• Trang chủ
  • Suy niệm
  • Học hỏi Thánh Kinh
  • Đức Mẹ – Chư thánh
  • Thơ Suy Niệm TM
  • Tản mạn
  • Liên Hệ
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Suy niệm
  • Học hỏi Thánh Kinh
  • Đức Mẹ – Chư thánh
  • Thơ Suy Niệm TM
  • Tản mạn
  • Liên Hệ
No Result
View All Result
No Result
View All Result
Home Học hỏi Thánh Kinh

GIÁO ÁN TK: CÁC THƯ PHAO-LÔ – BÀI XI. CÁC THƯ MỤC VỤ

Loạt bài HỌC HỎI THÁNH KINH

BTV: Thùy Dương by BTV: Thùy Dương
08/05/2019
in Học hỏi Thánh Kinh
0
192
SHARES
536
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

BÀI XI. CÁC THƯ MỤC VỤ

–±—

Hai thư 1-2Tm và Tt có hình thức và nội dung rất gần gũi, gửi cho các mục tử là những người có trách nhiệm điều khiển các giáo đoàn, bàn đến các vấn đề mà ngay nay gọi là mục vụ, giúp họ tổ chức và lãnh đạo giáo đàn, chống các lạc thuyết. Từ thế kỷ 18, các thư ấy được gọi là thư mục vụ.

Bản văn của ba thư được tìm lại đầy đủ trong các bản sao Sinaiticus, Alexandrinus, Codex Ephraemi rescriptus. Vấn đề chính lục của ba thư không có vấn đề. Bản Canon de Muratori (180) có nhắc đến và từ thế kỷ 2 giáo đoàn Rôma đã nhìn nhận.

 

1. Người nhận

Timôthê và Titô là hai môn đồ và cộng sự viên đắc lực của Phaolô trong các hành trình truyền giáo, được Phaolô đặt làm thừa kế. Lần đầu tiên vấn đề thừa kế Tông đồ được đề cập.

 

1. Timôthê

Theo Cv 16,1-3 thì trong cuộc hành trình truyền giáo lần thứ II, Phaolô gặp Timothê ở Lystres. Mẹ ông là Kitô hữu gốc Do thái kết hôn với một người ngoại Hy lạp (2Tm 1,5); vì thế, khi gặp Phaolô, ông chưa được cắt bì. Phaolô quyết định chọn làm môn đệ và bạn đồng hành, nên cắt bì cho ông (Cv 16,1-3). Đây là trường hợp ngoại lệ đối với giáo thuyết của Phaolô, có lẽ để tránh dị nghị của người Do thái và tạo thuận lợi bước đầu cho sứ vụ truyền giáo của Phaolô. Từ đó, Timôthê theo Phaolô trong các hành trình (Athêna: Cv 17,14-15; Cr: Cv 18,5; Ep: Cv 19,22), nhiệt thành cộng tác với Phaolô trong việc thiết lập các giáo đoàn Thessalonika, Bêrê, Crêtô, ở bên cạnh Phaolô khi bị tù tại Ephêsô (Plm 1) và tại Rôma (Pl 1,1; Cl 1,1), ở tại Cr khi Phaolô viết thư Rm (Rm 16,. ). Phaolô đề tên như đồng tác giả trong các thư 1Th, Pl, Plm và 2Cr. Phaolô hoàn toàn tín nhiệm Timôthê và nhờ cậy trong nhiều hoàn cảnh khó khăn và tế nhị (1Tx 3,2.6; 1Cr 4,17; 16, 10-11; Pl 2, 19-24; Rm 16,21). Cuối cùng, Phaolô trao cho nhiệm vụ coi sóc giáo đoàn Ephêsô (1Tm 1,3tt).

 

2. Titô

Titô là người Hy lạp trở lại. Sách Cv không hề nói tới. Theo Gl 2,1-5 thì Titô là bạn đồng hành của Phaolô, không chịu cắt bì, được theo Phaolô và Barnaba tới dự Công đồng Giêrusalem như chứng nhân sống động về sự tự do của dân ngoại đối với các điều khoản Luật Do thái. Titô là người có tài giao tế nên được Phaolô tín nhiệm trao nhiệm vụ đến Corinthô xem xét tình hình, giao hòa các tín hữu Corinthô với Phaolô (2Cr 2,13; 7,6-7.13-16), lạc quyên cho Giêrusalem (2Cr 8,6.16-24) và sau cùng lãnh đạo giáo đoàn Crêta.

 

2.  Thứ tự các thư

Thứ tự các thư mục vụ trong chính lục là: 1-2Tm và Tt. Thứ tự này chắc chắn không phải do niên hiệu thư được viết, có lẽ do độ dài ngắn của các thư.

2Tm được xem như chúc thư diễn tả ý muốn cuối cùng của Phaolô trước giờ chết sắp đến (2Tm 4,6-8), nên được coi như kết luận của cả ba thư. Vì thế, 2Tm được viết sau cùng.

Thư Tt có lời nhập đề dài hơn cả (Tt 1,1-4), được coi như phần nhập đề của cả ba thư. Vì thế, Tt được viết đầu tiên.

Thư 1Tm không có kết luận như để chuyển tiếp sang thư 2Tm.

Như vậy, thứ tự của ba thư phải là: Tt, 1-2Tm.

Nếu chấp nhận thứ tự này, ta có thể sắp xếp việc di chuyển của Phaolô cùng với các sự kiện như sau:  Năm 63, sau khi được trả tự do khỏi tù Rôma, theo 2Tm thì Phaolô đi Tây Ban Nha như đã dự tính (Rm 15,17-19. 23-28). Truyền thống Rôma có nhắc tới cuộc truyền giáo này (Clément aux Romains 5,6-7). Phaolô trở về Crêta, để Titô lại coi sóc giáo đoàn (Tt 1,5); sau đó đi đến Ephêsô, và sai Tychique, gốc Ephêsô, đến thay Titô (Tt 3,12). Từ Ephêsô, Phaolô đi Macédoine (1Tm 1,3) và nghỉ đông tại Nicopolis (1Tm 3,12), tại đây gặp lại Titô (2Tm 4,20); trở về Ephêsô, trao giáo đoàn này cho Timothê (1Tm 1,5) rồi đi Macédoine. Tại đây Phaolô viết các thư Tt và 1Tm (64-65). Khi qua Troas, Phaolô bỏ quên tại nhà Carpô áo choàng, sách vở và các tấm giấy da (2Tm 4,13). Phaolô ghé lại Milêrô (2Tm 4,20); sau đó bị bắt và bị giải về Rôma. Như thế có khoảng gần 3 năm từ sau khi bị tù lần nhất tại Rôma. Tại Rôma, trong khi bị xiềng xích, Phaolô viết thư 2Tm khi biết giờ chết gần đến.

Cách sắp xếp này giả thiết nhiều cuộc di chuyển; và điều đó quả là khó có thể trong những năm trước khi Nêrô qua đời (64-68).

 

3. Tác giả

Theo các học giả ngày nay, các thư mục vụ không do Phaolô viết, nhưng được gán cho Phaolô, gọi là  hiện tượng giả danh vẫn thường xảy ra trong nền văn chương Hy lạp để hiện tại hóa tư tưởng của một bậc thầy trong quá khứ. Theo đa số các học giả, cả ba thư đều cùng một tác giả, có lẽ đó là một nhà mục tử viết thư gởi cho các cộng sự viên của mình, hướng dẫn họ chu toàn trách nhiệm mục tử trong việc lãnh đạo các giáo đoàn. Các thư này được gán cho Phaolô để bảo tồn trường phái Phaolô và nhất là để thích nghi tư tưởng của Phaolô trong những hoàn cảnh mới.

 

Giả thuyết này được biện minh qua những điểm sau đây:

a, Việc tổ chức giáo đoàn

Ba thư mục vụ phản ảnh một biến chuyển trong việc tổ chức giáo đoàn:

Các tước hiệu không còn giống như xưa. Pl 1,1 nói tới các Giám sự (episcopoi, số nhiều) và các phó tế (diakonoi) trong giáo đoàn Philippê. Trong các thư mục vụ, chức Giám sự luôn luôn số ít (Tt 1,7; 1Tm 3,2). Phải chăng từ nay Giám sự là vị thủ lãnh một giáo đoàn địa phương như Giám mục mà thư Ignatiô Antiokia đề cập đến.

Theo A. Lemaire, vào thời các thư mục vụ, đứng đầu giáo đoàn là Giám sự cũng gọi là Niên trưởng. Hai tước hiệu xem ra đồng nghĩa (Tt 1,5-7; 1Tm 5,17). Vị này có nhiệm vụ chủ trì hội họp, giảng dạy và phi bác lạc thuyết để bảo vệ đức tin. Đứng trên các Giám sự hay Niên trưởng là Timothê và Titô được giao trách nhiệm tổ chức các giáo đoàn trong toàn vùng.

Trong các giáo đoàn, đã có hàng niên trưởng (presbyterioi) như thời Igantiô thế kỷ II. 1Tm 4,14 nói đến việc đặt tay cho hàng niên trưởng (1Tm 4,14; 5,22; 2Tm 1,6).

Như thế, trong việc tổ chức giáo đoàn, đã xuất hiện những dấu rõ ràng về thời kế tiếp Tông đồ và về truyền thống mang tên là “gia sản để lại” (1Tm 6,20; 2Tm 1,14; 2,2). Những lời chỉ dạy phản ánh một kỷ cương khá chi tiết trong việc tổ chức giáo đoàn, khác với thời Phaolô.

 

b.  Phương diện thần học

So với các thư lớn, ta thấy nhiều tương đồng và dị biệt:

 

Tương đồng:

Những tư tưởng quan trọng được nhắc lại: Lòng thương xót của Thiên Chúa được mạc khải nơi Đức Kitô, Đấng đến cứu độ kẻ tội lỗi (1Tm 1,12-17. Cứu độ nhờ ân sủng ( Tt 3,7), nhờ đức tin (1Tm 1,16; 2Tm 3,15), chứ không do việc làm của con người (Tt 3,5; 2Tm 1,9). Bí tích Thánh tẩy có liên hệ mật thiết với ơn cứu độ (Tt 3,5). Ơn cứu độ được thực hiện theo chương trình của Thiên Chúa: Mầu nhiệm được mạc khải (1Tm 3,16).

Ngoài ra, còn có những khuyến dụ người nô lệ (1Tm 6,1-2), thái độ đối với kẻ có quyền (1Tm 2,1; Tt 3,1), lợi ích của đau khổ phải chịu (2Tm 2,10), những tâm tình người Tông đồ phải có (1Tm 1,12-14).

 

Dị biệt:

Đức tin trước kia là tương quan giữa tín hữu với Đức Kitô (nay là ), nay được hiểu như sự gắn bó trung thành với giáo lý tông truyền (1Tm 4,1; 6,21), với đoạo lý lành thánh (1Tm 1,10; 2Tm 4,3), với tồn khoản được truyền đạt do những người có trách nhiệm (1Tm 6,20; 2Tm 2,2).

Việc thi hành việc lành được đề cao (1Tm 2,10; 5,10.25). Lòng đạo hạnh (eusebeia) được nhắc đến thường xuyên trong các thư mục vụ mà không thấy nơi các thư lớn. Chúa Thánh Thần được nhắc đến trong tương quan với Thánh tẩy (Tt 3,5). Bác ái là một nhân đức giữa các nhân đức khác thay vì là nhân đức chính yếu (1Tm 4,12). “Thiên Chúa cứu độ” được dùng nhiều lần và áp dụng khi thì cho Chúa Cha, khi cho Đức Kitô. Tước hiệu Thiên Chúa áp dụng cho ĐK là điều rất hiếm trong Tân Ước. Sau cùng nhắc tới việc sống đạo đức trong hiện tại hơn là chờ đợi ngày cánh chung (Tt 2,11-14).

Những khác biệt ấy không đối nghịch nhưng cho thấy xuất hiện vào thời kỳ muộn hơn. Vấn đề không còn là đặt những nền tảng đức tin cho bằng củng cố Giáo hội và tổ chức quy củ để đối phó với lạc thuyết.

 

c.  Về văn chương:

Nhiều từ ngữ quan trọng của Phaolô nay được thay bằng các từ khác: Epiphania (hiển linh) thay cho parousia (1Tm 6,14; 2Tm 1,10; 4,1.8; Tt 2,13); Despotes Chúa tể năm mọi quyền hành thay vì Kyrios (2Tm 2,21). Một số từ dùng trong thư mục vụ lại xa lạ với các thư khác: lòng đạo hạnh (eusebeia: 1Tm 2,2; 3,16; 2Tm 3,5), giáo lý lành mạnh (hugiainousa dideskaliai: 1Tm 1,10; Tt 1,9; 2,1), lời đáng tin cậy (1Tm 1,15; 3,1; 4,9; 2Tm 2,11; Tt 3,8), Thiên Chúa phúc lộc (1Tm 1,11; 6.15). Trên tổng số 902 từ, có 305 từ không có trong các thư khác của Phaolô.

Chính vì thế, giả thuyết cho là các thư mục vụ được viết vào khoảng năm 100 là thích hợp.

Về nơi chốn, các thư hứơng về các giáo đoàn quanh vùng Egê, đặc biệt Tiểu Á. Vì thế, các học giả cho là các thư mục vụ được soạn thảo tại Ephêsô.

 

4.  Mục đích

a.  Rao giảng đạo lý chân thật và chống các tà thuyết

Các thầy rabbis Do thái cho mình là những nhà thông luật (1Tm 1,7), đề cao sự quan trọng tuyệt đối của Lề luật mà bỏ qua vai trò đích thực của Luật (1Tm 1,7; Tt 3,9), gieo rắc tà thuyết (Tt 1,10-16) làm lung lạc đức tin cộng đoàn, đưa tới một lối sống luân lý buông thả.

Vì thế, các mục tử hãy tỉnh thức đối phó với những lời tuyên truyền phỉnh gạt (Tt 1,10-16), thẳng thắn rao giảng Lời Chúa trong mọi hoàn cảnh (2Tm 2,14-4,5), trình bày đạo lý lành thánh (1Tm 4,6-7), nên gương mẫu đạo đức cho các tín hữu (1Tm 4,8- 6), thận trọng về mình và về lời giảng dạy (1Tm 4,16).

Để chống lại các lạc thuyết, tác giả dạy phải nắm vững giáo lý của các Tông đồ (2Tm 2,2.8). Ba lần, tác giả nhắc tới “tồn khoản được trao phó”, nghĩa là kho tàng tín lý của Kitô giáo (depositum fidei): 1Tm 6,20; 2Tm 1,12.14. Các thư chứa đựng những lời khuyên bảo và hướng dẫn đời sống hằng ngày trong cộng đoàn.

 

b.  Tổ chức cộng đoàn

Củng cố cộng đoàn bằng việc thiết lập các chức vụ Giám sự (1Tm3,1tt), Phụ tá (diakonos 3,8t), Niên trưởng (presbyteros Tt 1,5t) và nhấn mạnh trách nhiệm của họ đối với cộng đoàn. Họ được đặt lên chức vụ qua việc đặt tay (1Tm 5,22) và được cộng đoàn bảo trợ (1Tm 5, 17).

Các thư mục vụ cho ta cái nhìn tổng quát về tổ chức giáo đoàn vào cuối thế hệ các Tông đồ, nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của chức vụ Tông đồ trong Giáo hội là giữ trong sáng giáo thuyết của các Tông đồ  và hướng dẫn đời sống các tín hữu.

 

c.  Hướng dẫn đời sống đạo của các tín hữu

–   Quan tâm đến mọi hạng người: già, trẻ, phụ nữ, nô  lệ (Tt 2,1-5; 1Tm 5,1-6,2).

–   Thái độ phải có đối với nhà cầm quyền (Tt 3,1-2).

–   Cách sử dụng tiền bạc (1Tm 6,17-19).

d. Các thư mục vụ cũng thông tin cho ta quảng đời cuối cùng của Phaolô từ sau khi bị tù treo tại Rôma (Cv 28) và cuộc tử đạo của Ngài (66/67).

Ngoài ra ta còn được biết qua các thư mục vụ các tín hữu  thời đó bị bách hại và Giáo hội phải đương đầu với lạc thuyết mà 1Tm 6,20 gọi là thứ trí tri giả hiệu.

 

 

Previous Post

GIÁO ÁN TK: CÁC THƯ PHAO-LÔ - Bài X. THƯ PHILÊMÔN

Next Post

GIÁO ÁN TK: CÁC THƯ PHAO-LÔ - Bài XII. THƯ I TIMÔTHÊ

BTV: Thùy Dương

BTV: Thùy Dương

Hãy dùng truyền thông để làm cho Niềm Vui Tin Mừng Chúa Ki-tô lan tỏa đến cho mọi người thời đại hôm nay (Hiền Lâm).

Related Posts

Học hỏi Thánh Kinh

Link: THÁNH KINH – CÁC GIỜ KINH PHỤNG VỤ – SÁCH LỄ – SÁCH BÀI ĐỌC – SUY NIỆM – CHÚ GIẢI THÁNH KINH.

15/04/2022
Học hỏi Thánh Kinh

TÌM HIỂU THÁNH KINH. Cuốn 1: PHẦN TỔNG QUÁT

30/11/2021
Học hỏi Thánh Kinh

THÁNH KINH VÀ ĐỨC MARIA (Hiền Lâm)

30/11/2021
Học hỏi Thánh Kinh

GIÁO ÁN TK: Phụ lục. ĐẾ QUỐC LAMÃ THỜI THÁNH PHAOLÔ

08/05/2019
Học hỏi Thánh Kinh

GIÁO ÁN TK: CÁC THƯ PHAO-LÔ – Bài XIV. THƯ TITÔ

08/05/2019
Học hỏi Thánh Kinh

GIÁO ÁN TK: CÁC THƯ PHAO-LÔ – Bài XIII. THƯ II TIMÔTHÊ

08/05/2019
Next Post

GIÁO ÁN TK: CÁC THƯ PHAO-LÔ - Bài XII. THƯ I TIMÔTHÊ

Discussion about this post

  • Trending
  • Comments
  • Latest

Suy niệm Tin Mừng 25/03. LỄ TRUYỀN TIN: Lc 1,26-38/ 25.03.2023

24/03/2023

GIÁO TRÌNH PHỤNG VỤ CĂN BẢN

19/05/2019

SƯ PHẠM GIÁO LÝ (căn bản)

14/06/2019

Trọn bộ 305 BÀI SUY NIỆM MÙA THƯỜNG NIÊN

12/01/2023

Suy niệm Tin Mừng CHÚA NHẬT XXII THƯỜNG NIÊN, NĂM A.B.C

Suy niệm Tin Mừng CHÚA NHẬT LỄ HIỂN LINH: Mt 2,1-12

Suy niệm Tin Mừng THỨ NĂM TUẦN VI THƯỜNG NIÊN: Mc 8,27-33

Suy niệm Tin Mừng CHÚA NHẬT VII THƯỜNG NIÊN, năm A.B.C

CÁC BÀI SUY NIỆM TẾT NGUYÊN ĐÁN

08/02/2023

Tuyển tập THÁNH CA. Lm. An-tôn Hoàng Trung Hoa

31/12/2022

ĐÊM ĐÔNG CHỜ CHÚA – Album Thánh Ca Giáng Sinh và Năm Mới – Lm. Ant. Hoàng Trung Hoa

21/12/2022

Link: THÁNH KINH – CÁC GIỜ KINH PHỤNG VỤ – SÁCH LỄ – SÁCH BÀI ĐỌC – SUY NIỆM – CHÚ GIẢI THÁNH KINH.

15/04/2022

Bài viết gần đây

CÁC BÀI SUY NIỆM TẾT NGUYÊN ĐÁN

08/02/2023

Tuyển tập THÁNH CA. Lm. An-tôn Hoàng Trung Hoa

31/12/2022

ĐÊM ĐÔNG CHỜ CHÚA – Album Thánh Ca Giáng Sinh và Năm Mới – Lm. Ant. Hoàng Trung Hoa

21/12/2022

Link: THÁNH KINH – CÁC GIỜ KINH PHỤNG VỤ – SÁCH LỄ – SÁCH BÀI ĐỌC – SUY NIỆM – CHÚ GIẢI THÁNH KINH.

15/04/2022
Tin Mừng. TV

Facebook: facebook.com/peter.dao.3557
Fanpage: facebook.com/hienthulamhoatinh
Email: anhdao803184@gmail.com
Địa chỉ: Lm. Pet. Nguyễn Hữu Đào (Hiền Lâm)

Follow Us

Bài viết gần đây

CÁC BÀI SUY NIỆM TẾT NGUYÊN ĐÁN

08/02/2023

Tuyển tập THÁNH CA. Lm. An-tôn Hoàng Trung Hoa

31/12/2022

Thống kê truy cập

0750349
Visit Today : 287
Visit Yesterday : 559
This Month : 15111
This Year : 51770
Who's Online : 4
  • Trang chủ
  • Suy niệm
  • Học hỏi Thánh Kinh
  • Đức Mẹ – Chư thánh
  • Thơ Suy Niệm TM
  • Tản mạn
  • Liên Hệ

TinMung.Tv.Com Copyright © 2019. All Rights Reserved

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Suy niệm
  • Học hỏi Thánh Kinh
  • Đức Mẹ – Chư thánh
  • Thơ Suy Niệm TM
  • Tản mạn
  • Liên Hệ

TinMung.Tv.Com Copyright © 2019. All Rights Reserved