SÁCH XUẤT HÀNH
Sách Xuất hành là quyển sách thứ hai trong Cựu Ước kể lại cuộc ra khỏi Ai Cập của dân Israel. Các tín đồ Ki-tô giáo cho rằng đây là một kinh nghiệm về quyền năng giải phóng của Thiên Chúa và Giao Ước Xi-nai như một kinh nghiệm cộng đồng về sự gặp gỡ Thiên Chúa.
Về các biến cố xảy ra thời Xuất hành, chúng không có trình thuật nào xấp sỉ đồng thời. Truyện được lưu lại bằng những truyền tụng có tính cách truyền kỳ. Nhưng đối với dân chủng học ngày nay, truyền kỳ cũng là nguồn tham khảo lịch sử rất đáng kể. Vì truyền kỳ là thể văn những ký ức về thời khai sáng các dân tộc thường mặc lấy. Những thời kỳ trong đó một văn minh, hay một trật tự xã hội mới, khai diễn bắt đầu tự những giao động khó xác định tiếp theo sau những cuộc di dân lớn. Trong những thời ấy, lịch sử ở vào thế động. Những đòi hỏi của thời thế làm xuất thế những bậc anh tài, những thủ lĩnh lỗi lạc, làm nên những huân công nói được là siêu phàm. Các sử gia thường sống và so sánh những ngày đầu của Israel và Môsê với những năm đầu của Hồi Giáo và Môhamet. Trong những trường hợp ấy, người ta không nghĩ đến viết sử, nhưng các việc xảy ra in sâu vào ký ức dân tộc và chuyển lại hậu thế bằng truyền tụng. Thời đầu của Israel đây kéo dài từ Xuất hành cho đến hết thời các thẩm phán: Thời oanh liệt của Israel đi vào lịch sử. Thời này dung mạo nổi bật là Môsê.
Những sự kiện bên ngoài có thể nói sơ lược thế này. Hình như có ít bộ lạc, sau này sẽ làm thành Israel, đã đến cư ngụ bên ngoài Aicập, như nhiều dân du mục văn kiện Aicập còn thuật lại, để sống độ nhờ, nhân thời khó sinh sống trong xa mạc. Dân du mục chuộng tự do, họ đã quen vẫy vùng trong xa mạc. Vậy những người Hipri này vào một thời có chinh chiến, đã bị quền bính Aicập biên thùy sử dụng làm nô dịch. Tính tình phóng khoáng của họ không thể chịu được áp bức, và họ đã rũ bỏ ách nô lệ, mà rong vào xa mặc, sống lại đời du mục. Họ đã có quả cảm làm thế bởi được một người cầm đầu tài cán hướng dẫn và đem họ vào xa mạc. Trong xa mạc, người ấy đã làm cho họ chấp nhận một tổ chức sơ lược về luật lệ và tôn giáo, nhờ đó họ đã có được một sinh hoạt chung tạm tạm, dẫn họ dần dần đến ý thức đoàn kết chính trị, manh nha cho việc kết thành dân tộc sau này. Được các kinh nghiệm ấy đào luyện và xiết chặt nội bộ hơn, họ vào đất Canaal, tức là Phalêtin ngày nay và choáng lấy đất đai từ những vùng ít dân cư, rồi lấn dần các nhóm dân trong xứ.[1]
PHẦN I. TỔNG QUÁT
Cuộc sống của Israel ở Ai Cập: Khi người Do Thái (Híp-ri) làm nô lệ ở Ai Cập, sự lớn mạnh về quân số của họ khiến cho Pharaoh lo ngại, ông ra sắc lệnh giết chết tất cả trẻ sơ sinh Do Thái rồi vứt xuống sông Nile. Một người phụ nữ Do Thái thuộc dòng Lê-vi, vì không muốn mất đứa con vừa mới sinh, bà ấy đặt đứa trẻ vào nôi rồi giấu vào bụi sậybờ sông Nile. Vô tình, công chúa Ai Cập phát hiện chiếc nôi và đem đứa trẻ về nuôi và đặt tên là Môsê (Môi-sê). Môsê, về chính danh là hoàng tử Ai Cập, nhưng ông luôn ý thức nguồn gốc của mình. Một lần, ông thấy một người Ai Cập đang đánh một người Do Thái, ông liền giết người Ai Cập, rồi vùi dưới cát. Sự việc vỡ lẽ khiến Pharaoh ra lệnh giết ông. Ông trốn khỏi cung điện vào Midian (Ma-đi-an).
Ông Môsê được chọn: “Bấy giờ ông Môsê đang chăn chiên cho bố vợ là Jethro (Gít-rô), tư tế Ma-đi-an. Ông dẫn đàn chiên qua bên kia sa mạc, đến núi của Thiên Chúa, là núi Khô-rếp. Thiên sứ của Đức Chúa hiện ra với ông trong đám lửa từ giữa bụi cây. Ông Môsê nhìn thì thấy bụi cây cháy bừng, nhưng bụi cây không bị thiêu rụi. Ông tự bảo: “Mình phải lại xem cảnh tượng kỳ lạ này mới được: vì sao bụi cây lại không cháy rụi?” Đức Chúa thấy ông lại xem, thì từ giữa bụi cây Thiên Chúa gọi ông: “Môsê! Môsê!” Ông thưa: “Dạ, tôi đây!” Người phán: “Chớ lại gần! Cởi dép ở chân ra, vì nơi ngươi đang đứng là Đất Thánh.” Người lại phán: “Ta là Thiên Chúa của cha ngươi, Thiên Chúa của Abraham (Áp-ra-ham), Thiên Chúa của Isaac (I-xa-ác), Thiên Chúa của Jacob (Gia-cóp).” Ông Môsê che mặt đi, vì sợ nhìn phải Thiên Chúa” (Xuất hành 3:1-6).
Yêu sách đòi tự do: Thiên Chúa đặt Môsê làm thủ lãnh Israel, để đưa dân tộc này ra khỏi Ai Cập, vào Đất Hứa. Trong những lần tiếp kiến Pharaoh đòi tự do, ông đều bị Pharaoh bác bỏ. Thiên Chúa trừng phạt người Ai Cập bằng nhiều tai ương mà đỉnh điểm là việc giết tất cả các con trai đầu lòng mới sinh. Pharaoh buộc phải đồng ý cho Israel ra đi.
Cuộc Vượt qua và Xuất hành: Đêm diễn ra tai ương cuối cùng, tất cả con đầu lòng mới sinh của người Ai Cập, từ con vua đến con dân thường đều bị giết chết. Theo chỉ dẫn của Thiên Chúa, Israel không bị thiệt hại gì và họ gọi đó là “vượt qua”.
Israel, gồm 600.000 người kể cả phụ nữ và trẻ em ra đi với tất cả hành lý, chiên, bò…
Hiện tại nhìn lại, nhiều điểm nghi ngờ lẫn giả thuyết xuất hiện từ đây. Khi Israel vượt qua Sinai, hệ sinh thái sa mạc của bán đảo Sinai có thể không cung cấp đủ thức ăn và nước uống để duy trì sự sống cho một lượng người lớn như thế. Thật vậy, dân số hiện nay của Sinai ước lượng chỉ khoảng hơn 38.000.
Pharaoh cho quân đội đuổi theo Irael đến tận Biển Đỏ. Israel đi giữa lòng biển khô ráo. Khi Israel đã đi được qua bờ bên kia thì quân đội Ai Cập vẫn đang đi giữa lòng biển.
Kinh Thánh ghi lại rằng: “Ông Môsê giơ tay trên mặt biển, và biển ập lại như cũ, vào lúc tảng sáng. Quân Ai Cập đang chạy trốn thì gặp nước biển, Đức Chúa xô ngã quân Ai Cập giữa lòng biển. Nước ập xuống, vùi lấp chiến xa và kỵ binh, vùi lấp toàn thể quân lực của Pharaoh đã theo dân Israel vào lòng biển. Không một tên nào sống sót.” (Xuất hành 14:27-28). Thế nhưng, ngày nay, người ta đặt giả thuyết có một cuộc thủy triều lớn xảy ra vào thời ấy.
Hành trình tại Sinai: Israel tiếp tục hành trình của mình, nhưng ngay lập tức, họ bắt đầu kêu ca về các khó khăn gian khổ, không thức ăn, nước uống. Thiên Chúa ban cho họ một thứ bánh để ăn, họ gọi là “Manna” và nước uống chảy từ hòn đá của Meribah.
Thuật ngữ “núi của Thiên Chúa” xuất hiện nhiều từ các chương này và là vấn đề gây tranh cãi. Người ta cho rằng, núi này có hai tên gọi: Horeb và Sinai. Các học giả không đồng ý về việc liệu trong thực tế có hai ngọn núi hay không? vì nó chẳng tương quan đến địa lý hiện đại.
Giao ước: Irael đến chân “núi của Đức Chúa”. Thiên Chúa và họ lập một giao ước: Thiên Chúa sẽ bảo trợ trên dân tộc họ, và họ sẽ là dân riêng của Thiên Chúa, phải phụng thờ Người thông quaMười điều răn.
Cùng với Mười điều răn của Chúa, sách Xuất hành còn ghi một số luật về phụng tự. Nhưng ngay sau đó dân đã vi phạm giao ước, đúc bò vàng
Có thể chia bố cục sách Xuất Hành thành 4 phần:
1. Giải phóng Israel khỏi Ai Cập (1,1-15,21).
2. Sự bất trung của Israel trong sa mạc (15,22-18,27).
3. Giao ước tại núi Sinai (19,1-24,18).
Những quy định về việc tế tự (25,1-40,38).
Discussion about this post