SÁCH GIÔSUÊ
Giôsuê tiếng Do Thái: ספר יהושע có nghĩa là “Thiên Chúa cứu” hay “Xin Thiên Chúa cứu.” Sách Giôsuê là cuốn sách thứ sáu trong bộ Thánh Kinh của người Do Thái (Tanakh) và Cựu Ước của Kitô giáo, sách ghi chép về lịch sử của Israel từ sau cái chết của Mô-sê.
Giôsuê là đồ đệ trung thành của Môsê trong suốt cuộc hành trình Xuất Hành. Ông đã giao chiến với quân Amalek trong khi Môsê cầu nguyện trên núi (x. Xh 17,8-13), được cùng Môsê lên núi Sinai lãnh bia Giao Ước và là một trong những thám tử đầu tiên do thám đất Canaan và đứng lên khuyên dân can đảm tiến vào Đất Hứa, rồi được chọn để kế tục sự nghiệp của Môsê lãnh đạo Dân Chúa.
Vào khoảng năm -1200 trước Công nguyên, Giôsuê đưa dân Israel tiến vào Đất Hứa. Sau khi vượt qua sông Giođan và chiếm đất Canaan, họ lấy Gilgal làm bản doanh và Sikem làm nơi thờ phượng. Giôsuê đã triệu tập tất cả các chi tộc Israel tại Sichem và lập thoả thuận với họ.
Dựa vào các truyền thống phía Bắc, trình bày cuộc chiếm lãnh Đất Hứa như một thiên anh hùng ca tiếp nối thiên anh hùng ca của cuộc xuất hành: tất cả các bộ lạc đồng tâm góp sức dưới sự chỉ huy của Giô-suê vượt qua sông Gio-đan như đã vượt qua Biển Đỏ bốn mươi năm trước, rồi chiến thắng dần để chiếm lãnh toàn miền đất Thiên Chúa đã chỉ cho Mô-sê thấy (ch. 1-12). Sau đó là cuộc phân chia đất đai giữa các bộ lạc (ch. 13-21). Và cuối cùng là đại hội toàn dân ở Si-khem. Giô-suê cũng nói những lời cuối cùng theo kiểu Mô-sê khi ở bên kia sông Gio-đan, công bố lại Giao Ước và lập bia chứng ước. Giô-suê là người được Thiên Chúa tuyển chọn để chạy tiếp sức với ông Mô-sê: Mô-sê dẫn dân từ Ai-cập đến bờ sông Gio-đan, Giô-suê dẫn dân vào chiếm lãnh và định cư trên Đất Hứa. Cuốn sách kết thúc với việc hài cốt ông Giu-se được an táng ở Si-khem tại phần đất ông Gia-cóp đã mua. Thế là cuộc hành trình nhiều thế kỷ của nhà Gia_cóp đã khép kín: từ Si-khem xuống Ai-cập nay lại về đến Si-khem. Lời hứa của Thiên Chúa cho tổ phụ Ápraham về một miền đất và một dòng dõi đông đúc nay đã thành sự.
Sách Giôsuê đã trình bày cuộc đánh chiếm trọn vẹn Đất Hứa như công trình của toàn thể mọi chi tộc hợp lực lại và dưới quyền chỉ huy của Giôsuê, nhưng trình thuật trong sách Thủ Lãnh thì lại khác: trình thuật này cho thấy mỗi chi tộc chiến đấu riêng rẽ để giành phần đất riêng cho mình và thường xuyên bị thất bại. Trình thuật này thuộc truyền thống gốc Giuđa và có nhiều yếu tố của truyền thống này được đưa vào trong phần trình bày khung cảnh địa dư của sách Giôsuê : 13,1-6; 14,6-15; 15,13-19; 17,12-18. Hình ảnh gợi lại một sự chinh phục Đất Hứa một cách riêng rẽ và từng phần một này hợp với thực tế của lịch sử hơn (thực ra , cũng chỉ là phỏng đoán!) Việc định cư tại Miền Nam Palestin đã được thực hiện từ Cađès và Namsa và chính yếu là do bởi các nhóm sẽ chỉ sát nhập vào Giuđa một cách từ từ : nhóm Caleb, nhóm Qênizzi v.v và nhóm Simêon. Việc lập cư ở trung phần Palestin là công trình của các nhóm đã qua sông Giođan dưới quền chỉ huy của Giôsuê gồm các phần tử của các chi tộc Ephraim. Manassê và Benjamin. Trường hợp ở phía Bắc thì lại khác. Việc lập cư ở đây có một lịch riêng. Các chi tộc Zabulon, Issakhar, Asher và Neptali có thể đã lập nghiệp ở đây vào một thời không xác định được và đã không xuống Aicập. Các chi tộc này đã được tiếp xúc với lòng tin vào Giavê của các nhóm do Giôsuê cầm đầu mang đến và tại Sikem, họ đã công khai chấp nhận lòng tin vào Giavê đó. Họ đã làm chủ thực thụ vùng đất của họ sau khi đánh bại người Canaan đã từng ức hiếp hay đe dọa họ. Tại các vùng, các miền khác nhau ấy, việc lập cư đã được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau : bằng quân sự, bằng sự xâm nhập từ từ và trong hòa bình, bằng những giao ước với các dân đã ở sẵn trong miền. Phải coi là có tính cách lịch sử vai trò của Giôsuê trong việc định cư ở trung phần Palestin, từ biến cố qua sông Giođan tới hội nghị tại Sikem. Xét thời buổi của cuộc xuất hành, có thể đề nghị một niên biểu sau: Xâm nhập phía Nam vào khoảng -1250; các nhóm từ bên kia sông Giođan vào đánh chiếm trung phần Palestin, từ năm -1225, và các nhóm phía Bắc bắt đầu bành trướng vào khoảng -1200 trước CGS.
Về giai đoạn lịch sử phức tạp và được thiết lập lại theo giả thiết trên đây, sách Giôsuê đã đưa ra một hình ảnh được đơn giản hoá và lý tưởng hoá. Lý tưởng hoá: cuộc đánh chiếm được trình bày như một anh hùng ca nối tiếp Xuất Hành trong đó người ta thấy Thiên Chúa tiếp tục can thiệp trực tiếp và một cách ngoạn mục để bênh vực dân của Người. Đơn giản hoá vì Giôsuê đã được trình bày như một nhân vật có mặt trong tất cả mọi biến cố, người điều khiển trận chiến của nhà Giuse 1-12. Người ta gán cho ông việc phân chia đất đai cũng không phải là đã được thực hiện trong một thời gian ngắn 13-21. Sách kết thúc với những lời giã từ của Giôsuê và cái chết của ông 23,24.29-31, từ đầu tới cuối sách, ông đã là nhân vật chính. Quả thực, mảnh đất Canaan này trong nhãn giới của Cựu Ước là đề tài đích thực của sách Giôsuê: dân đã tìm thấy Thiên Chúa của mình trong sa mạc này được lãnh nhận phần đất của mình, và lãnh nhận từ bàn tay Thiên Chúa của mình, bởi vì Giavê đã đánh giặc cùng với Israel, 23,3-10; 24,22-12 và đã ban cho họ làm gia nghiệp đất hứa cho cha ông họ 23,5-14.
I. Xuất xứ.
Điều chắc là được không phải chính Giôsuê đã là tác giả trực tiếp của sách mang tên ông. Sách đã được viết ra dựa vào nhiều nguồn tài liệu khác nhau, và là một trong những tập sách hỗn tạp nhất của Thánh Kinh Cựu Ước. Chung chung, có thể kể như được soạn thảo theo hướng Đệ Nhị Luật các đoạn sau : Ch. 1 (phần lớn ): 8, 30-35; 10,16-43; 11,10-20; 12; 22,1-8; 23,24. Sự kiện ch. 24, được duyệt theo tinh thần Đệ Nhị Luật. Được duy trì bên cạnh ch. 23 do một bàn tay khác soạn nhưng dựa vào chương 24, là dấu cho thấy có hai đợt ấn hành sách kế tiếp nhau. Ngoài ảnh hưởng biên soạn và hiệu đính theo tư tưởng Đệ Nhị Luật, còn có những mảng chịu ảnh hưởng của nguồn văn tư tế như việc đề cao vai trò của tư tế Eâlêazar, Pinhas… (x. Gs 14,1; 19,51; 21,1; 22,13.30.32); các trình thuật này hầu hết liên hệ đến ngôi đền tại Silô. Cuối cùng sách được hoàn thành sau thời lưu đày Babylon.
II. Bố cục.
– Sách Giôsuê có thể chia ra làm ba phần:
a) Đánh chiếm Đất Hứa, 1-12.
b) Phần chia đất đai giữa các chi tộc, 13-21.
c) Cuối đời Giôsuê, diễn từ cuối cùng của ông và hội nghị tại Sikem 22-24.
HỌC HỎI THÁNH KINH
Ngày 93
SÁCH GIÔSUÊ (tiếp theo)
III. Nội dung.
Mục đích chính của sách là chứng minh sự trung tín của Thiên Chúa với lời Người đã hứa, đặc biệt là lời hứa sẽ ban cho dân miền đất chảy sữa và mật. Niềm tin vào sự trung tín của Thiên Chúa là điểm tựa cho Dân, để dù sống giữa cảnh lưu đày, họ vẫn một niềm tin tưởng vào sự hiện diện và chăm sóc của Thiên Chúa, Đấng sẽ giải thoát họ và đưa họ về miền Đất Hứa. Đồng thời, Dân Chúa phải ý thức rằng họ sẽ có thể sống mãi trong miền đất Thiên Chúa đã ban cho họ, với điều kiện là họ trung thành tuân giữ tất cả những điều Môsê đã truyền qua Lề Luật: “Anh em phải thật cương quyết tuân giữ và thực hành tất cả những gì ghi trong Sách Luật Môsê, không đi trệch bên phải bên trái” (23,6).
a) Đánh chiếm Đất Hứa, 1-12.
Phần này kể lại việc ông Giôsuê sai người do thám Giêricô và họ được cô Ra-kháp giúp ẩn nấp và làm nội gián (ch.2). Tiếp đến, sau những chỉ thị của Giôsuê, dân Isrel qua sông Giođan và đóng trại tại Gilgal (ch.3) rồi cử hành cắt bì và mừng lễ Vượt Qua đầu tiên trên đất Canaal (ch. 5). Tấn công Giêrikhô (ch.6), thất bại tại thành Ai vì tội của Akan (ch.7), chiến thắng thành Ai (ch.8). Liên minh với dân Gibêôn (ch.9), đánh chiếm các thành phía Nam (ch10). Đánh chiếm các thành phía Bắc (ch.11) và cuối cùng là bảng liệt kê các thành bị chiếm (ch.12).
Trong phần này, người ta nhận ra, trong các ch. 2-9 một số truyền thống, đôi khi song song với nhau, dính với Đềân Thờ của nhóm Benjamin tại Gilgal và trong các chương 10-11 hai tường thuật về chiến trận, Gabaôn và Mêrôm, gắn liền với cuộc chinh phục các miền Nam rồi cả miền Bắc Palestin.
Trình thuật này mô tả việc qua sông Giođan như một cuộc rước trọng thể trong phụng vụ. Mục đích là để cho thấy chính Thiên Chúa hằng sống là Chúa của toàn thể cõi đất đã đưa dân Israel vào Đất Hứa. Như thế, dân đang sống cảnh lưu đày vững tin vào quyền năng Chúa là Đấng sẽ giải thoát họ khỏi cảnh lưu đày.
Sự kiện các trình thuật của các chương 2-9, gốc từ Gilgal, tức xuất phát từ nhóm Benjamin đã không làm lu mờ dung mạo của Giôsuê – trong các trình thuật này, tuy ông thuộc chi tộc Ephraim, – bởi vì các phần tử Benjamin và Ephraim đã cùng vào Canaan trươc khi đóng đô tại phần đất của họ. Không thể chối cãi chiều hướng giải nghĩa các sự kiện hay hoàn cảnh có thể quan sát được của các trình thuật này. Nhưng tính cách suy luận luận ấy chỉ nhắm vào những hoàn cảnh, hay những hậu quả của các biến cố hay người ta không thể phủ nhận tính cách lịch sử của chúng, trừ trường hợp về đánh hạ thành Ai.
Trong cuộc rước trọng thể, dân đi theo các tư tế khiêng Hòm Bia Giao Ước, và khi nước dừng lại thì dân đi qua sông. Rõ ràng trình thuật này muốn nhắc lại việc dân Israel qua Biển Đỏ; như thế làm nổi bật ý nghĩa: việc vào Đất Hứa chính là sự kết thúc hành động Thiên Chúa giải thoát Dân, đã được bắt đầu từ cuộc xuất hành. Xuất Hành trở thành điểm quy chiếu qua đó thấy được hành động giải thoát của Chúa.
Các tấm bia là sự nhắc nhớ cụ thể rằng “nước sông Giođan đã bị chặn lại trước Hòm Bia Giao Ước của Đức Chúa khi Hòm Bia qua sông Giođan.” Như thế, chính Chúa chứ không ai khác, đã đưa dân qua sông.
Việc qua sông Giođan vừa khép lại một giai đoạn trong lịch sử Israel vừa mở ra một giai đoạn mới. Trình thuật này mô tả bước chuyển tiếp giữa hai giai đoạn. Trình thuật này được đóng khung bằng hai sự kiện mang tính phụng vụ: Giôsuê dựng mười hai tảng đá lấy từ sông Giođan (4,20-24) và việc cử hành lễ Vượt Qua (5, 10-12).
b) Phần chia đất đai giữa các chi tộc, 13-21.
Sau những chỉ thị của Thiên Chúa, sách Giôsuê đề cập tới các chi tộc bên kia sông Giođan (ch.13), rồi tới 3 chi tộc phía Tây sông Giođan (ch.14-17), và cuối cùng là phần đất của tất cả các chi tộc khác (ch.18-19). Sau đó là danh mục các thành làm nơi trú ẩn (ch.20) và các thành dành cho nhà Lêvi (ch.21).
Như thế, phần II có tính cách một bản đồ địa dư. Chương 13 đặt vị trí cho Ruben, Gát và nửa chi tộc Manassê đã có phần ở bên kia sông Giođan, vào sinh thời của Môsê, theo Ds 32 (x.Tl 3,12-17 ).
Các chương 14-19 liên quan tới các chi tộc phía Tây Giođan, đã đấu kết hai loại văn kiện: một văn kiên mô tả ranh giới các chi tộc. Mức độ chính xác không đều và phần chính yếu có thể lên tới thời tiền quân chủ. Và văn kiện khác là danh sách các thành. Chi tiết nhất là danh sách các thành của Giuđa (ch.15). Danh sách này, được bổ sung bởi một phần các thành của Benjamin 18,25-28, đã phân các thành ra làm mười hai khu. Danh sách này phản ảnh nền hành chánh của vương quốc Giuđa, có thể dưới thời Giosaphat. Chương 20 kê khai các thành tị nạn, danh sách các thành này hẳn không có trước triều đại Sa-lô-mon. Chương 21 các thành Lêvit, được thêm sau thời lưu đày, nhưng đã sử dụng những ký ức về thời quân chủ.
c) Cuối đời Giôsuê, diễn từ cuối cùng của ông và hội nghị tại Sikem 22-24.
Các chi tộc bên kia sông Giođan đã từng tham gia chiến đấu (x. Gs 1,12-16) được Giôsuê cho quay về phần đất của họ. Nhân dịp này, sách kể việc dựng một bàn thờ như là cơ hội để các chi tộc long trọng thoả hiệp với nhau (ch.22), sau đó là bài thuyết pháp cuối cùng của Giôsuê (ch.23). Sách kết thúc bằng đại hộâi Sikhem (ch.24), lặp lại giao ước Sinai.
Phần này mang dấu tích của soạn thảo theo chiều hướng Đệ Nhị Luật và Tư Tế. Gốc của chương này là một truyền thống riêng, nhưng thời kỳ và ý tưởng của truyền thống này khó xác định. Chương 24 giữ lại một ký ức xưa và xác thực về hội nghị tại Sikem và về khế ước tôn giáo được ký kết tại đây.
Ý nghĩa lớn nhất của phần này là việc cũng như Môsê, Giôsuê nhắc lại giao ước mà Israel đã ký với Thiên Chúa và phải luôn ghi nhớ và tuân giữ Luật mà Người đã ban bố. Đó cũng là sự sống còn của Israel và thực tế đã cho thấy sự tồn vong của Israel sau này (dưới ngòi bút của các tác giả) là bao lâu họ còn tuân giữ giao ước thì bấy lâu họ được thịnh trị. Còn những việc như cho các chi tộc có công trong việc đánh chiếm vùng bên kia sông Giođan làm sở hữu như là một chứng minh tính lịch sử, cũng như việc các chi tộc này lập một bàn thờ chỉ nhằm làm nổi bật về việc phụng tự là mối dây hiệp nhất của các chi tộc Israel.
Discussion about this post