SÁCH SAMUEL I & II
Hai sách Samuel ban đầu chỉ có một cuốn, về sau các dịch giả bản LXX đã chia làm. Sách mang tên vị thẩm phán cuối cùng, tức là Samuel vì sách được mở đầu với câu chuyện kể về ông. Đàng khác, chính qua Samuel mà Thiên Chúa đã chấp nhận cho dân được tổ chức thể chế theo các nước lân bang.
Danh xưng Samuel (Shem-hu-el) vừa có nghĩa là “tên Ngài là Chúa”, hoặc “người đến từ Thiên Chúa” mà bà Anna mẹ Samuel tuyên xưng, vừa có nghĩa là “xin” (x. 1Sm 1,20) nghĩa là “kẻ xin được” vì Samuel là đứa con mà bà Anna son sẻ đã xin Chúa ban cho và bà đã được nhận lời. Tên Samuel còn có nghĩa là “người đến từ Thiên Chúa” cho thấy sứ mạng của Samuel.
Samuel giữ một vai trò quan trọng trong các biến cố thời bấy giờ, trong tư cách vừa là tiên tri vừa là Thủ Lãnh. Ông được coi như là chiếc cầu nối thời hỗn loạn các Thủ Lãnh với thời hiệp nhất và có tổ chức của các vua. Dùø chính ông có đắn đo dè dặt khi chấp nhận lời thỉnh cầu của ông để lập vương triều, nhưng người ta vẫn coi ông như là nhà thiết lập nền quân chủ cho Israel, khi chính tay ông lần lượt xức dầu cho hai vua tiên khởi cai trị Israel là Saun và Đa-vít. Samuel còn là tư tế của Đức Chúa, phục vụ tại đền thờ Silô, mặc dù ông không thuộc chi tộc Le6vi như truyền thống.
Sách Samuel là một trang sử dài và quan trọng trong tiến trình mặc khải, vì nó cho thấy sự tiến triển của dân Israel về chính trị, luân lý và tôn giáo. Mối liên hệ giữa Đức Chúa với dân Người phát triển một cách tiệm tiến, bắt đầu từ những quan niệm thô sơ vật chất rồi thanh lọc dần đến một ý niệm siêu việt của Thiên Chúa. Sách khẳng định, chính Đức Chúa, qua trung gian là ông Samuel, thiết lập nền quân chủ. Ý kiến của dân xin có vua một cách nào đó vẫn bị lên án. Như thế, vương quyền của một ông vua không do người ta mà có, nhưng do Đức Chúa. Vì vậy, chính thể quân chủ của Israel ngay từ đầu đã mang tính tôn giáo. Nói cách khác, luôn phải suy phục thần quyền, các vua phải vâng lời và phục vụ Đức Chúa.
Tác giả sách Samuel kể lại các tích truyện về những vị lãnh lãnh đạo Israel từ ngày khi Samuel được gọi cho đến hết triều đại Salomon. Ông cho thấy định mệnh của toàn dân lệ thuộc vào đời sống đạo đức và sự khôn ngoan của các vị lãnh đạo: Thượng tế Hêli kết liễu cuộc đời thật thảm thương vì không sống đúng danh nghĩa tư tế và thẩm phán, Saun sớm bị Chúa loại bỏ vì bất tuân lệnh Người, Đa-vít chịu lao đao đủ thứ vì tội ngoại tình…
I. XUẤT XỨ.
Truyền thống cổ xưa của các Rabbi coi Samuel là tác giả của bộ sách này; về sau, một số các Rabbi khác còn dựa theo 1Sb 29,29-30 để cho rằng sách do chính Samuel biên soạn và được tiếp nối bởi các tiên tri Nathan và Gát sau khi Samuel qua đời.
Thật ra, sách này được hình thành vào khoảng năm 700 trước CGS, do việc sưu tập các ký sự và các tài liệu trong văn khố của hai nước Bắc và Nam. Sách được viết lại như chúng ta có ngày nay vào khoảng thế kỷ thứ VI trước CGS, do một vị thuộc nhóm Đệ Nhị Luật.
Có thể nói, sách Samuel có tính lịch sử hơn cả so với các tác phẩm khác của vùng Tây Á cổ xưa, vì sách không ngần ngại kể cả những điều không đẹp không tốt của các vị mà sách đề cao, thậm chí cả những chuyện không cần thiết cũng được kể lại, vì không ai lại bịa ra những chuyện xấu xa cho thần tượng của mình cũng như bịa ra những chuyện không cần thiết và thậm chí không có ý nghĩa nhắm tới một mục đích gì.
Tác phẩm sắp xếp nhiều nguồn văn và nhiều truyền thống khác nhau về buổi đầu của thời quân chủ. Có một truyền thống về thời Hòm Bia bị cầm giữ nơi người Philitin, 1S 4-6, và liên tục trong 2S 1. Câu truyện được đóng khung giữa một trình luật về một thời thơ ấu của Samuel. 1S 1-3, và một trình thuật trình bày Samuel như vị Thủ Lãnh cuối cùng và phóng về trước giải thoát khỏi ách quân Philitin, 7. Samuel đóng một vai trò cốt cán trong lịch sử thành lập vương quyền, 1S 8-12. Từ lâu người ta đã phân biệt trong phần này hai nhóm truyền thống: 9,10 1-16 11 và 8,10 17-24 12. Nhóm thứ nhất, là khuynh hướng vương quyền và biến cố, và nhón thứ hai, khuynh hướng bài quân chủ. Khuynh hướng thứ hai phải muộn thời hơn khuynh hướng thứ nhất. Thực ra, cả hai truyền thống đều xưa và chỉ nói lên những khuynh hướng khác nhau, chứ không phải đối chọi. Khuynh hướng thứ hai không đến nỗi quá « bài quân chủ » như người ta nghĩ. Khuynh hướng này chỉ chống một nên quân chủ không tôn trọng quyền của Thiên Chúa.Cch. 13-14 trình bày các cuộc chiến của Saul chống lại Philitin dưới nhãn giới bài Saul 13 7b-5a; nhãn giới bài bác này gặp lại trong 15, liên quan tới trận chiến chống lại dân Amalek. Sự bài kích Saul này chuẩn bị cho việc Samuel xức dầu cho Đa-vít và về sự xung khắc giữa ông với Saul, được gộp lại trong 1S 16 14-2S 1. Phần cuối của câu truyện nằm trong 2S 2-5 : Vương quyền của Đa-vít tại Hêbron, cuộc chiến chống dân Philitin và việc đánh chiếm Giêrusalem đảm bảo cho việc xác nhận Đa-vít là vua trên toàn cõi Israel, 2S 5 12. Ch. 6 tiếp câu truyện về Khám. Lời tiên tri của Natan, 7, xưa, nhưng đã được sửa lại. Ch. 8 là một bản tóm lược do soạn tác. Từ 2S 9, bắt đầu một trình thuật dài sẽ chỉ kết thúc với thời đầu các vua, 1V 1-2. Đó là câu chuyện về gia đình Đa-vít cùng với các cuộc xung đột sau vụ nối ngôi, được kể bởi một nhân chứng nhãn tiền trong buổi đầu của triều Sa-lô-mon. Câu chuyện bị đứt quãng bởi 2S 21-24, gộp lại các mảnh vụn, gốc khác nhau về triều đại Đa-vít.
Ngoài phần 2S 9-20, có thể có nhiều phần khác đã được cấu tạo từ những thế kỷ đầu của thời quân chủ : truyện Samuel, hai truyện về Saul và Đa-vít. Cũng có thể các phần này đã được đấu kết với nhau vào khoảng năm — 700, nhưng chỉ được đưa vào trong tác phẩm dưới hình thức cuối cùng của nó vào thời lịch sử trong tinh thần Đệ Nhị Luật. Tuy vậy, ảnh hưởng của Đệ Nhị Luật ở đây không rõ rệt trong Thủ Lãnh và sách Các Vua. Người ta có thể nhận ra ảnh hưởng này cách riêng trong những chương đầu tác phẩm như 1S 2 22-36 7 và 12, có lẽ trong việc sửa lại lời tiên tri Natan, 2S 7, nhưng trình thuật của 1S 9-20 đã được giữ lại hầu như nguyên vẹn.
Các sách Samuel bao trùm giai đoạn từ đầu thời quân chủ tại Israel cho tới cuối thời Đa-vít. Sự bành trướng của dân Philitin— chiến trận Aphek, 1S 4, vào khoảng năm— 1050—đe dọa chính sự sống của Israel và bắt đầu cuộc sống còn của Israel và bắt buộc đưa tới nền quân chủ. Saul, vào khoảng năm– 1030, xuất hiện như kẻ nối tiếp các Thủ Lãnh, như được tất cả các chi tộc nhìn nhận, uy tín và quyền hành của ông có tính cách bao quát và bền bỉ : vương quyền ra đời. Chiến tranh giải phóng bắt đầu và người Philitin bị đánh lui về phần đất của họ, 1S 14, nhưng các cuộc chạm trán vẫn tiệp tục xảy ra ở ven rìa đất Israel, 1S 17; 28 và 31. Trận cuối cùng thật bại và Saul chết khoảng năm—1010. Sự thống nhất quốc gia lại một lần nữa bị đe dọa. Và Đa-vít được xức dầu làm vua Hêbron do người Giuđa ; các chi tộc phía Bắc thì đặt Ishbôel nhưng bị ám sát chết và Đa-vít được nhìn nhận là vua trên cả Israel. Thống nhất được tái lập.
Sách thứ hai Samuel chỉ ghi lại vắn tắt những kết quả chính trị của triều đại Đa-vít. Nhưng kết quả thật lớn lao. Quân Philitin bị đẩy lui vĩnh viễn, thống nhất đất nước được hoàn tất, Giêrusalem trở thành kinh đô chính của vương quốc. Tất cả những vùng bên kia Giođan phải thuần phục và Đa-vít mở rộng quyền kiểm soát trên người Aram trong vùng Nam Syri. Nhưng, vào lúc Đa-vít chết, khoảng năm -970. Sự thống nhất quốc gia chưa thực sự được thực hiện; Đa-vít là vua Israel và Giuđa nhưng hai khối thường chống đối nhau : cuộc nổi loạn của Absalôm được các người phương Bắc ủng hộ, Shơba thuộc chi tộc Benyamin đã muốn xuối dân nổi dậy. Đã có mầm mống cho sự li khai.
Các sách này mang một tín thư tôn giáo : loan báo những điều kiện và những khó khăn ở một nước Thiên Chúa ở trần gian. Lý tưởng chỉ đạt tới dưới triều Đa-vít ; trước đó Saul đã thất bại và tiếp theo sau là mọi bất trung của nền quân chủ, đưa tới án phạt của Thiên Chúa và được nuôi dưỡng với những lời hứa cho nhà Đa-vít. Tân Ước nhắc tới ba lần, Cv 2,30; 2Cr 6,18; Dt 1,5. Đức Giê su thuộc giống Đa-vít, và khi dân gọi ngài là « con Đa-vít », là nhìn nhận ngài là Mêsia. Các giáo phụ đã so sánh đời của Đa-vít với cuộc đời của Đức Yêsu. Đức Kitô được chọn để cứu chuộc mọi người, làm vua dân thiêng liêng của Thiên Chúa, nhưng Ngài lại bị chính người nhà bách hại.
II. BỐ CỤC
Sách chia làm 4 phần:
Phần I: Thời thẩm phán của Samuel (1Sm 1-7).
Phần II: Triều đại vua Saun (1Sm 8 – 2Sm 1).
Phần III: Triều đại Đa-vít (2Sm 2-20).
Phần IV: Phụ lục (2Sm 21-24).
III. PHÂN TÍCH
Phần I. Thời thẩm phán của Samuel (1Sm 1-7).
a, Nội dung.
Phần này tập chú nói về ơn gọi của Samuel: Được Thiên Chúa nhận lời cầu nguyện của bà Anna, được dâng vào đền thờ giúp thượng tế Hêli, trở thành tiên tri, rồi làm thủ lãnh và cứu tinh vĩ đại của dân tộc Israel. Đặc biệt trong phần này, một bài ca chúc tụng Thiên Chúa của bà Anna được xem là bài tiền Magnificat của mẹ Maria sau này. Ngoài ra, phần này còn kể thêm về những cuộc chiến với dân Philitinh và số phận của Hòm Bia giao ước.
Samuel được coi là con người của sự trung thành và biết lắng nghe lời Thiên Chúa. Ông thẳng thắn đóng vai trò của phát ngôn viên: dám nói thẳng nói thực với bất cứ ai, kể cả thượng tế Hêli và vua Saun.
b, Những sự kiện chính.
* Ơn gọi của Samuel.
Hình ảnh thầy cả Heli với cặp mắt đã mờ (3,2) diễn tả đời sống đức tin của Israel lúc đó: ngọn đèn của Chúa, tức là Lời Chúa, đã bị dập tắt vì lối sống buông thả của hàng tư tế.
Thiên Chúa lên tiếng gọi Samuel nhưng cậu bé chỉ nhận ra tiếng Chúa gọi nhờ sự hướng dẫn của thầy cả Heli. Sự kiện này cho thấy tầm quan trọng của việc phân định thiêng liêng trong đời sống đức tin của ta.
“Này con đây”: lời đáp trả của Samuel gợi nhớ lời đáp trả của Abraham khi Chúa gọi ông hiến dâng Isaac (St 22,1-12). Thái độ sẵn sàng của Samuel tương phản với sự trì trệ của hàng tư tế không muốn lắng nghe Lời Chúa (2,25). Samuel là vị tư tế trung tín, được Chúa chọn để thay thế cho hàng tư tế bất trung.
* Hòm bia và đền Silô.
Ngay sau khi chiếm được đất hứa, Giôsuê đã đặt Hòm Bia Giao Ước tại Silô, một làng nhỏ trong vùng núi Épraim, giữa Bết-ên và Si-khem, gần như là nằm giữa hai miền Nam Bắc đất Canaal. Như thế, Silô trở thành đền thờ trung ương làm mối dây hiệp nhất cho các chi tộc sống rải rác khắp xứ, Silô trở thành trung tâm thờ phượng Đức Chúa, nơi tiêu biểu cho sự đoàn kết tôn giáo và là nơi các chi tộc tập họp về mang cả ý nghĩa tôn giáo lẫn chính trị.
Chính tại nơi đây, tư tế Hêli làm Thủ Lãnh 40 năm và qua đời lúc 80 tuổi khi nghe biết Hòm Bia Đức Chúa bị người Philitinh chiếm đoạt. Hai đứa con của Hêli là Khópni và Pinkhát cũng bị quân Philitinh giết vì tội không sống thánh thiện của một tư tế. Cũng tại nơi đây Chúa nhận lời bà Anna cầu xin và cũng tại nơi đây Samuel được chọn gọi.
* Hòm Bia Giao Ước bị quân thù chiếm đoạt (1Sm 4-6).
Hòm Bia là sự hiện diện của Đức Chúa giữa Israel, và mỗi khi có biến thì dân Israel kêu cầu và sự có mặt của Hòm Bia đã làm cho họ vững tâm chiến đấu, nhưng trong một lần Đức Chúa không nhận lời vì dân Isrel không đẹp lòng Người, Hòm Bia đã bị dân Philitinh lấy đi. Tuy nhiên, Đức Chúa đã trừng phạt thần Đagôn của Philitinh, Người gieo tai rắc họa cho dân Philitinh hết những nơi mà họ đưa Hòm Bia tới, cuối cùng họ đã khiếp sợ và mang trả lại cho Israel cùng với những lễ vật chuộc lỗi.
* Samuel làm Thủ Lãnh.
Samuel làm thủ lãnh khác với các vị thủ lãnh “giải phóng” trước đó, nhưng đúng hơn, ông là một tiên tri với nhiệm vụ mang lại cho dân Israel một tinh thần tôn giáo, một tinh thần trách nhiệm và có đạo đức, trên hết phải đặt niềm tin vào Đức Chúa. Samuel còn như là một tư tế mục vụ, ông thường xuyên đi thăm các nơi thờ tự, giảng dạy, khuyến cáo và xét xử, như ở Bết-ên, Ghingan, Mítpa, Rama… (x. 1Sm 7,17).
* Lập vương quốc cho Israel.
Các dân xung quanh đều có vua để đảm bảo sự ổn định về chính trị, quân sự và cơ cấu xã hội. Điều này rất hợp lý và Isrel không những muốn sự ổn định mà còn để sánh ngang với các vương quốc lân bang, vì vị vua cai trị sẽ vừa nắm quyền chỉ huy quân đội, vừa có một đường lối chính trị duy nhất cho toàn dân. Nhưng khó cho Israel vì họ không đơn thuần là một dân tộc, mà là “dân Thiên Chúa”. Thiết lập một vua chẳng khác nào phủ nhận chủ quyền của Đức Chúa. Samuel đã rất khó xử với việc dân xin lập vua, nhưng ông đã thỉnh ý Đức Chúa và chiều lòng mong muốn của dân, đồng thời tiên báo trước cho họ những khổ dịch mà vị vua cai trị họ sẽ đem lại.
Phần II: Triều đại vua Saun (1Sm 8 – 2Sm 1).
a, Nội dung.
Saun được chọn làm vua đầu tiên của Israel, ông xuốt thân từ chi tộc Benjamin, ông có thân hình cao lớn nhưng lại mang trong mình bản tính ưu tư đến bệnh hoạn, tuy có bản lĩnh nhưng lại đa nghi, lúc thì tỉnh táo thẳng thắn và dễ gần, khi lại nóng nảy và nhu nhược. Đức Chúa chỉ đòi hỏi nơi Saun một điều là phải vâng phục Người tuyệt đối. Saun đã làm nên những chiến thắng lẫy lừng trước quân Philitinh, quân Amaleck…, nhưng rồi ông đã hai lần bất tuân lệnh Đức Chúa và sau đó, qua trung gian Samuel, Đức Chúa quyết định truất phế ông.
b, Những sự kiện chính.
* Cách thế tuyển chọn của Thiên Chúa.
Samuel được Thiên Chúa sai đến xức dầu phong vương cho một người con trai của ông Giesê. Thế nhưng những người mà Samuel nghĩ rằng Chúa sẽ chọn lại không phải là người Chúa muốn. Và Người phán: “Người phàm chỉ thấy điều mắt thấy, còn Đức Chúa thì thấy tận đáy lòng” (16,7).
Ở mọi thời đại, cách riêng trong thời đại ngày nay, người ta chú trọng rất nhiều đến dáng vẻ bên ngoài: trong sản xuất kinh doanh, trong việc đánh giá con người, kể cả trong đường hướng giáo dục, ví dụ chủ nghĩa thành tích dẫn đến bao nhiêu gian dối trong môi trường học đường[1].
* Saun phạm luật Hêren (luật Khêren).
Theo nhãn quan ngày nay, chúng ta thấy Saun đáng ra có toàn quyền hành động như thế trong tư cách là một ông vua, hơn nữa những gì ông làm cũng không thể coi là hoàn toàn sai trái khi không thi hành án tru diệt hoàn toàn, và phải chăng Đức Chúa tàn ác và thiếu thông cảm?
Trước hết, cần hiểu đây là nhãn quan Cựu Ước, và nội dung tác giả nhắm tới không dùng ơ sự kiện thực khi diễn tả, mà có tính thần học nhiều hơn. Thời bấy giờ, các dân tộc vùng Cận Đông có một thứ luật dùng trong chinh chiến (thánh chiến) là luật Hêren. Luật này có nghĩa là “tru hiến” là giết sạch và đốt sạch tất cả chiến lợi phẩm gồm cả người và vật. Luật He6ren mang ý nghĩa tôn giáo có nghĩa là: “cắt đứt”, “tách rời”, nghĩa là một khi đã dâng cho Đức Chúa thì không còn được dùng vào việc khác, để tránh lạm dụng, người ta thiêu hủy của lễ. Vì vậy, sau khi chiến thắng, mọi chiến lợi phẩm thuộc về Thiên Chúa, không phải do công trạng mình mà là do bởi công của Thiên Chúa cho ông, nên ông phải tru hiến thiêu hủy sạch, nếu giữ lại là bất phục.
* Chuyện Gôliát.
Truyện Đa-vít chiến thắng tên khổng lồ Gôliát như là một thiên anh hùng ca làm nổi bật dần hình ảnh Đa-vít sẽ thay thế Saun trong tương lai.
Không biết tác giả có phóng đại hay không, dù trong Thánh Kinh đôi khi cũng nói đến “những người khổng lồ”, nhưng chưa có một khảo cổ nào trong lịch sử cho thấy dấu vết có người khổng lồ cao lớn gấp 7 lần người bình thường, và thế giới này cũng chưa ai sở thị có người to lớn như vậy. Tuy nhiên, chắc chắn rằng có một cuộc thách đấu thực sự, và Gôliát chắc chắn phải có một thân hình vạm vỡ và mạnh mẽ nên mới dám ra thách đấu tỉ thí với một dũng sĩ mạnh mẽ nhất của Israel. Sự kiện này cũng gợi lại một tục lệ thời xưa, trước khi giao chiến, hai bên lôi nhau ra nguyền rủa chửi bới nhau cho chán đã, và thường là họ nhân danh các thần minh để nhục mạ nhau và nhục mạ các vị thần của nhau, nhằm lôi kéo sự nổi giận của các vị thần xuống chia phe cùng với họ đánh nhau.
Nhìn từ bên ngoài, cuộc chiến giữa Đa-vít và Goliát quả là cuộc chiến không cân sức. Tương tự như thế là cuộc chiến giữa Giáo Hội và thế gian. Thế nhưng trong cuộc chiến khốc liệt đó, Đa-vít đã chiến thắng. Vậy bí quyết chiến thắng của Đa-vít ở đâu? Lời tuyên bố của Đa-vít đã nói lên tất cả, “Mày mang gươm, mang giáo, cầm lao mà đến với tao. Còn tao, tao đến với mày nhân danh Đức Chúa các đạo binh là Thiên Chúa các hàng ngũ Israel mà mày thách thức” (17,47)[1].
* Saun nổi ghen tàn ác với Đa-vít.
Từ sau sự kiện Gôliát, với lời ca hát của chị em phụ nữ ca ngợi dũng sĩ Đa-vít, Saun luôn bị ám ảnh bởi nỗi sợ bị thay thế, từ đó trong đầu óc vua nổi lên một cơn ghen tàn ác, tự tay phóng lao giết Đa-vít không được, dùng quân Philitinh để Đa-vít bỏ mạng cũng không xong, sau rồi đãø truy nã Đa-vít gắt gao đến nỗi làm cho Đa-vít phải phiêu bạt giang hồ.
Nguồn gốc của sự ghen tị là tính ích kỷ, không nhìn thấy ích chung, chỉ thấy quyền lợi và địa vị của mình. Từ đó, tìm cách hạ thấp thành công của người khác và vui mừng trước thất bại của người khác. Khi không kềm chế được, sự ghen tị còn có thể dẫn người ta đến chỗ phạm nhiều tội ác khác[1].
* Ý nghĩa âm nhạc và y khoa trong sách Samuel.
Sách kể lài việc Đa-vít nhờ cây đàn đã chữa được Saun nhiều lần nguôi giận trong lúc nổi cơn thần kinh. Thời này, các dân bên cạnh Israel như Babilon, Ai Cập và Syrie đã dùng cách phối hợp âm nhạc với y khoa trong việc chữa trị vài thứ bệnh, nhất là một số bệnh về thần kinh. Nếu người Do Thái biết cách sử dụng lối đó thì không đáng ngạc nhiên. Không phải Saun, Đa-vít hay nhà thông thái nào có ý tưởng dùng phương pháp chữa bệnh này, nhưng là những người giúp việc đã khuyên Saun làm cách đó giúp vua khuây khỏa (x. 1Sm 16,14-23).
* Sự quảng đại của Đa-vít.
Qua tường thuật của sách Samuel cũng cho thấy một hình ảnh Đa-vít khôn ngoan và nhân từ, ít nhất hai lần đã tha chết cho Saun.
Đối lại sự ghen tị của Saun, Sách Thánh làm nổi bật lòng quảng đại của Đa-vít. Đa-vít đã sẵn lòng tha thứ cho kẻ làm hại mình (24,1-8). Động lực của lòng quảng đại này không chỉ là những lý do tự nhiên nhưng sâu xa hơn, chính là tầm nhìn đức tin của Đa-vít. Ông nhìn Saun là người được Chúa xức dầu, và vì thế không thể ra tay sát hại (24,7)[2].
* Cái chết bi thảm của Saun.
Thánh Kinh được nhìn tất cả trong cái nhìn đức tin. Vua Saun cũng có những chiến thắng oanh liệt, những cư xử thiếu sáng suốt, những trăn trở tuyệt vọng và một kết thúc cuộc đời bi thảm… Tất cả sự kiện Saun thực ra cũng là một giai đoạn các vương triều phong kiến, có thịnh có suy trong từng triều đại vua chúa. Vì thế, khi nhận định về giai đoạn lịch sử này, cần hiểu tác giả sách Samuel chỉ tập chú đến ý nghĩa của đức tuân phục vào Thiên Chúa, vì Thiên Chúa yêu thích đức vâng phục hơn mọi của lễ…
Phần III: Triều đại Đa-vít (2Sm 2-20).
a, Nội dung.
Vua Đa-vít được tác giả sách Samuel xây dựng nên một hình ảnh ông vua đúng nghĩa, được lý tưởng về mọi mặt: với các chiến công rực rỡ, thiện cảm ông gây được, lòng quảng đại và tế nhị… Sách còn ca ngợi Đa-vít là luôn biết suy phục Thiên Chúa, luôn ân cần thỉnh ý Thiên Chúa và đáp lại lệnh Người. Dù là vua hay dân, luật Thiên Chúa không thể miễn trừ cho ai, điều đáng ghi nhận là Đavit biết thống hối ăn năn và chấp nhận hình phạt khi sa ngã phạm tội. Vua chấp nhận sự khiển trách của bầy tôi Nathan và được Thiên Chúa tha thứ và hứa cho ngai vàng trường cửu. Bên cạnh biết bao đức tính cao đẹp và mạnh mẽ can đảm, vua lại yếu đuối trước sắc đẹp và té ngã trước một người phụ nữ. Chính sự tương phản này gây không ít lao đao khổ tứ và sự rạn nứt gia đình, sự tương tàn huynh đệ nơi các con, sự bất nhân mưu giết cha mình của Absalon, nhất là gây nhiều hậu quả khó lường của việc chọn người kế vị ngai vàng.
b, Những sự kiện chính.
* Thánh thiện và tội lỗi.
Trong thân phận con người, nhà vua cũng đã phạm những lầm lỗi nặng nề. Trình thuật Thánh Kinh về tội của Đa-vít soi sáng cho ta nhiều điều về ý nghĩa của tội lỗi cũng như đưa ra những cảnh giác cụ thể về mối nguy hiểm của tội.
Vua Đa-vít say mê Bathsêba, vợ của tướng Uria, và tìm cách chiếm đoạt bà. Khi đã ăn ở với Bathsêba, nàng có thai, nhà vua phải tìm cách che giấu tội lỗi của mình. Trước hết, vua cho gọi Uria, chồng nàng về gặp vua, rồi ra lệnh cho ông về nhà nghỉ ngơi. Nếu Uria về thăm gia đình và sau đó Bathsêba có thai, âu cũng là chuyện bình thường. Nhưng “Uria nằm ở cửa đền vua với tất cả các bề tôi của chúa thượng ông, và ông không xuống nhà mình,” và lý do ông đưa ra thật đáng khâm phục, “Hòm Bia cũng như Israel và Giuđa đang ở lều, chủ tướng tôi là ông Gioap và các bề tôi của chúa thượng đang đóng trại ở ngoài đồng trống, mà tôi đây lại về nhà ăn uống và nằm với vợ tôi sao?” (11,11). Nhưng vua Đa-vít phải tìm mọi cách che giấu tội lỗi của mình nên khi sử dụng trò gian dối không thành, nhà vua phải dùng đến thủ đoạn tàn ác nhất. Ông viết thư cho tướng Goap, căn dặn rằng: “Hãy đặt Uria ở hàng đầu, chỗ mặt trận nặng nhất, rồi rút lui bỏ nó lại, để nó bị trúng thương mà chết” (11,15). Oái ăm thay, chính Uria lại là người cầm bản án tử cho mình để nộp cho Gioap (11,14) và Đa-vít đã toại nguyện. Bathsêba làm tang lễ cho chồng, sau đó vua Đa-vít đón nàng về làm vợ mình (11,23-27).
Như thế, trong trường hợp của vua Đa-vít, gian dâm dẫn đến gian dối rồi dẫn đến sát nhân. Tội này kéo theo tội khác. Đây cũng là thực tế trong đời sống mỗi người, có điều nhiều khi ta không đủ can đảm và khiêm tốn nhận ra sự thật này. Và vì không thấy đúng sự thật nên không thấy rõ sự tàn phá của tội, cũng không đủ quyết tâm để xa tránh tội.
Tội của Đa-vít khơi nguồn từ chỗ “nhìn thấy người phụ nữ đang tắm.” Giác quan là cánh cửa cho tâm hồn mở ra với thế giới bên ngoài, nhờ đó nhận biết thế giới, thiết lập tương giao, và làm cho đời sống thêm phong phú,nhưng thế giới giác quan cũng có thể trở thành cửa ngõ cho những ham muốn tội lỗi. Vì thế, các nhà đạo đức mới nói đến việc canh chừng ngũ quan.
Cuộc đời vua Đa-vít là tấm gương sáng cho các nhà lãnh đạo cũng như cho từng người tín hữu về nhiều phương diện. Thế nhưng con người tốt lành đó cũng đã có những giây phút sa ngã trầm trọng, từ một đam mê nhất thời dẫn đến nhiều hậu quả trầm trọng.
* Sám hối.
– Biết mình: khởi điểm của hành trình sám hối (12,1-15)
Đa-vít phạm tội và tìm cách che giấu tội lỗi. Có lẽ ông đã thành công vì âm mưu của ông khéo léo quá và vì ông là vua nên không ai dám đụng tới. Nhưng hành động của ông không thể qua mắt Thiên Chúa (11,27). Ngài sai tiên tri Natan đến để giúp Đa-vít nhận ra sự thật mà ông đang tìm cách che giấu.
“Connais-toi meâme – Bạn hãy biết mình.” Người Hi Lạp coi đây là khởi điểm của triết học, và thực sự đây là chân lý căn bản nhất trong đời người nhưng cũng lại là chân lý bị lãng quên nhiều nhất. Đa-vít cũng không dễ dàng nhận ra sự thật về chính mình. Oâng vẫn tỏ ra là một vị minh quân sáng suốt và đầy tình nhân ái. Vì thế khi nghe tiên tri Natan kể chuyện về một người giàu cóù đã ức hiếp người nghèo đến độ bắt cả con chiên duy nhất của người nghèo mà làm tiệc đãi khách của mình, Đa-vít đã hùng hồn tuyên bố, “Có Đức Chúa hằng sống! Kẻ nào làm điều ấy, thật đáng chết” (12,5). Nhưng trong khi ông sáng suốt nhận diện sự bất công mà tên nhà giàu gây ra cho đồng loại, thì ông vẫn không nhận ra sự bất công trầm trọng chính ông đã gây ra. Trong khi ông hùng hồn lên án tên nhà giàu, ông không biết rằng ông đang tuyên án chính mình! Chỉ đến khi tiên tri Natan thẳng thắn công bố, “Kẻ đó chính là ngài” (12,7), ông mới ngỡ ngàng.
– Đền tội
Khi nghe tiên tri Natan kể về một trường hợp bất công, Đa-vít đã tuyên án: “Nó phải đền gấp bốn con chiên cái, bởi vì nó đã làm chuyện ấy và đã không có lòng thương xót” (12,6). Lời tuyên án này báo trước chính hình phạt ông phải chịu, tức là mất bốn người con. Đau đớn nhất cho Đa-vít là ở chỗ những cái chết này lại do chính anh em trong nhà sát hại lẫn nhau:
– 12,18 : con bà Bathsheba chết,- 13,28 : Amnon chết dưới tay Absalom,
– 18,15 : Absalom chết dưới tay quân sĩ của Đa-vít,
– 1V 2,24-25 : Adonijah chết dưới tay Salomon.
Theo lẽ công bằng, nếu tội lỗi đã gây ra những bất công trầm trọng cho tha nhân, thì người phạm tội cũng phải chịu hình phạt cho cân xứng. Phải chăng sự trừng phạt của Thiên Chúa cũng chỉ nhẳm tái lập sự công bằng? Chắc chắn là thế nhưng còn hơn thế. Từng bước một, Thiên Chúa giúp Đa-vít khám phá dung nhan đích thực của Thiên Chúa giàu lòng thương xót.
– Đỉnh cao: khám phá lòng thương xót
Absalom là đứa con phản loạn. Anh ta đã giết Amnon (13,23-29) cho dù với lý do xem ra chính đáng là để báo thù cho em gái mình đã bị Amnon làm nhục! Sau đó, dù đã được vua Đa-vít tha thứ, anh ta vẫn tìm cách tạo vây cánh (15,1-5) và làm loạn chống lại chính vua cha (15,7-12) đến độ vua Đa-vít phải bỏ cả hoàng cung mà chạy trốn. Absalom còn làm những hành vi xúc phạm trầm trọng đến cha già (16,20-22).
Dù con cái ngỗ nghịch như thế, vua Đa-vít vẫn một niềm tha thứ. Đa-vít đã chấp nhận cho Absalom trở về sau khi anh ta đã giết Ammon (14,1-21). Hơn thế nữa, dù Absalom làm loạn khiến Đa-vít phải bỏ cả hoàng cung mà chạy, ông vẫn không muốn giết con. Ơng yêu cầu các tướng sĩ của mình nương tay với Absalom (18,5). Đến khi được tin Absalom tử trận, không những ông không vui mừng mà còn than lan khóc lóc, đòi được chết thay cho con: “Vua Đa-vít run rẩy, đi lên lầu trên cửa thành và khóc. Vua vừa đi vừa nói: Abasalom con ơi, Abasalom con ơi! Phải chi cha chết thay cho con!” (19,1-5).
Đây quả là đỉnh cao của câu chuyện thương tâm và cũng là đỉnh cao của tình phụ tử. Nhưng cũng chính từ kinh nghiệm làm cha như thế, vua Đa-vít khám phá dung nhan đích thực của Thiên Chúa là Cha. Trước kia, Đa-vít có lẽ chỉ thấy được một Thiên Chúa công bằng vì tuy Người tha thứ nhưng vẫn bắt đền tội nặng nề cho xứng với tội nhà vua đã phạm. Thế nhưng kinh nghiệm ông có trước cái chết của Abasalom đã giúp ông khám phá dung mạo đích thực của Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót. Mặc cho ông ngỗ nghịch đến đâu, mặc cho ông tội lỗi đến đâu, Thiên Chúa vẫn một niềm thương xót. Tình thương của Chúa lớn hơn mọi tội lỗi con người đã phạm.
Tóm lại: Chúng ta đọc thấy nơi con người Đa-vít với những nét chính yếu sau đây:
– Là một mục tử can đảm, một nhạc sĩ biệt tài (nên phần lớn các thánh vịnh được quy cho ông là tác giả).
– Là một người rất đẹp lòng Đức Chúa, vì ông có những đức tính cao đẹp, như quảng đại với kẻ thù, suy phục Đức Chúa và tha thiết với việc tôn thờ Đức Chúa.
– Đa-vít cũng là một con người đầy yếu đuối về xác thịt, nhưng biết mau mắn trở về với Đức Chúa và chấp nhận đền tội.
[1] Cuõng theá, trong cuoäc chieán ñaáu vôùi theá gian, khi naøo Giaùo Hoäi chæ tìm nöông töïa vaøo söùc maïnh quaân söï hay kinh teá cuûa ngöôøi ñôøi, Giaùo Hoäi seõ thaát baïi. Ngöôïc laïi, khi Giaùo Hoäi thöïc söï nöông töïa vaøo Chuùa thì Giaùo Hoäi seõ chieán thaéng. Ñoù khoâng phaûi laø chieán thaéng theo nghóa lôïi loäc caù nhaân nhöng laø chieán thaéng cuûa tình yeâu vaø chaân lyù. Moãi Kitoâ höõu cuõng caàn ghi nhôù baøi hoïc naøy cho ñôøi soáng thieâng lieâng cuûa mình, nhaát laø khi phaûi chieán ñaáu choáng laïi toäi loãi.
[2] Taám göông cuûa Ña-vít laøm noåi baät lôøi nhaén nhuû cuûa Chuùa Gieâsu: “Haõy yeâu thöông keû thuø vaø caàu nguyeän cho nhöõng ngöôøi ngöôïc ñaõi anh em” (Mt 5,44). Haõy ñeå Chuùa xeùt xöû moãi ngöôøi theo vieäc hoï laøm. Haõy taäp ñaët mình vaøo hoaøn caûnh ngöôøi khaùc ñeå coù theå caûm thoâng vaø chia seû hôn laø leân aùn vaø traû thuø.
Discussion about this post