ NĂM TUẦN VI THƯỜNG NIÊN: Mc 8,27-33

Suy niệm Tin Mừng CHÚA NHẬT VII THƯỜNG NIÊN, năm A.B.C

Tuyển tập THÁNH CA. Lm. An-tôn Hoàng Trung Hoa

31/12/2022

ĐÊM ĐÔNG CHỜ CHÚA – Album Thánh Ca Giáng Sinh và Năm Mới – Lm. Ant. Hoàng Trung Hoa

21/12/2022

Link: THÁNH KINH – CÁC GIỜ KINH PHỤNG VỤ – SÁCH LỄ – SÁCH BÀI ĐỌC – SUY NIỆM – CHÚ GIẢI THÁNH KINH.

15/04/2022

BẢN VĂN THÁNH LỄ MỖI NGÀY (cập nhật sau 12h hôm trước)

06/06/2023

Bài viết gần đây

Tuyển tập THÁNH CA. Lm. An-tôn Hoàng Trung Hoa

31/12/2022

ĐÊM ĐÔNG CHỜ CHÚA – Album Thánh Ca Giáng Sinh và Năm Mới – Lm. Ant. Hoàng Trung Hoa

21/12/2022

Link: THÁNH KINH – CÁC GIỜ KINH PHỤNG VỤ – SÁCH LỄ – SÁCH BÀI ĐỌC – SUY NIỆM – CHÚ GIẢI THÁNH KINH.

15/04/2022

BẢN VĂN THÁNH LỄ MỖI NGÀY (cập nhật sau 12h hôm trước)

06/06/2023
Tin Mừng. TV

Facebook: facebook.com/peter.dao.3557
Fanpage: facebook.com/hienthulamhoatinh
Email: anhdao803184@gmail.com
Địa chỉ: Lm. Pet. Nguyễn Hữu Đào (Hiền Lâm)

Follow Us

Bài viết gần đây

Tuyển tập THÁNH CA. Lm. An-tôn Hoàng Trung Hoa

31/12/2022

ĐÊM ĐÔNG CHỜ CHÚA – Album Thánh Ca Giáng Sinh và Năm Mới – Lm. Ant. Hoàng Trung Hoa

21/12/2022

Thống kê truy cập

0795115
Visit Today : 191
Visit Yesterday : 661
This Month : 3782
This Year : 96536
Who's Online : 3
  • Trang chủ
  • Suy niệm
  • Học hỏi Thánh Kinh
  • Đức Mẹ – Chư thánh
  • Thơ Suy Niệm TM
  • Tản mạn
  • Liên Hệ

TinMung.Tv.Com Copyright © 2019. All Rights Reserved

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Suy niệm
  • Học hỏi Thánh Kinh
  • Đức Mẹ – Chư thánh
  • Thơ Suy Niệm TM
  • Tản mạn
  • Liên Hệ

TinMung.Tv.Com Copyright © 2019. All Rights Reserved