SÁCH CÁC VUA QUYỂN 1 & 2
Dẫn nhập.
Bộ sách Các Vua kể lại những biến cố cuối đời của Đa-vít cho tới ngày vua Giơhôakhin được ân xá (-561) giữa thời lưu đày ở Babilon, quãng thời gian trên bốn trăm năm. Chính dựa theo những tài liệu đã có trước và theo mạch văn của những năm buồn thảm, tức năm -721 khi Samaria sụp đổ và vương quốc miền Bắc sụp đổ, rồi năm -587 khi Giêrusalem bình địa và vương quốc miền Nam bị tiêu diệt, mà 2 sách các Vua được soạn thảo.
Sách Các Vua tiếp liền sách Samuel. Phần cuối của tài liệu 2S 9-20 nằm trong 1V 1-2 và 3-11 là một trình thuật dài về triều đaiï Sa-lô-mon, một triều đại giàu sang với những công trình xây cất lớn lao huy hoàng ; vua thì đầy sự không ngoan. Nhưng tinh thần chinh phục của triều đại Đavit không còn : người ta chỉ lo duy trì, tổ chức, nhất là khai thác. Tình trạng xung khắc giữa hai thành phần dân tộc vẫn còn, và khi Sa-lô-mon chết, năm -931, vương quốc được chia ra làm hai do sự ly khai của mười chi tộc phía Bắc. Tình trạng càng trở nên trầm trọng khi sự ly khai này kéo theo sự ly khai về mặt tôn giáo (1V 12-13).
Từ 1V 14 tới 2V 17 là lịch sử song song của hai vương quốc, Israel và Giuđa : thường là lịch sử của những cuộc xung đột của giữa hai vương quốc anh em và của những cuộc tấn công từ bên ngoài, của Aicập, của dân Aram. Nguy hiểm gia tăng khi các đạo quân của những cuộc tấn công bởi các đạo quân của Át-sua bắt đầu xuất hiện trong vùng vào thế kỷ IX và VIII.
Năm -721, Samari thất thủ. Giuđa đã là một nước chư hầu. Lịch sử Giuđa tiếp tục một mình cho đến ngày Giêrusalem bị phá huỷ, năm -587 trong 2V 18-25 21. Trình thuật đã đặc biệt chú trọng vào hai triều đại, triều Khítkigia, 2V 18-20 và triều Giosigia, 2V 22-23 được đánh dấu bởi sự thức tỉnh của tinh thần quốc gia và cuộc cải cách tôn giáo. Các biến cố chính trị lớn khi ấy là cuộc xâm lăng của Sennakêreb dưới triều Khítkigia năm -701 và sự sụp đổ của Át-sua và sự thành lập đế quốc Kanđê, dưới triều Giosigia. Giuđa buộc lòng phải thuần phục những người chủ mới của Phương Đông. Nhưng sẽ nổi dậy và hậu quả là hình phạt : năm -597, các đạo quân của Nabuchođonosor tới chiếm Giêrusalem và đưa một số dân đi đày. Mười năm sau, một âm mưu dành lại độc lập đã kéo theo sự can thiệp mới của Nabuchođonosor, kết thúc năm -587. Giêrusalem bị sụp đổ và đợt đi đày thứ hai. Sách các 1V kết thúc với hai phụ chương ngắn, 2V 25 22-30.
Tuy sách kể về nhiều sự kiện lịch sử, nhưng không nên coi đây là một công trình lịch sử thuần túy, nhưng đúng hơn là một cái nhìn lịch sử theo thần học trong suốt thời gian dân Do Thái có các vua trị vì. Cái nhìn đó chủ yếu làm nổi bật việc thịnh suy của đất nước phụ thuộc vào đạo đức của vị vua cai trị, nghĩa là vị vua có làm điều tốt trước mắt Đức Chúa và hướng dẫn dân theo Luật của Đức Chúa truyền hay không, và bao lâu dân Israel thờ phượng Đức Chúa của giao ước thì bấy lâu họ sẽ được hưởng an bình thịnh vượng. Trong thực tế, dân Israel đã gạt bỏ Đức Chúa sang một bên và chạy theo các ngẫu tượng ngoại giáo, đặc biệt là thần Baal của dân Canaan. Chính vì thế, Thiên Chúa đã thiết lập các tiên tri để họ kêu gọi dân trở về với giao ước đã ký kết với Thiên Chúa.
Sách Các Vua vượt ra ngoài khuôn khổ thông thường của một cuốn sách sử, vì tác giả nhằm xây dựng một bài học tôn giáo. Các sự kiện chính trị không được phân tích đầy đủ, nhưng lại bàn khá dài những gì liên quan đến tôn giáo như đền thờ, việc tế tự, nghi thức thanh tẩy…
Chỉ có một số ít nhật ký triều đại các vị vua được kể tương đối dài, còn lại hầu hết các vua được kể rất sơ sài và theo khuôn mẫu chung lặp đi lặp lại như: thời gian trị vì bao nhiêu năm, làm điều lành hay điều dữ trước mắt Đức Chúa, vua qua đời và mai táng, giới thiệu vua mới kế vị… Trong đó, hầu như tất cả các vua phía Bắc đều bị lên án vì làm điều xấu và làm cho dân ra hư hỏng tội lỗi, còn các vua miền Nam có phần quân bình hơn, cách riêng hai vị vua được ca ngợi là tốt là Khítkigia và Giôsigia có công trong việc chấn hưng tôn giáo.
Như thế, mục đích đầu tiên mà sách Các Vua nhắm tới là cố gắng đi tìm lời giải thích làm sao để hiểu được rằng hai nước Giuđa và Israel và cả thành giêrusalem nữa một ngày kia sẽ bị rơi vào tay người ngoại, tại sao một dân tộc được đức Chúa giải phóng khỏi ách nô lệ Ai Cập lại phải đi lưu đày, tại sao xứ sở của Lời Hứa lại bị phá huỷ? Câu trả lời chính là việc các vua trị vì hai vương quốc đã làm điều dữ, dân đã không trung thành với Đức Chúa và Isrel đã không nghe lời các tiên tri mà Chúa sai đến cảnh tỉnh họ.
I. XUẤT XỨ.
Trong bản Hípri, hai cuốn Các Vua chỉ làm thành một cuốn, việc chia ra thành Các Vua 1 và 2 là do bản dịch LXX (Hy Lạp), chính việc tách ra làm cho trình thuật về triều đại vua akhátgiahu và câu chuyện tiên tri Êlia bị đứt đoạn (bắt đầu từ 1V 22, 54 và kết thúc ở 2V 1).
Có lẽ phần lớn sách này tác giả dựa trên niên đại các vua (trong sử ký triều đình) Giuđa và Israel, ngoài ra cũng không thiếu những nguồn truyền khẩu trong dân về sự nhận định khen chê các triều đại vua của họ. Có vẻ như tác giả còn là một nhân chứng khi mục kích sự sụp đổ của giêrusalem (-587), vì thế có thể suy đoán rằng, tác giả là một tư tế đã viết sách này vào khoảng năm -580.
Thời gian sau, qũang năm -550 và trước khi nhưng người lưu đày hồi hương, cũng trên đất Palestin, một soạn giả thứ hai có lẽ đã đọc lại và bổ sung thêm những trình thuật và những truyền thống mà ông sưu tập được, như: l5ch sử việc nối ngôi vua kéo dài từ sách Samuel qua, việc phong toả Giêrusalem (2V 18-19), việc nữ hoàng Sơva đến chiêm ngưỡng sự khôn ngoan của Sa-lô- mon. Soạn giả này còn đặc biệt nói đến tầm quan trọng của luật và các tiên tri, nên có thể nói được là tác giả là một nhân vật thuộc giới tiên tri.
Sau cùng vào cuối thế kỷ –VI sách được hiệu đính và bổ sung thêm nữa do các ký lục thuộc giới Lêvi.
Sách Các Vua kể ra ba trong số các nguồn văn của mình : một lịch sử của Sa-lô-mon, Ký sự các vua Israel và các ký sự vua của Giuđa. Ngoài ra còn các nguồn văn khác, ngoài phần cuối của tài liệu quan trọng về Đavit, 1V 1-2, một phần mô tả Đền Thờ, gốc tư tế, 1V 17 2V 1 và 2V 2-13. Các trình thuật về triều Khítkigia, đề cập tới Isaia xuất phát từ các đồ đệ của tiên trị này.
Khi việc soạn tác không sử dụng các nguồn văn thì các biến cố được đóng khung trong một khuôn mẫu nhất định: mỗi triều đại được đề cập tới một cách riêng rẽ, đầu và cuối các triều đại được ghi bằng những công thức hầu như nhất định, kèm theo một sự phê phán về thái độ tôn giáo của vua. Tất cả mọi vua Issrael đều bị lên án vì cái tội “nguyên thuỷ” của vương quốc này : đó là việc thành lập đền thờ Baal; trong số các vua của Giuđa, chỉ có tám vị là được khen ngợi vì sự trung tín đối với lệnh truyền của Giavê. Nhưng sự khen ngợi này đã sáu lần bị giới hạn bởi nhận xét: “Các cao đàn không bị huỷ”; chỉ có Khítkigia và Giosigia là được tán tụng không dè dặt.
Các sự phê phán hiển nhiên dựa vào luật về sự thống nhất đền thờ. Nhưng hơn nữa : việc khám pha ra sách Luật dưới triều Giosigia và cuộc cải cách tôn giáo là điểm cao của tất cả lịch sử này và tất cả tác phẩm là một sự minh chứng cho luân thuyết căn bản của Tl và được lập lại trong 1V 8 và 2 V 17 : nếu dân tuân giữ giao ước ký kết với Thiên Chúa sẽ được chúc lành, còn nếu vi phạm sẽ bị sử phạt. Ảnh hưởng của Luật còn thấy trong điệu văn mỗi khi soạn giả khai triển hoặc chú giải các nguồn văn.
Có thể việc soản thảo thứ nhất theo tinh thần Đệ Nhị Luật được thực hiện trước lưu đày, trước khi Giosigia chết tại Mơgiđđô, năm -609, và lời khen ngợi này, 2V 23 25 (trừ các câu cuối) sẽ là phần kết luận của tác phẩm tiên khởi. Một ấn bản thứ hai, cũng thuộc Đệ Nhị Luật, được thực hiệân trong thời lưu đày, sau năm 562 nếu phần cuối sách hiện tại là 2V 52 22-30, và sớm hơn một chút, nếu tác phẩm ngừng sau trình thuật về cuộc đưa đi đày lần thứ hai, 2V 25 21. Và cuối cùng, có thêm ít khúc, trong và sau lưu đày.
II. BỐ CỤC.
Sách Các Vua được chia làm 3 phần chính:
Phần I: Triều đại vua Sa-lô-mon (1V 1-11).
Phần II: Lịch sử song song hai vương quốc Nam và Bắc (1V 12- 2V 17).
Phần III: Vương quốc miền Nam từ sau khi miền Bắc sụp đổ (2V 18-25).
III. PHÂN TÍCH.
Phần I: Triều đại vua Sa-lô-mon (1V 1-11).
Trong phần này, tác giả nhắc lại tập hồi ký của gia đình Đa-vít, rồi hết lời ca ngơi tất cả những gì nói lên vinh quang của Sa-lô-mon là vị vua lớn trong lịch sử dân tộc Israel về mọi lãnh vực, mà công trình quan trọng bậc nhất là xây dựng đền thờ Giêrusalem.
a, Sự khôn ngoan của Sa-lô-mon.
Thời kỳ Sa-lô-mon trị vì có thể nói là đạt tới đỉnh vinh quang (tất nhiên là trong cái nhìn đương thời của Israel). Về tài liệu, có lẽ phần này tác giả sử dụng nguồn chính là sử ký triều đình của Sa-lô-mon, có thể nói những gì mô tả khá chính xác, nhưng những gì biện hộ và ca tụng không hẳn là viết sử và không loại trừ những thêm thắt vào, nhất là những ca tụng có phần phóng đại về quyền lực, giàu có và sự khôn ngoan.
Ý nghĩa của hai chữ “khôn ngoan” được hiểu là những đức tính cần thiết mà Đức Chúa ban cho vua để cai trị, chứ không có tính chủ yếu luân lý như các triết gia ngày nay định nghĩa. Theo quan niệm Đông Phương cổ đại, khôn ngoan là một sự tài khéo đặc biệt để điều hành về chính trị và hành chánh.
b, Lời cầu xin của Sa-lô-mon.
Sa-lô-mon được xức dầu tấn phong làm vua vào năm -970. Khi lên ngôi vua, ông đã cầu xin Chúa “ban cho ông một tâm hồn biết lắng nghe, để cai trị dân Chúa và biết phân biệt phải trái” (3,9). Lời cầu xin của ông đẹp lòng Thiên Chúa, và Người đã ban cho ông sự minh triết khiến ông nổi tiếng là khôn ngoan và được coi như hình mẫu của sự khôn ngoan trong lịch sử dân Israel.
Lời cầu xin của Sa-lô-mon phát xuất từ tâm hồn khiêm tốn, ý thức rằng sẽ không thể chu toàn trách nhiệm lớn lao được trao phó nếu không có ơn Chúa phù trì. Lời cầu xin đó cũng cho thấy tầm quan trọng của sự lắng nghe, lắng nghe tiếng Chúa và lắng nghe tiếng dân, vì nếu không lắng nghe thì sẽ không nhận ra sự thật và không thể đáp trả những nguyện vọng của Dân Chúa.
Điều đáng tiếc là Sa-lô-mon đã không trung thành mãi với ý nguyện ban đầu. Ông đã không còn lắng nghe tiếng Chúa, cũng chẳng nghe tiếng than thở của dân (chương 9), càng ngày càng sa đà vào lối sống của dân ngoại, nhất là xây dựng những đền miếu thờ thần cho các bà vợ dân ngoại, để rồi làm dịp tội cho dân Israel và vì thế đưa đất nước đến chỗ suy vong sau này.
c. Xây dựng Đền Thờ.
Vua Đa-vít ước mong xây dựng Đền thờ kính Đức Chúa, nhưng ước nguyện này chỉ được hoàn thành dưới triều Sa-lô-mon. Vào năm thứ tư triều đại mình, Sa-lô-mon đã bắt đầu công trình xây dựng đền thờ, và sau bảy năm, công trình được hoàn thành (chương 6). Sau khi hoàn thành, nhà vua đã cho kiệu Hòm Bia của Đức Chúa vào Đền Thờ, và vinh quang Đức Chúa tràn ngập Đền Thờ.
Thiên Chúa chẳng lệ thuộc vào một ngôi nhà bằng gạch đá, Người chỉ hiện diện ở đó vì tình thương đối với dân. Khi dân không còn trung tín nữa thì ngay cả sự hiện diện của Đền Thờ cũng không cần thiết! Sách Các Vua đã kết thúc với sự kiện bi đát là Đền thờ bị phá huỷ và dân bị đem đi lưu đày. Chính Chúa đã cảnh báo Sa-lô-mon từ trước, “Nếu ngươi và con cháu các ngươi tráo trở bỏ đường lối Ta…. Thì Ta sẽ tiêu diệt Israel khỏi phần đất Ta đã ban cho chúng. Còn Đền thờ Ta đã thánh hoá để kính Danh Ta, Ta sẽ loại trừ khỏi nhan Ta, và Israel trở thành bia miệng cho mọi dân tộc đàm tiếu” (9,2).
Phần II: Lịch sử song song hai vương quốc Nam và Bắc (1V 12- 2V 17).
Cuộc khủng hoảng chính trị và tôn giáo chia cắt dân tộc làm hai. Từ đó hai bên ở trong tình trạng huynh đệ tương tàn cho đến thời Akháp lên ngôi ở Israel đem lại một thời gian hoà hoãn và liên kết cho tới triều đại Giôát. Sau đó lúc thì dửng dưng, khi lại đánh nhau và đến năm -721 thì vương quốc Israel bị Átsua bắt đi lưu đày. Trả lời cho sự sụp đổ của Israel, tác giả sách Các Vua lý giải rằng do vua và dân nước này chìm đắm trong tội lỗi khi thờ các thần dân ngoại…
a. Chính trị và tôn giáo
Sau cuộc ly khai về chính trị, Giơroboam làm vua toàn Israel, chỉ còn Giuđa theo nhà Davit (12,20). Giơroboam quyết định đặt 2 bò mộng bằng vàng ở Bethel và Dan nhằm mục đích chính trị là để dân khỏi phải lên Giêrusalem để làm việc thờ phượng, và như thế ông giữ dân ở lại với mình (12,26-33). Như thế, tôn giáo đã bị lợi dụng để phục vụ cho ý đồ chính trị, sử dụng tôn giáo như công cụ cho ý đồ chính trị của mình. Thiên Chúa không còn là Đấng được tôn thờ nhưng chỉ là phương tiện phục vụ những tính toán quyền lực của con người. Đương nhiên Thiên Chúa không thể chấp nhận điều đó (13, 1-5).
b. Đạo lý về tiên tri.
* Một vài ghi nhận về tiên tri Elia.
Tên gọi của tiên tri Elia có nghĩa: Giavê là Thiên Chúa của tôi. Ta không có đầy đủ những sử liệu về việc sinh hạ và thiếu thời của tiên tri. Tuy nhiên, ta biết chắc rằng tiên tri Elia đã hoạt động dưới thời các vua Ahab, Ahaziah, và Jehoram (873-843 BC). Các vua thời đó thờ phượng Thiên Chúa nhưng cũng chạy theo các thần ngoại (Baal và Ashera) để cầu mưa nhằm làm tươi tốt đất đai. Nhiều tiên tri và tư tế khác cũng chạy theo, nhưng Elia cương quyết đòi hỏi một niềm tin trọn vẹn và tinh tuyền vào Giavê. Hoàng hậu Jezabel là người Phoenician, cũng là người đỡ đầu cho những việc thờ cúng ngoại giáo này, và tiên tri Elia đã gặp nhiều khó khăn với bà hoàng hậu này.
* Tiên tri Elisê
Trong trình thuật về ơn gọi của Elisê, nên quan tâm đến một vài chi tiết: Áo choàng của Elia là biểu tượng quyền năng của vị tiên tri (x.2V 2, 8.14: đập áo choàng rẽ biển). Elisê đã đáp lại lời mời gọi bằng cách giết bò và lấy cày làm củi. Hành động này diễn tả quyết tâm dứt khoát từ bỏ mọi sự để theo thầy.
Tiên tri Elisê làm nhiều phép lạ: những phép lạ trên sự vật như chữa lành nước uống, lượng dầu của bà goá nghèo khổ; những phép lạ trên bệnh tật và cả thần chết. Điều cần nhấn mạnh ở đây là quyền năng của Lời Chúa, Lời chữa lành, Lời ban sự sống. Ý nghĩa này được thể hiện cách cụ thể qua phép lạ chữa lành Naaman.
Vua Israel bất lực trước cơn bệnh của Naaman. Dù thương mến vị tướng này hết sức, nhà vua không thể giúp gì được. Như thế, quyền lực chính trị và quân sự không phải là tất cả. Rộng hơn nữa, mọi thứ quyền lực con người có trong tay đều có những giới hạn của nó. Sự giới hạn này gắn liền với chính thân phận hữu hạn của loài thụ tạo. Không biết nhìn nhận những giới hạn này là không sống đúng với sự thật về con người, và có thể dẫn đến những hành động tai hại.
Thái độ của Naaman: Ông từ chối đi tắm ở sông Giođan theo yêu cầu của tiên tri Elisê vì lập luận rằng có nhiều dòng sông ở quê ông còn tốt hơn. Chính ở đây, độc giả khám phá ý nghĩa của bản văn: vấn đề không phải là dòng sông mà là lời của vị tiên tri dạy, đúng hơn là Lời Thiên Chúa phán qua miệng vị tiên tri. Chính Lời Thiên Chúa làm cho nước sông Giođan có khả năng chữa lành, chính Lời Thiên Chúa chữa lành và ban sự sống[1].
* Đạo lý về tiên tri.
Trong mọi trường hợp, các tiên tri nói nhân danh Đức Chúa, kêu gọi mọi người vâng nghe lời Đức Chúa và hứa cho họ được Người che chở. Chủ đích của các tiên tri là làm sao cho lề luật và công lý trong Isrel được tôn trọng. Các tiên tri hoạt động trong cả lãnh vực tôn giáo, luân lý và chính trị, vì tất cả đều đặt dưới quyền của một Đức Vua tối cao là Đức Chúa.
Tiên tri là người được Chúa sai đi để công bố Lời Chúa cho dân, vì thế các ngài nhấn mạnh rất nhiều đến việc trung tín với Lời Chúa. Có thể lấy một vài câu chuyện trong Sách Các Vua để minh hoạ.
– Truyện bà Jezabel
Vì lòng tham, hai vợ chồng vua Achaz sử dụng mọi thủ đoạn tồi tệ nhất để chiếm đoạt vườn nho của Nabot. Nabot bị tố cáo tội phạm thượng đến Thiên Chúa và Đức Vua, và ông bị ném đá chết. Và nhà vua ung dung chiếm đoạt vườn nho của Nabot (1V 21, 4-15). Thế nhưng tiên tri Elia được Chúa sai đến tuyên án lệnh của Thiên Chúa, một án lệnh khủng khiếp: “Ta sẽ giáng tai hoạ xuống trên ngươi, Ta sẽ xoá sạch hậu duệ ngươi… Chó sẽ ăn thịt Jezabel…” 1V 21,23. Và án lệnh đã được thi hành: vì vua Achaz bày tỏ lòng sám hối nên Chúa phán, “Vì nó đã hạ mình trước mặt Ta, nên Ta sẽ không giáng họa trong buổi sinh thời của nó, nhưng đến đời con nó, Ta sẽ giáng họa xuống nhà nó” (21,29). Nhưng bà Jezabel đã phải chịu hình phạt như Lời Chúa phán (2V 9, 30-37).
– Truyện Vua Ahaziah
Nhà vua đau ốm và sai người đi thỉnh ý thần Baal xem có qua nổi cơn bệnh không (2V 1,2). Quả là một cử chỉ tỏ tường cho thấy nhà vua đã bỏ Chúa để tin theo các thần tượng ngoại giáo. Vì thế Chúa phán qua miệng tiên tri Elia: “Ở Israel không có Thiên Chúa hay sao, mà các anh lại đi thỉnh ý Baal… Vì thế Đức Chúa phán thế này: ngươi sẽ không xuống khỏi giường mà ngươi đã lên nằm, vì thế nào ngươi cũng chết” (2V 1, 3-4). Và án lệnh của Thiên Chúa đã được thi hành (2V 1,17).
Hai câu truyện trên và nhiều sự kiện khác trong sách đều nhằm làm nổi bật đòi hỏi trung tín với Thiên Chúa và với giao ước. Đây không phải là lời đe doạ nhưng là lời mời gọi cho tất cả các tín hữu, để mỗi người cố gắng sống trung tín với ơn gọi đã lãnh nhận: ơn gọi Kitô hữu, ơn gọi gia đình, ơn gọi linh mục tu sĩ. Cuộc sống ta sẽ chỉ có hạnh phúc thật sự sâu xa và bền vững khi sống sự trung tín này.
Phần III: Vương quốc miền Nam từ sau khi miền Bắc sụp đổ (2V 18-25).
Phần này tường thuật về vương quốc Giuđa thời gian từ năm -721 đến năm -587, nghĩa là sau khi vương quốc phía Bắc sụp đổ cho đến khi Giuđa bị lưu đày sang Babilon. Tác giả đặc biệt chú trọng tới hai vua được xem là sùng đạo nhất là Khítkigia (716-687) và Giôsigia (640-609): Vua Giosigia đã biết nghe lời tiên tri Isaia mà giữ vững niềm tin vào Đức Chúa trong lúc vương quốc bị lâm nguy, còn vua Giôsigia có công phục hưng tôn giáo sau khi tìm thấy Sách Luật. Còn lại, các vua khác đều suy nhược và không làm đẹp lòng Đức Chúa đã đưa dân đến bờ vực diệt vong.
Kết thúc sách Các Vua ghi lại một niềm hy vọng cho dân Chúa, vì đối với tác giả, lý do trực tiếp đưa tới việc ly khai Nam – Bắc và việc Giuđa sụp đổ chính là tại bởi những người kế vị vua Đa-vít (vua tốt) không tuân phục Đức Chúa. Tuy nhiên, lời hứa cho nhà Đa-vít tồn tại (1V 2,4; 15,11; 2V 8,19) vẫn mở ra niềm hy vọng. Ngay tại nơi lưu đày, vua Babilon vẫn đối xử thiện cảm với vua Giuđa (x. 2V 25,29) và cuối cùng vua Giơhôgiakhin được phóng thích.
Sách Các Vua phải được đọc trong tinh thần, theo đó các sách này đã được viết ra: một lich sử của cuộc cứu thoát. Thái độ vô ơn của dân được chọn, sự sụp đổ kế tiếp nhau của hai phần của dân tộc xem ra đã làm hỏng kế đồ của Thiên Chúa. Nhưng người ta thấy luôn luôn có một nhóm trung tín không chịu quì gối trước Baal, một số sót của Sion trung tín với Giao Ước, để bảo đảm tương lai. Tính cách vững chắc của quyết định của Thiên Chúa được bộc lộ trong sự tồn tại liên liên tục lạ lùng của dòng dõi Đa-vít, mang các lời hứa về Mêsia. Và tác phẩm, dưới hình thức cuối cùng của nó, kết thúc trên ân huệ được ban cho Giơhôgiakhin, như trên bình minh của sự cứu chuộc.
[1] Nöôùc soâng Gioñan laø hình aûnh nöôùc röûa toäi: Beänh phong laø hình aûnh cuûa toäi loãi (thaân phaän ngöôøi phong trong Israel moâ taû yù nghóa cuûa toäi loãi: maát hieäp thoâng vôùi Thieân Chuùa, vôùi coäng ñoaøn, bò xa caùch). Naaman nhôø nöôùc soâng Gioñan maø ñöôïc saïch, da thòt trôû neân ñeïp ñeõ nhö da ñöùa treû. Cuõng vaäy, nöôùc röûa toäi ban cho ta ôn taùi sinh, daãn ta vaøo söï hieäp thoâng ñaõ maát.
YÙ nghóa cuûa cöû haønh bí tích: Trong moïi cöû haønh bí tích ñeàu coù Lôøi vaø chaát lieäu nhö nöôùc, daàu, baùnh… Ñaây chæ laø nhöõng chaát lieäu bình thöôøng trong cuoäc soáng nhöng Lôøi Thieân Chuùa (qua thöøa taùc vieân) laøm cho chaát lieäu mang noäi dung môùi. Caû linh muïc cuõng nhö giaùo daân ñeàu caàn quan taâm ñeán yù nghóa naøy ñeå cöû haønh bí tích vôùi yù thöùc ñöùc tin, khoâng bieán bí tích thaønh ma thuaät.
Discussion about this post