Bài XII. THƯ I TIMÔTHÊ
A. HOÀN CẢNH
Phaolô khẳng định tính cách Tông đồ của mình bắt nguồn từ Thiên Chúa và Đức Kitô Giêsu. Thiên Chúa chọn gọi ngài làm Tông đồ là để cứu chúng ta. Người là Thiên Chúa, Đấng Cứu độ (Sôter) chúng ta. Đây là lần duy nhất Phaolô gọi Thiên Chúa, Đấng cứu độ. Đức Giêsu được gọi là Đấng cứu độ 1 lần (Pl 3,20), nhưng khi Ngài quang lâm. Đây cũng là lần duy nhất Phaolô gọi Đức Giêsu, niềm hy vọng của chúng ta.
Phaolô gọi Timôthê là “người con tôi đã sinh ra trong đức tin”; trong 1Cr 4,17 Phaolô giới thiệu Timôthê là người con yêu quý và trung tín trong Chúa; Pl 2,22: như con với cha.
Phaolô uỷ thác cho Timôthê trách nhiệm ngăn cấm những thứ giáo thuyết sai lạc không đặt nền tảng trên Truyền thống Tông đồ, mà chỉ là những chuyện hoang đường viễn vông gây tranh luận. Giáo lý chân thật dạy ta biết kế hoạch của Thiên Chúa là dân ngoại được cứu độ không phải do việc họ làm mà do lòng tin (x. Ep 1,10; 3,9). Giáo lý này dẫn tới đức mến và lòng tin chính trực. Những người chủ trương giáo thuyết sai lạc tự cho mình là hạng Kinh sư thông thạo luật, đề cao Lề luật mà lại bỏ qua vai trò đích thực của Lề luật là dẫn đến Tin Mừng; còn giáo lý chân thật thì phù hợp với Tin Mừng về vinh quang của Thiên Chúa.
Phaolô tạ ơn Chúa vì đã tín nhiệm cho được phục vụ Người. Trước kia vì chưa có lòng tin, nên đã lộng ngôn, bắt đạo, nay được Thiên Chúa thương xót và được Đức Kitô Phục sinh ban đầy tràn ân sủng (x. 1Cr 15,9-10; 1Cr 7,25) là đức tin và đức mến của kẻ kết hợp với Ngài (c.14-16). Phaolô quả quyết Đức Kitô đến thế gian để cứu những người tội lỗi mà ngài là người đầu tiên (prôtos) và cũng là người đầu tiên được Thiên Chúa tỏ bày lòng đại lượng (c.16). Như thế, Thiên Chúa đã chứng tỏ ân sủng chứa chan cho tất cả mọi người nơi Đức Giêsu Kitô. Thiên Chúa đặt Phaolô như mẫu gương (typos) cho những ai tin hầu được sống muôn đời. Phaolô truyền cho Timôthê phải cương quyết dựa vào ơn gọi Chúa ban mà chiến đấu vì đức tin (c.18-19).
B. CẤU TRÚC
1,1-2: Địa chỉ
I. 1,3 – 11: Mục tiêu của thư
1,12-20: Tạ ơn của Phaolô
II. 2,1-3,13: Khuyến dụ cộng đoàn
- 2,1-7: Kinh nguyện của cộng đoàn: cầu nguyện cho mọi người vì Thiên Chúa muốn mọi người được cứu rỗi (2,1-4).
- 2, 8-15: Đàn ông và đàn bà trong việc phụng vụ.
- 3,1-13: Giám sự và phụ tá phải sống gương mẫu
- 3,14-16: Riêng Timôthê
III. 4,1- 6,2: Vai trò mục vụ của Timôthê
- Chiến đấu cho đức tin (4,1-16). Trình bày đạo lý thánh, tránh các chuyện nhảm nhí (c.6-7), chuyên cần đọc Kinh Thánh, khích lệ, giảng dạy (c.13), luyện tập đạo đức (c.8-11), nên mẫu gương cho các tín hữu (c.12-13), ý thức đặc sủng (c.14), thận trọng về lời dạy (c.16)
2. Chăm sóc mọi người trong cộng đoàn (5,1- 6, 2)
Quan tâm đến các hạng người (5,1-2)
Các bà goá (5,3-1U&
Hạng nô lệ (6,1-2)
Kết luận: Khuyên bảo và khích lệ Timôthê
- Chu toàn bổn phận dạy dỗ và khích lệ
- Cuộc chiến đức tin (6,11-16). Cố gắng nên công chính, đạo đức, giàu lòng tin, lòng mến, nhẫn nại, hiền hoà.
- Khuyên nhủ người giàu (6,17-19)
- Căn dặn cuối cùng và chào từ biệt (c.20-21).
C. GIÁO HUẤN THẦN HỌC
1. Cứu độ phổ quát
Cầu nguyện cho mọi người, vua chúa và nhà cầm quyền, vì Thiên Chúa muốn mọi người được cứu độ và nhận biết Thiên Chúa. Phaolô nhấn mạnh ý muốn cứu độ phổ quát của Thiên Chúa và Đức Kitô chịu chết cho tất cả (2,1-7).
2. Việc phụng vụ
Thái độ và cách ăn mặc của đàn ông và đàn bà trong các buổi cầu nguyện; vai trò giảng dạy của người đàn ông; sự phục tùng và thinh lặng của người phụ nữ (2,8-15).
3. Phẩm chất của người lãnh đạo
* Chiến đấu cho chân lý (4,1-5)
Ngay từ đầu thư, Phaolô đã chỉ thị cho Timôthê ngăn cấm những người gieo rắc giáo thuyết sai lạc (1Tm 1,3). Đây là một trong những chỉ thị trọng yếu được triển khai trong các thư mục vụ.
Tác giả vạch mặt những tên lừa đảo, gieo rắc giáo huấn của ma quỷ. Chúng không thể dấu mặt vì lương tâm chúng thích dấu sắt nung (c.1-5). Chúng cấm không được kết hôn vì cho rằng ngày cánh chung sắp tới và bắt kiêng một số thức ăn. Có lẽ chúng thuộc khuynh hướng ngộ đạo khinh chê những gì thuộc vật chất. Tác giả xác định mọi thức ăn đều do Thiên Chúa tạo dựng cho con người được hưởng dùng (St 2, 16; 9,1-3) với tâm tình tạ ơn; hôn nhân do Thiên Chúa tác tạo để tham phần vào cuộc sáng tạo của Thiên Chúa (St 1,27-28; 2,24; x. 1Cr7). Tác giả truyền cho Timothê phải làm sáng tỏ giáo lý lành mạnh này.
* Phẩm chất người mục tử (4,6-16)
Tác giả khuyên Timôthê đừng dây vào những chuyện hoang đường nhảm nhí, nhưng tập sống đạo đức. Chính vì muốn cho người ta đạo đức mà chúng ta phải vất vả chiến đấu trong sứ vụ loan Tin Mừng (x.1Cr 4,12; 15,10; 16,16; Gl 4,11).
Tác giả khuyến khích Timothê tuy còn trẻ nhưng hãy nên gương mẫu về lời ăn tiếng nói, cách cư xử, đức ái, đức tin và lòng trong sạch (c.12). Trong khi chờ đợi Phaolô đến, hãy chuyên chăm đọc Thánh Kinh, khuyên nhủ và dạy dỗ (c.13). Hãy luôn ý thức về đặc sủng đã lãnh nhận qua việc đặt tay của các niên trưởng, thận trọng trong cách ăn nết ở và lời giảng dạy (c.16).
Đứng vững trong cuộc chiến đức tin (6,11-16): Cố gắng nên công chính, đạo đức, giàu lòng tin, mến, nhẫn nại, hiền hoà. Khuyên nhủ người giàu có (6,17-19)
Discussion about this post