THỰC HÀNH VIẾT VĂN
Giới thiệu
Cuốn “Thực hành viết văn” gồm hai phần chính:
1. Sơ lược về các thể loại văn. Phần này chỉ nhắc lại cách khái quát, nhằm giúp các học viên phân biệt các thể loại văn và nhớ lại cách làm các thể loại văn này như đã học ở các trướng phổ thông, chứ không dạy lại cách chi tiết và có các bài thực hành.
2. Cách làm “văn nghị luận” và cách làm “luận văn cuối khóa”. Đây là hai thể loại liên quan đến bài thi vào các học viện và bài thu hoạch khi ra trường, nên phần này được dạy cách chi tiết và kèm theo các bài thực hành.
Chúc các học viên thành công !
Hiền Lâm
PHẦN I. SƠ LƯỢC VỀ CÁC THỂ LOẠI LÀM VĂN
I. VĂN MIÊU TẢ
– Yêu cầu
Miêu tả là dùng lời văn có hình ảnh, làm hiện ra trước mắt người đọc bức tranh cụ thể về một cảnh, một người, một vật đã làm ta chú ý và cảm xúc sâu sắc. Người tả phải nắm vững cảnh, vật mình định tả có những nét gì nổi bật, đặc sắc và diễn tả lại bằng từ ngữ giàu sức gợi cảm, cho thấy rõ hình khối, kích thước, màu sắc, âm thanh, hương vị,…và những cảm giác vui, buồm, ngạc nhiên, thích thú,…khi nhìn cảnh, vật.
Cầm trên tay chiếc bút máy, ta có thể tháo rời để xem nó có những bộ phận gì: nắp bút, thân bút, ngòi bút; Riêng nắp bút lại gồm: nắp nhựa, đai sắt, ghim cài, ốc chốt. Nếu chỉ mới nêu tên thế thôi thì đó là kể. Tả là phải nói cụ thể hơn, làm cho người đọc, người nghe như trông thấy trước mắt từng bộ phận của nó: Vuông, tròn, to, nhỏ, dài, ngắn ra sao, có màu sắc gì?…lại thấy cả tình cảm gắn bó giữa người với bút. Nhìn cảnh, vật ta nhìn bằng mắt và cả bằng tấm lòng yêu ghét của mình. Bài tả phải vừa gợi hình, vừa gợi cảm, phải đạt được những yêu cầu sau:
– Tả giống với thực tế.
– Tả cụ thể và có thứ tự.
– Tả gắn với tình người.
Đối với học sinh giỏi, những yêu cầu trên được nâng cao hơn, cụ thể:
– Tả có những nét tinh tế.
– Tả sinh động.
– Cảm xúc lồng vào các nét tả tự nhiên và đậm đà.
– Phương pháp:
Nhằm đạt được những yêu cầu trên, cần biết:
– Quan sát trực tiếp và tỉ mỉ cảnh, vật, người định tả: Sự tiếp xúc hàng ngày chỉ cho ta những nhận biết hời hợt, chung chung, chơa toàn diện. Có quan sát kĩ, nhiều mặt, nhiều lượt, bằng nhiều giác quan (nhìn, nghe, sờ, ngửi, nếm) thì mới cónhững hiểu biết đầy đủ, phong phú và chính xác. Quan sát trực tiếp còn cho ta những cảm xúc “nóng hổi” để đưa vào bài viết, tránh được tẻ nhạt.
– Quan sát tìm ý đi đôi với tìm từ ngữ để diễn tả đúng và sinh động điều đã quan sát được.
– Cân nhắc để chọn được một thứ tự sắp xếp các chi tiết sẽ tả mà mình coi là thích hợp hơn cả. Thông thường, ta trình bày theo thứ tự không gian (từ bao quát toàn thể đến các bộ phận chi tiết, từ xa đến gần, từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới,…). Ta cũng có thể trình bày theo thứ tự thời gian (điều gì thấy trước, diễn ra trước thì tả trước); hoặc theo thứ tự tâm lí (nét gì mình chú ý nhiều nhất hoặc cho là quan trọng nhất thì tả trước). Đó là phần thân bài. Một bài văn miêu tả hoàn chỉnh phải gồm đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài..
Có năm loại hình thức miêu tả:
1) Tả đồ vật:
* Mở bài:
– Tên đồ vật được tả.
– Đồ vật ấy của ai? Nó được mua hay được làm, trong thời gian nào?
*Thân bài:
– Tả khái quát về hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu và cấu tạo của đồ vật đó.
– Tả cụ thể tường bộ phận của đồ vật (theo trình tự từ trên xuống dưới hay từ ngoài vào trong).
– Tác dụng của đồ vật.
*Kết bài:
Nêu cảm nghĩ của bản thân đối với đồ vật được miêu tả.
2) Tả cây cối:
*Mở bài:
Giới thiệu cây (tên gọi, nơi trồng, thời gian trồng,…).
*Thân bài:
Tả cây (từ bao quát đến từng bộ phận cụ thể).
– Tầm vóc, hình dáng (lớn hay nhỏ, cao hay thấp, thanh mảnh hay sum sê,…).
– Rễ, thân, cành, lá,… có đặc điểm gì?
– Hoa, trái có đặc điểm gì? (về màu sắc, hương thơm, mùi vị,…). Thường ra hoa trái vào mùa nào trong năm?
– Cây gắn bó với môi trường sống và con người như thế nào?
*Kết bài:
Cảm nghĩ của em về cây đó (yêu thích, nâng niu, chăm sóc,…).
3) Tả loài vật :
* Mở bài:
Giới thiệu con vật. Con vật này của ai? Nuôi từ bao giờ?
*Thân bài:
Tả con vật (từ bao quát đến từng bộ phận cụ thể).
– Tả ngoại hình: Hình dáng, tầm vóc, màu sắc , đường nét cùng các bộ phận đầu, tai, mũi, miệng, chân, đuôi,…
Chú ý: Tuỳ từng con vật mà hình dáng bề ngoài được nhấn mạnh vào những chi tiết tiêu biểu nhất. Không nhất thiết phải tả tỉ mỉ từng bộ phận.
– Tả đặc tính và hoạt động của con vật: Chọn ra những điểm tiêu biểu nhất thể hiện được đặc tính chung của giống loài (mèo khác chó, bò khác heo, gà khác vịt,…) và đặc tính (tính nết) riêng của con vật trong ăn uống, hoạt động,…
– Tác dụng của con vật đối với đời sống con người.
*Kết bài: Cảm nghĩ của em đối với con vật được tả.
4) Tả người:
*Mở bài:
Giới thiệu người sẽ tả: Em được gặp người ấy ở đâu/ Trong thời gian nào? Cảm xúc ban đầu của em về người đó như thế nào?…
*Thân bài:
– Tả hình dáng:
+Tả bao quát về tuổi tác (già hay trẻ), tầm vóc (cao lớn hay nhỏ nhắn), dáng điệu (duyên dáng, nhanh nhẹn hay chậm chạp), nghề nghiệp (bác sĩ, công nhân,…), cách ăn mặc,…
+Tả chi tiết: Những nét nổi bật nhất (khuôn mặt, mái tóc, đôi mắt, cái miệng, làn da, chân tay,…)
– Tả tính tình- hoạt động:
+Tính tình của người đó như thế nào? (chất phác, vui nhộn hay dễ cáu gắt,…). Giọng nói ra sao? (nhẹ nhàng hay sang sảng), cử chỉ, điệu bộ,…Cách cư xử với người khác (ân cần, chu đáo,…), việc làm bộc lộ rõ rệt đạo đức, tình cảm và tính nết của người được tả.
+Hoạt động: Tả các việc làm cụ thể: người ấy đang làm gì? Cách làm như thế nào?
Chú ý: Khi tả người, cần làm nổi bật các đặc điểm về lứa tuổi, tác phong, tính tình, hình dáng cho phù hợp với nghề nghiệp, hoàn cảnh riêng của mỗi người; cần kết hợp tả hoạt động, tính tình và đôi nét về hình dáng.
*Kết bài:
Cảm nghĩ cuối cùng của em về người đó (ấn tượng sâu sắc, ảnh hưởng của người đó đối với bản thân…)
5) Tả cảnh:
*Mở bài:
– Giới thiệu cảnh định tả (ngôi nhà, trường học, vườn hoa,…).
– Cảnh đó ở đâu? Em tả nó vào thời điểm nào? Em có tham gia chứng kiến cảnh đó?…
*Thân bài:
– Tả những nét chung nổi bật của toàn cảnh: Những nét bao quát khi thoạt nhìn cảnh:
Quang cảnh chung, cảm tưởng chung về cảnh.
– Tả từng bộ phận của cảnh (theo trình tự hợp lí từ ngoài vào trong hoặc từ trên xuống dưới,…).
+Chọn tả những nét tiêu biểu nhất, xác định trung tâm của cảnh cần miêu tả là gì?
+Chú ý tả đường nét, màu sắc của cảnh vật. Sự liên quan giữa cảnh vật ấy với cảnh vật xung quanh nó.
+Tả người, vật gắn với cảnh (nếu có).
– Tình cảm, thái độ của người tả.
*Kết bài: Nêu cảm nghĩ của người viết trước cảnh được tả.
Ngoài ra, còn có tả cảnh sinh hoạt: (Là một dạng của kiểu bài tả cảnh)
– Nếu một bài văn tả cảnh thông thường thiên về tả cảnh vật thiên nhiên là chính (ít chú ý đến hoạt động của người, vật), thì bài văn tả cảnh sinh hoạt quan tâm nhiều hơn đến hoạt động của con người (và vật).
– Tả cảnh sinh hoạt là sự tổng hợp của cả thiên nhiên, cảnh vật, con người. Vì vậy, việc lựa chọn và sắp xếp các chi tiết tiêu biểu, hợp lí là hết sức cần thiết. Phải làm sao toát lêncho được trọng tâm và nội dung của cảnh cần miêu tả.
– Khi gặp một bài văn mang nội dung tả cảnh sinh hoạt, các em cần lưu ý một số điểm sau:
+Về từ ngữ: Cần lựa chọn các từ ngữ thích hợp (nhất là các từ tượng thanh, tượng hình, động từ, tính từ) để dựng được một bức tranh sinh động bằng hình ảnh, màu sắc và gợi ra cả những âm thanh do hoạt động của con người và vật tạo ra.
+Về trình tự tả: Cần lựa chọn một trình tự tả hợp lí về không gian, thời gian (từ xa đến gần, từ trong ra ngoài (hoặc ngược lại); từ thời điểm trước đến thời điểm sau, từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc.
+Về nội dung: Cần kết hợp tả hoạt động của người, vật xen kẽ với tả khung cảnh thiên nhiên. Tránh tả tách bạch dẫn đến sự đơn điệu, tẻ nhạt.
II. VĂN KỂ CHUYỆN.
1. Yêu cầu:
* Kể chuyện là kể lại một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan một hay một số nhân vật.
Mỗi câu chuyện cần nói lên được một điều có ý nghĩa.
Khi viết bài văn kể chuyện, ta phải xác định được cốt chuyện, xem chúng gồm những sự việc gì, diễn biến và kết thúc ra sao. Các nhân vật trong chuyện có hành động, lời nói, ý nghĩ, tình cảm như thế nào,…
Một bài văn kể chuỵen hay phải bộc lộ được một cách rõ ràng chủ ý của người kể, có cốt chuyện rõ ràng, có nhân vật xác định với những đặc điểm tính cách rõ nét, lời kể sinh động, có cảm xúc.
* Có nhiều cách kể chuyện, song chủ yếu là 3 cách sau:
+Cách 1: Kể lại một câu chuyện mà em đã được đọc, được nghe hoặc trực tiếp tham gia.
+Cách 2: Loài vật, đồ vật, cây cối,…tự kể chuyện của mình (tự thuật). Muốn làm đúng thể loại này, chúng ta phải biến sự vạtt thành con người (nhân hoá) và cần vận dụng nhiều về trí tưởng tượng.
+Cách 3: Kể chuyện theo trí tưởng tượng.
* Khi viết văn kể chuyện, cần lưu ý mấy điểm sau:
+ Nội dung câu chuyện phải có ý nghĩa nhất định. Để xác định được ý nghĩa của câu chuyện, cần tự giải đáp các câu hỏi: Những điều ta sắp kể nhằm chứng minh hoặc khẳng định điều gì? Nó gợi cho người đọc những suy nghĩ và tình cảm như thế nào?
+ Nắm được cốt chuyện và những chi tiết chính. Cốt chuyện ấy có thể lấy nguyên từ thực tế, cũng có thể tự nghĩ ra (những cái tự nghĩ ra phải có sự hợp lí “y như thật”). Cốt chuyện chính là sự nối tiếp nhau của một chuỗi các chi tiết lớn, sau đó sẽ được bổ sung các chi tiết nhỏ hơn (tình tiết) để câu chuyện thêm sinh động.
+ Xây dựng được một dàn bài linh hoạt và hợp lí, nhằm dẫn dắt câu chuyện phát triển theo chiều hướng hấp dẫn, lôi cuốn. Muốn vậy phải biết xây dựng nhân vật, chọn lọc các chi tiết có ý nghĩa nhất, sắp xếp các sự việc một cách tự nhiên…
+ Tìm một giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện. (Ngôn ngữ dân gian nếu câu chuyện có tính khôi hài, ngôn ngữ trữ tình đằm thắm nếu câu chuyện cảm động,…). Giọng kể góp phần tạo nên cái duyện cho bài viết.
2. Dàn bài:
*Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh và nhân vật (chuyện xảy ra ở đâu? Bao giờ? Có những nhân vật nào?…).
*Thân bài: Kể lại toàn bộ diễn biến của câu chuyện theo cốt chuyện đã thấy hoặc đã nghe hoặc do mình tưởng tượng ra.
(Cần chọn từ, đặt câu, chọn chi tiết,…và có thể sử dụngcả văn đối thoại để làm câu chuyện thêm phần sinh động).
*Kết bài: Nêu phần kết của câu chuyện (Câu chuyện kết thúc ra sao? Có chiều hướng tốt hay xấu? gợi cho em cảm giác gì? Bài học rút ra từ câu chuyện là gì?)
III. VĂN PHÂN TÍCH.
Phân tích tác phẩm văn học
- Tác phẩm văn học là gì ? Người ta gọi tác phẩm văn học là công trình sáng tác đạt đến trình độ nghệ thuật cao thuộc: thơ, truyện, kịch , ký v.v…
Một bài thơ, tập thơ ,tiểu thuyết ,truyện ngắn , ký , kịch đều gọi là tác phẩm văn học . Mỗi tác phâm văn học đều có đặc thù riêng của nó.
2- Phân tích tác phẩm văn học là gì ? Phân tích tác phẩm văn học là tìm hiểu nhận xét đánh giá tác phẩm ấy về hai phương diện nội dung và nghệ thuật trong mối quan hệ giữa tác giả và tác phẩm cũng như hoàn cảnh ra đời của nó . Khi phân tích nếu là tác phẩm văn tự sự thì phân tích nội dung riêng nghệ thuật riêng . Nếu là tác phẩm trữ tình thì phân tích nghệ thuật để làm sáng tỏ nội dung . Vì sao ? Vì tác phẩm tự sự
Thì tư tưởng tình cảm của tác giả đươc thể hiện thông qua hàng động ,tính cách ,lời nói ,tâm trạng của nhân vật . Còn tác phẩm trữ tinh thì tư tưởng tình cảm của tác giả biểu hiện thông qua ngôn ngữ (Cách ngắt nhịp ,sử dụng từ gợi tả ,biện pháp tu từ ,sử dụng câu v.v…)
3-Các bước phân tích : Khi phân tích tác phẩm văn học cần theo trình tự ba bước sau (Khái quát – phân tích – tổng hợp ) .
- Nhân xét khái quát bước đầu về tác phẩm.Nếu là thơ ( bài thơ khổ thơ , đoạn thơ ). Phải nêu đại ý của nó trước khi phân tích .
- Phân tích từng phần ,từng mặt, từng ý trong tác phẩm về hai mặt nội dung và nghệ thuật .
- Tổng hợp lại trên cơ sở đã phân tích .
d-Chú ý :- nếu là tác phẩm tự sự thì chú ý nhiều về cốt truyện và nhân vật . Nếu là tác phẩm trữ tình thì chú ý đến từ ngữ,hình ảnh, nhịp điệu biện pháp tu từ .
- Trong một đoạn thơ ,bài thơ không phải bao giờ tác giả cũng sử dụng tất cả các biện pháp nghệ thuật mà chỉ chọn lọc sử dụng hợp lý với nội dung cần bày tỏ . Khi phân tích ta phải phát hiện ,xác định nội dung miêu tả ,thể hiện ,qua đó xác định nội dung tư tưởng ; Phát hiện nghệ thuật sử dụng ,nghệ thuật nổi bật trong tác phẩm mà tác giả có dụng ý > Dùng lý lẽ phân tích cả hai mặt ,còn nghệ thuật phải nói được tác dụng của nó chứ không phải chỉ ra rồi để đấy . Khi làm bài phải nhất thiết tuân thủ theo trình tự sau : tìm hiểu đề -> tìm ý -> làm dàn bài ->viết từng phần ->viết cả bài -> khảo bài .
4-Tìm hiểu đề: có nghĩa là đọc kỹ đề xem người ra đề yêu cầu ta làm những vấn đề gì :
-Về thể loại : bài viết theo kiểu nào, đơn thuần hay tổng hợp .
– xuất xứ : tác phẩm ra đời vào lúc nào ,hoàn cảnh xã hội lúc đó ra sao ,tác giả là ai có đặc điểm gì ?
– Nội dung khái quát của đề là gì ? (miêu tả cảnh trí thiên nhiên gửi gắm tâm tình ,miêu tả người nêu lên tính cách nhân vật ,canh lao động hay cảnh nhàn du ,tự sự về cái gì hay trào phúng …)
– Tìm hiểu đề rất cân thiết >đọc kỹ đề bài đọc nhiều lần có suy nghĩ liên tưởng sẽ giúp dễ dàng hơn tring việc xây dựng dàn bài . Giúp không nhầm lẫn hoặc thiếu sót . Về xuất xứ ta có thể lấy nó làm phần mở bài cho bài viết học sinh trung bình .Hoc sinh khá có thể mở bài theo các khác nhưng cũng không thể bỏ qua đươc phần xuất xứ . Về nội dung khái quát , ta có thể dùng nó vào đoạn đầu của phần thân bài ,nhận xét khái quát tác phẩm
5-Tìm ý : Tìm hiểu đề mới là tìm hiểu tổng quát .Tìm ýlà đi sâu vào chi tiết nội dung và nghệ thuật .
– Trước hết là xác định đề có bao nhiêu ý lớn để bài viết đáp ứng đầy đủ yêu cầu của đề (tuỳ theo đề bài ta có thể chia ra từ 2 đến 3ý là vừa nếu hơn thì nhiều quá sẽ vụn vặt )
– Đặt ra nhiều câu hỏi câu hỏi về cả hai mặt nội dung và nghệ thuật của tác phẩm cần phân tích rồi trả lời ,kể cả câu hỏi về tư liệu phụ (Khi viết thành bài các câu trả lời phải được liên kết chặt chẽ, diễn đạt cho kín mạch văn )
Cách lập dàn ý :
- Dàn ý là sắp xếp các ý đã tìm được bằng cách đặt ra nhiều câu hỏi theo một trình tự hợp ký nhất định đúng theo kiểu văn phân tích tác phẩm .
- Dàn ý được trình bày bằng những câu ngắn gọn ,gạch đầu dòng tạo thành một thể thống nhất hoàn chỉnh .
- Mở bài : Giới thiệu tác giả , hoàn cảnh ra đời của tác phẩm , khái quat về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm ( Nếu là đoạn trích thì nêu thêm ấn tượng của đoạn trích ) .
- Thân bài : – Đoạn đầu của phần thân bài : Nêu cái nhìn tổng quát ban đầu tác phẩm sắp phân tích .
-Các đoạn sau cứ mỗi ý lớn thì dựng thành một đoạn theo sự sắp xếp khi tìm ý .
( Trong các ý lứn nên gạhj đầu dòng các ý nhỏ để tránh khi viết bị quên .)
- Kết bài : Đánh giá một cách khái quát về tác phẩm vừa phân tích . Nêu một chút cảm nghĩ hoặc bài học cụ tuể được rút ra …
Cách phân tích thơ :
+ Muốn phân tích và bình giảng thơ cần phải nắm vững các thao tác sau :
-Tìm hiểu giọng thơ xem : nhẹ nhàng hay ngọt ngào ,chậm rãi hay dồn dập , gân guốc hay uyển chuyển v.v…vì giọng thơ thể hiện hồn thơ mà tác giả gửi gắm .
– Tìm hiểu cách ngắt nhịp bởi vì giọng thơ với cách ngắt nhịp và hiệp vần tạo nên nhạc thơ .
– Tìm “mắt thơ”: Đó là các từ gợi tả (gợi hình ,gợi cảm ,…)
– Tìm phép tu từ : Đó là phép tu từ gi ?
+ Sau khi làm xong các thao tác trên. Muốn Phân tích và bình giảng ta nên đặ hệ thống câu hỏi sau: Với giọng thơ như thế nào? Kết hợp với (biện pháp nghệ thuật gì? hoặc từ gợi tả nào để tạo nên ý gì? biện pháp nghệ thuật tạo nên hình ảnh gì? gây cảm xúc gì cho người đọc?
* Cách viết mở bài
1. Khái niệm : Mở bài là phần đầu tiên ,là phần trước nhất đến với người đọc ,gây cho người đọc cảm giác và ấn tượng ban đầu về bài viết , tạo ra âm hưởng chung cho toàn bài văn.
Phần này có một vai trò và tầm quan trọng khá đặc biệt vì một mở bài gọn gàng hấp dẫn sẽ tạo được hứng thú ở người đọc thường báo hiệu một nội dung tốt . nên mở bài rất khó viết hay .
2. Cấu tạo của mở bài :
a, Về nội dung :
Mở bài thường có những bộ phận nhỏ sau :
+ Gợi mở vào đề :(Kiểu mở bài lung khởi )
– Nêu xuất xứ của đề , của nhận định …
– Nêu lý do đưa đến bài viết …
+ Giới thiệu đề : Đây là trọng tâm của mở bài co nhiệm vụ tạo nên tình huống có vấn đề mà ta giải quyết ở phần thân bài :
- Giới thiệu nội dung vấn đề .
- Xác định phương hướng , phương pháp ,phạm vi mức độ giới hạn (nếu có )
- Nếu đoạn thơ thì có thể trích dẫn .
b, Hình thức : Dung lượng và độ dài phải cân xứng với bài viết . Đặc biệt phải liên hệ chặt chẽ và sự tương ứng cả về dung lượng lẫn phong cách diễn đạt với kiểu bài .
- Nên viết ngắn gọn , khéo léo ,gợi hứng thú .
- Tránh viết vòng cèo mà không vào được vấn đề .
- Tránh viết lan man không ăn khớp với các phần sau .
- Tránh viết bay bướm cầu kỳ dài dòng làm phân tán sự chú ý người đọc .
Một số kiểu viết mở bài :
– Giới thiệu thẳng với người đọc vấn đề sẽ trình bày .
– Cách mở bài này nhanh gọn và giản dị dễ tiếp nhận thích hợp với những bài viết ngắn .
– Nhược điểm nếu viết không khéo sẽ khô khan, ít hấp dẫn.
+ Sau đây là một số kinh nghiệm dạy làm mở bài cho học sinh :
a, Mở bài trực khởi (trực tiếp) :
- Giới thiệu tác giả.
- Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm,
- Đánh giá sơ bộ về nội dung, nghệ thuật.
b, Mở bài lung khởi (gián tiếp ):
+ Là kiểu mở bài không đi thẳng vào vấn đề mà gợi mở vào đề bằng cách so sánh, tương phản, nghi vấn giả định,… bằng cách đưa ra:
– Một hình ảnh tương phản, đối lập .
– Một hình ảnh so sánh .
– Một đánh giá một trích dẫn,một câu tục ngữ ,ca dao .
– Một câu chuyện ngắn gọn .
+ mở bài lung khởi nếu khéo viết thì rất sinh động gợi cảm,hấp dẫn gây hứng thú cho người đọc.
Các kiểu dẫn dắt vào bài :
Các kiểu :
a-Giới thiệu vài nét về tác giả -> Tác phẩm -> giới thiệu khái quát về đoạn trích (chép nguyên văn đoạn trích )
b -Giới thiệu khái quát về tác phẩm -> Tác giả -> Giới thiệu khái quát về đoạn trích (chép nguyên văn đoạn trích )
c- Giới thiệu khái quát về dòng văn học -> Tác phẩm -> Giới thiệu đoạn trích (chép nguyên văn )
d- Diễn dịch bằng cách dữa vào nội dung tác phẩm sắp xếp phân tích -> Giới thiệu đề (chép nguyên văn )
Giới thiệu đề :
– Sau bước dẫn dắt là bước giới thiệu đề .Bước này là bắt buộc . Giới thiệu đề là chép y nguyên văn đoan thơ hoặc khổ thơ mà mình phân tích . Trường hợp quá dài thì chép câu đầu rồi chấm lửng sau đó chép câu cuối là được . Nếu phân tích cả bài thì chỉ cần giới thiệu tên tác phẩm là được .
Chuyển ý :
Bước này là bước nối liền giới thiệu đề với thân bài . Bước này còn gọi là giới hạn vấn đề , báo cho người đọc biết bài mình làm trong phạm vi nào?
* Cách viết thân bài
+ Khái niệm về thân bài một bài phân tích tác phẩm :
Thân bài là phần dài nhất và quan trọng nhất của bài văn phân tích tác phẩm .
- Trong thân bài là đoạn nêu khái quát nội dung các ý mà mình phân tích ở phần sau
- Nên phân tích mỗi ý thành một đoạn , giữa các đoạn có sự lên kết chặt chẽ cùng hướng về nội dung mà đề yêu cầu .
- Dùng lý lẽ phân tích có vận dụng tư liệu văn học để minh hoạ làm cơ sở cho lý lẽ phân tích thêm vững vàng .
- Nếu là thơ trữ tình thì nên phân tích đi từ nghệ thuật đến nội dung.
+ Những điều cần lưu ý :
– Thân bài là phần trọng tâm có nhiệm vụ :
Phát triển những ý chính đã nêu ở phần mở bài .
Duy trì sự chú ý người đọc .
– Thân bài bài gồm có nhiều đoạn văn :
Các đoan văn thường được cấu tao theo kiểu tổng phân hợp, diễn dịch, qui nạp …
Các đoạn văn được trình bày theo một hệ thống lô gich còn gọi là trình bày theo luận điểm .
+ Cấu tạo của thân bài phân tích tác phẩm :
Khi phân tích một bài thơ hay đoạn thơ đoạn văn , chúng ta cần phân tich cả hai mặt nghệ thuật và nội dung .
* Cách viết kết bài
– Khái niệm : Kết bài là phần sau cùng của bài văn . Đây là phần đóng lại sau khi đã viết xong phần mở bài và thân bài. Thông thường gồm các ý sau :
Đánh giá tổng quát nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Có thể rút ra bài học hoặc nêu suy nghĩ.
– Các yếu tố viết kết bài :
Tác phẩm -> Tác giả -> Nghệ thuật -> Nội dung.
IV. VĂN BÌNH GIẢNG.
Bình giảng là dùng phân tích để tô đậm cho nổi bật một vài yêú tố đặc sắc của tác phẩm văn học mà bản thân mình mình thấy là độc đáo, thú vị…
1. Nội dung bình giảng:
Đề tài: Rất đa dạng và phong phú, có khi là một tứ thơ, một giọng thơ, một tâm trạng, một nhân vật. Có khi một yếu tố trong truyện, có khi chỉ có một từ, thậm chí một âm thanh.
Trong bài bình giảng, người ta có thể chọn lựa điểm nào theo ý mình là độc đáo nhất và tiêu biểu nhất tùy thuộc tài năng và độ am hiểu tác phẩm của người bình giảng.
+ Cách bình giảng:
– Giảng: là cắt nghĩa, phân tích để làm rõ ý nghĩa tư tưởng, ý nghĩa thẩm mĩ của những yếu tố nội dung hay nghệ thuật nào đó mà bản thân mình thích thú, tâm đắc nhất.
Trường hợp có từ khó, ý khó… Cần phải giảng từ khó, ý khó trước để làm cơ sở trước khi bình giảng.
– Bình: Bình phẩm, đánh giá, bày tỏ ý kiến khen chê (chủ yếu là khen). Lời bình phải mang đậm nét cảm xúc của người viết. Lời bình thường cô đọng, sáng tỏ ý và giàu cảm xúc.
Bình và giảng đan xen nhau, có khi giảng trước bình sau, có khi bình trước giảng sau và cũng có khi bình và giảng hòa vào nhau.
* Cách bình:
– Bình thơ: Từ ngữ, hình ảnh, tâm trạng…
– Bình văn:
Đoạn văn dài: Như phân tích tác phẩm nhưng đi vào ý cơ bản của nội dung, còn nghệ thuật chỉ ra cái tài của nhà văn về hình ảnh, chi tiết.
Đoạn văn ngắn (thường là văn miêu tả): Bình cách nhìn, thái độ, tình cảm của tác giả, cách lựa chọn chi tiết, hình ảnh, màu sắc, đường nét…
2. Các bước xây dựng một bài văn bình giảng:
Mở bài:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nội dung sắp bình giảng
Thân bài:
Triển khai hai thao tác bình- giảng (nêu trên).
Kết luận:
Rút ra nhận xét khái quát về vấn đề bình giảng, hoặc vấn đề thu hoạch sâu sắc đối với bản thân (có thể so sánh với các tác phẩm cùng thời để thấy được sự độc đáo, điển hình của vấn đề) .
PHẦN II. VĂN NGHỊ LUẬN & LUẬN VĂN
CHƯƠNG I. VĂN NGHỊ LUẬN
Văn nghị luận là thể loại văn: “Viết về những vấn đề thuộc nhiều lĩnh vực đời sống khác nhau: tôn giáo, chính trị, kinh tế, triết học, văn hóa… Mục đích của văn nghị luận là bàn bạc, thảo luận, phê phán hay truyền bá tức thời một tư tưởng hay một quan điểm nào đó. Đặc trưng cơ bản của văn nghị luận là tính chất luận thuyết – khác với văn học nghệ thuật, văn chương nghị luận trình bày tư tưởng và thuyết phục người đọc chủ yếu bằng lập luận, lý lẽ…
Các công thức cần nhớ khi làm bài văn nghị luận bắt nguồn từ những luận điểm, luận cứ cơ bản trong bài văn nghị luận. Từ những công thức dễ nhớ này mà người viết có thể tìm ý, xây dựng khung ý tưởng dồi dào cho bài viết.
Mục I. PHẦN LÝ THUYẾT
Tiết I. CÔNG THỨC LÀM VĂN NGHỊ LUẬN
Mỗi bài văn nghị luận đều bao gồm 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài. Sau đây là các công thức để học sinh có thể viết tốt ba phần cơ bản này.
1. Mở bài
Phần mở bài là chìa khóa cho toàn bộ bài văn. Phần mở bài gây ấn tượng đầu tiên cho người đọc về phong cách nghị luận, phong cách ngôn ngữ riêng của người viết. Phần mở bài gồm có 3 phần, theo 3 công thức: gợi – đưa – báo, trong đó:
- Gợi: Gợi ý ra vấn đề cần làm.
- Sau khi Gợi thì đưa ra vấn đề.
- Cuối cùng là Báo- tức là phải thể hiện cho người viết biết mình sẽ làm gì.
Trong đó, khó nhất là phần gợi ý dẫn dắt vấn đề, có 3 cặp/6 lối để giải quyết như sau:
Cặp 1: Tương đồng/tương phản – đưa ra một vấn đề tương tự/hoặc trái ngược để liên tưởng đến vấn đề cần giải quyết, sau đó mới tạo móc nối để ĐƯA vấn đề ra, cách này thường dùng khi cần chứng minh, giải thích, bình luận về câu nói, tục ngữ, suy nghĩ.
Cặp 2: Xuất xứ/đại ý – dựa vào thông tin xuất xứ/ đại ý để dưa vấn đề ra, cách này thường dùng cho tác phẩm/tác giả nổi tiếng.
Cặp 3: Diễn dịch/ quy nạp – cách này thì cũng khá rõ về ý nghĩa rồi[1].
2. Thân bài
Thân bài thực chất là một tập hợp các đoạn văn nhỏ nhằm giải quyết một vấn đề chung. Để tìm ý cho phần thân bài thì có thể dùng các công thức sau đây để đặt câu hỏi nhằm tìm ý càng nhiều và dồi dào càng tốt, sau đó có thể sử dụng toàn bộ hoặc một phần ý tưởng để hình thành khung ý cho bài văn:
Đối với Giải thích: (ngũ thức) Gì – Nào – Sao – Nguyên – Kết
Trong đó:
- Gì: cái gì, là gì?
- Nào: thế nào?
- Sao: tại sao?
- Nguyên: do đâu?
- Kết: kết quả là gì?
Hãy tưởng tượng vấn đề của mình vào khung câu hỏi trên, tìm cách giải đáp câu hỏi trên với vấn đề cần giải quyết thì bạn sẽ có một lô một lốc các ý tưởng.
Đối với Chứng minh: Mặt – Không – Giai – Thời – Lứa
- Mặt: các mặt của vấn đề?
- Không: không gian xảy ra vấn đề (thành thị, nông thôn, việt nam hay nước ngoài…).
- Giai: giai đoạn (vd: Thời cổ đại, trung đại, cận đại…)
- Thời: thời gian – nghĩa hẹp hơn so với giai đoạn (có thể là, mùa thu mùa đông, mùa mưa mùa nắng, buổi sáng buổi chiều..).
- Lứa: lứa tuổi (thiếu niên hay người già, thanh niên hay thiếu nữ…).
Hình thành đoạn văn từ khung ý tưởng
Sau khi dựa vào công thức bạn hình thành được khung ý tưởng, điều tiếp theo là từ từng ý tưởng đó ta triển khai ra các đoạn văn hoàn chỉnh. Cách triển khai đoạn văn dùng công thức.
Nào – Sao – Cảm (tam hành)
- Nào: thế nào?
- Sao: tại sao?
- Cảm: cảm xúc, cảm giác, cảm tưởng của bản thân?
Cứ như vậy bạn sẽ có nhiều đoạn văn, các đoạn văn này hợp lại là thân bài.
3. Kết bài
Có công thức Tóm – Rút – Phấn để thực hiện phần này:
- Tóm: tóm tắt vấn đề
- Rút: rút ra kết luận gì
- Phấn: hướng phấn đấu, suy nghĩ riêng của bản thân
Trên đây là những kinh nghiệm cô đọng nhất về cách tìm ý cho bài văn dựa vào công thức, phương pháp này do giáo viên dạy tôi năm cấp 2 hướng dẫn, ông đã áp dụng để giảng dạy học sinh từ những năm 60 của thế kỷ trước, tới nay vẫn còn hiệu quả.
Tiết II. CÁCH LÀM MỘT BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
A. YÊU CẦU:
– Yêu cầu khi làm nghị luận văn học: Phải đúng hướng, phải trật tự, phải mạch lạc, phải trong sáng, phải sinh động, hấp dẫn, sáng tạo.
– Những thao tác chính của văn nghị luận: giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, bác bỏ, so sánh,…
– Nghị luận văn học là một dạng nghị luận mà các vấn đề đưa ra bàn luận là các vấn đề về văn học: tác phẩm, tác giả, thời đại văn học,…
– Khi làm bài văn nghị luận văn học cần chú ý các yêu cầu sau đây:
+ Nắm chắc các thao tác nghị luận về đoạn thơ, bài thơ, đoạn trích, tác phẩm văn xuôi.
+ Củng cố kiến thức cơ bản ở mỗi tác phẩm văn học như: tác giả, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, giá trị tư tưởng,…
+ Đối với thơ, cần chú ý đến hình thức thể hiện (hình ảnh, nhịp điệu, cấu trúc, biện pháp tu từ,..).
+ Đối với tác phẩm văn xuôi: cú ý đến cốt truyện, nhân vật, tình tiết, các dẫn chứng chính xác, giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, tình huống truyện,…
B. QUY TRÌNH
I. Tìm hiểu đề
– Cần khắc sâu tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề, cần trả lời cho được 4 câu hỏi sau đây:
1. Đề đặt ra vấn đề gì cần giải quyết? Viết lại rõ ràng luận đề ra giấy. Có 2 dạng đề:
– Đề nổi, các em dễ dàng nhận ra và gạch dưới luận đề trong đề bài.
– Đề chìm, các em cần nhớ lại bài học về tác phẩm ấy, dựa vào chủ đề của bài đó mà xác định luận đề.
2. Đề yêu cầu nghị luận theo kiểu bài nào? Dưới đây là dạng đề thường gặp:
– Bình giảng một đoạn thơ
– Phân tích một bài thơ.
– Phân tích một đoạn thơ.
– Phân tích một vấn đề trong tác phẩm văn xuôi.
– Phân tích nhân vật.
– Phân tích một hình tượng
– Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật,…
3. Cần sử dụng những thao tác nghị luận nào, thao tác nào chính?
4. Để giải quyết vấn đề cần sử dụng những dẫn chứng nào? Ở đâu?
II. Tìm ý và lập dàn ý
1. Tìm ý:
– Tự tái hiện lại kiến thức đã học về những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đang bàn đến.
– Tự suy nghĩ và trả lời các câu hỏi:
+ Xác định giá trị nội dung, tư tưởng: tác phẩm ấy chứa đựng bao nhiêu nội dung. Đó là những nội dung nào?; Qua mỗi nội dung, tác giả thể hiện thái độ, tình cảm gì? Nhà văn muốn gởi gắm thông điệp gì đến người đọc?
+ Xác định giá trị nghệ thuật: để làm bật lên giá trị nội dung, nhà văn đã sử dụng những hình thức nghệ thuật nào?; Thủ pháp nghệ thuật quan trọng nhất mà tác giả sử dụng để gây ấn tượng cho người đọc là thủ pháp gì?; Chi tiết nào, hình ảnh nào,…làm em thích thú nhất? Vì sao? Nhà văn đã sử dụng nghệ thuật gì ở đó? (Cần lưu ý, việc phân chia hai vấn đề nội dung, hình thức để dễ tìm ý, nhưng khi phân tích thì không nên tác rời giá trị nội dung và nghệ thuật).
2. Lập dàn ý:
Dựa trên các ý đã tìm được, các em cần phát họa ra 2 dàn ý sơ lược. Cần chú ý : khi lập dàn ý và triển khai ý phải đảm bảo bốc cục 3 phần của bài văn, nếu thiếu một phần, bài văn sẽ không hoàn chỉnh và bị đánh giá thấp. Dưới đây là dàn ý cơ bản của một bài văn phân tích tác phẩm.
* Mở bài:
– Giới thiệu vài nét lớn về tác giả.
– Giới thiệu hoàn cảnh ra đời tác phẩm, xuất xứ tác phẩm.
– Giới thiệu luận đề cần giải quyết (cần bám sát đề bài để giới thiệu luận đề cho rõ ràng, chính xác. Luận đề cần dẫn lại nguyên văn yêu cầu của đề).
* Thân bài:
– Nêu luận điểm 1 – luận cứ 1 – luận cứ 2,…(Các luận điểm, luận cứ này chính là các ý 1,2,3…ý a, ýb,..mà các thầy cô đã giảng dạy trong bài học về tác phẩm ấy). Các em cần chỉ ra giá trị nội dung thứ nhất là gì, trong đó chứa đựng giá trị nghệ thuật gì?, giá trị tư tưởng tình cảm gì?,…
– Nêu luận điểm 2 – luận cứ 1 – luận cứ 2,…Cần chỉ ra giá trị nội dung thứ 2, trong đó chứa đựng giá trị nghệ thuật gì, giá trị tư tưởng tình cảm gì?,…
– Nhận định chung: khắc sâu giá trị tư tưởng – chỉ ra thành công về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm (so sánh với các tác phẩm khác cùng thời) và nêu hạn chế của nó (nếu có).
* Kết bài:
Khẳng định giá trị văn học của tác phẩm ở 2 mặt nội dung và nghệ thuật.
Sau khi đã có dàn ý, các em cần phải biết dựng đoạn dựa theo các luận điểm vừa tìm ra.
3. Cách dựng đoạn và liên kết đoạn:
* Dựng đoạn:
Cần nhận thức rõ mỗi luận điểm phải được tách ra thành một đoạn văn nghị luận (Phải xuống dòng và lùi đầu dòng, chữ đầu tiên phải viết hoa) Một đoạn văn nghị luận thông thường cần chứa đựng một số loại câu sau đây:
– Câu chủ đoạn: nêu lên luận điểm của cả đoạn, câu chủ đoạn cần ngắn gọn rõ ràng.
– Câu phát triển đoạn: gồm một số câu liên kết nhau: câu giải thích, câu dẫn chứng, câu phân tích dẫn chứng, câu so sánh, câu bình luận,…
– Câu kết đoạn: là câu nhận xét, đánh giá vấn đề vừa triển khai, tiểu kết cả đoạn.
* Liên kết đoạn: Các đoạn văn trong bài văn đều cần có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Có 2 mối liên kết: liên kết nội dung và liên kết hình thức.
– Liên kết nội dung:
+ Tất cả đoạn văn trong bài văn bắt buộc phải có liên kết nội dung, nghĩa là mỗi đoạn văn đều phải hướng vào luận đề, làm rõ luận đề. Nếu không thì bài văn sẽ trở nên lan man, xa đề, lạc đề.
+ Có thể thấy sự liên kết nội dung qua những từ ngữ xuất hiện trong mỗi đoạn văn. Các từ ngữ quan trọng trong luận đề (hoặc những từ ngữ trong cùng một trường từ vựng ấy) thường xuất hiện nhiều lần, lặp đi lặp lại nhiều lần trong các đoạn văn.
– Liên kết hình thức:
+ Bên cạnh sự liên kết nội dung ở các đoạn văn, các em còn phải biết cách liên kết hình thức để giúp cho việc triển khai ý thêm dễ dàng, làm cho bài văn trở nên dễ đọc, dễ hiểu, có tính mạch lạc, rõ ràng.
+ Liên kết hình thức có thể thấy rõ qua các câu nối hoặc từ ngữ liên kết đoạn nằm đầu mỗi đoạn văn.
+ Tùy theo mối quan hệ giữa các đoạn văn mà ta có thể dùng các từ ngữ liên kết đoạn khác nhau, dưới đây là một số từ ngữ mà tần số xuất hiện rất nhiều trong các bài làm văn. (Trước tiên, tiếp theo đó, ở khổ thơ thứ nhất, sang khổ thơ thứ hai,…; Bên cạnh đó, song song đó, không những thế, song, nhưng,…; Về cơ bản, về
phương diện, có thể nói, cũng có khi, rõ ràng, chính vì, tất nhiên,…;
Nếu như, nếu chỉ có thể, thế là, dĩ nhiên, thực tế là, vẫn là, có lẽ,…; Cũng cần nói thêm, trở lại vấn đề,…; Cho dù, mặc dù vậy, nếu như ở trên,…; Nhìn chung, nói tóm lại,…) .
III. Viết bài:
+ Chú ý chính tả (chữ viết hoa, viết thường, dấu câu…). Bài viết sạch đẹp và bố cục rõ ràng. Cố gắng sử dụng từ thuần Việt (hơn là sử dụng Hán Việt, Nôm, từ lai Tây…).
+ Những tên riêng nước ngoài có thể để nguyên văn, hoặc nếu dùng từ Việt hóa thì từ đó đã được công nhận rộng rãi. Chữ Việt hóa chỉ viết hoa chữ đầu và sử dụng các gạch ngang để ngắt âm (Vd: Paris là Ba-lê; New York là Nữu-ước…).
+ Nếu trích dẫn các nguồn khác để chứng minh và biện luận cho ý kiến của mình, thì cần ghi rõ ràng trích dẫn từ tác giả nào, sách nào, nguồn nào, số mấy, trang mấy, nhà xuất bản, năm xuất bản. Văn nghị luận có hai cách trích dẫn.
– Ghi nguồn trước trích dẫn, ví dụ: “Nguyễn Duy Cần trong cuốn “Triết Học Nhập Môn” ở trang 9 viết: “Đông Phương không sử dụng chữ Triết mà dùng chữ Đạo…”
– Ghi nguồn sau trích dẫn, ví dụ: “Đông Phương không sử dụng chữ Triết mà dùng chữ Đạo…” (“Nguyễn Duy Cần,“Triết Học Nhập Môn” tr. 9).
Văn nghị luận được viết từ đầu đến cuối chứ không phân ra từng đề mục (1,23… a,b,c…).
+ Phần mở bài: Có thể dùng một trong hai cách: trực khởi và lung khởi. Thường thì dùng lung khởi khi yêu cầu đề ra không quy định ngắn dài; dùng trực khởi khi yêu cầu đề ra là: viết một đoạn văn ngắn, hoặc khoảng bao nhiêu từ…). Phần mở bài không nên dài hơn một phần tư của thân bài.
+ Phần thân bài: Nối kết các ý đã lược ra trong dàn bài bằng những dấu câu và những quan hệ từ thích hợp:
– Sử dụng dấu chấm xuống dòng khi đã kết thúc một ý lớn, một vấn đề hay để giải quyết từng vấn đề. Khi xuống dòng, có thể dùng các từ nối (trước tiên, kế đến, cuối cùng, hơn nữa, lại nữa, ngoài ra, bên cạnh đó, bởi vậy, vả lại, tắt một lời…).
+ Phần kết bài: Phần kết bài không nên dài hơn một phần tư của thân bài. Phần này có hai hướng kết:
– Tóm lại những ý chính đã nói, hoặc chọn một ý tổng quát nhất và hay nhất trên thân bài để chứng minh hoặc đánh giá cho những điều đã nói, đúc kết thành bài học hoặc cái nhìn chung cho tương lai.
– Đánh giá ý tưởng đã nói trong thân bài và có thể mở ra một hướng mới.
Tiết III. THỂ LOẠI NGHỊ LUẬN:
PHÂN TÍCH & CHỨNG MINH
A. Hướng dẫn làm bài dạng đề “VĂN PHÂN TÍCH”
1/ Dạng đề phân tích nhân vật
– Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm; giới thiệu nhân vật cần nghị luận
– Thân bài: Nêu ngoại hình (nếu có), suy nghĩ của em về ngoại hình của nhân vật. Số phận (nếu có) – với những tác phẩm trong chương trình lớp 12 chủ yếu nhân vật có số phận bất hạnh. Khi đó, cần chú ý đến số phận khi còn nhỏ, khi trưởng thành (đời sống vật chất và tinh thần).
Về phẩm chất, học sinh cần khái quát được phẩm chất của nhân vật trong từng tác phẩm.
Sau đó, đánh giá: Nghệ thuật khắc họa nhân vật, ý nghĩa của hình tượng nhân vật trong tác phẩm.
– Kết bài: Đánh giá vẻ đẹp, sức sống của nhân vật trong văn học; tài năng, vị trí của nhà văn.
* Mở rộng: Đối với Dạng đề phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật.
Dạng đề này về cơ bản vẫn cần có những ý như trong đề phân tích nhân vật nói chung.
Chỉ lưu ý điểm khác là học sinh không phân tích theo tính cách của nhân vật mà đi theodiễn biến tâm trạngtrong tác phẩm. Tâm trạng nào diễn ra trước thì phân tích trước, nét tâm trạng nào diễn ra sau thì phân tích sau.
2/ Dạng đề so sánh hai nhân vật
Học sinh làm đề bài này phải nắm được kiến thức về phân tích nhân vật.
Dàn bài khái quát như sau:
–Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm; giới thiệu 2 nhân vật.
–Thân bài: Nét chung của các nhân vật; nét riêng của các nhân vật; đánh giá về nghệ thuật và ý nghĩa của hình tượng.
– Cuối cùng là kết bài:
3/ Dạng đề nghị luận về tình huống truyện
Tình huống truyện là hạt nhân của truyện ngắn. Bất cứ tác phẩm nào cũng có tình huống truyện. Tuy nhiên, đề bài kiểm tra và đề thi hay tập trung vào những tác phẩm có tình huống truyện hay và độc đáo.
Đáng lưu ý trong những tác phẩm SGK NGữ văn 12 là tác phẩm “Vợ nhặt” và “Chiếc thuyền ngoài xa”.
Trước khi đi vào phân tích những đề bài cụ thể giáo viên cũng phải xây dựng cho học sinh một dàn ý khái quát về dạng đề này:
Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm; khẳng định tác phẩm có một tình huống truyện hay và hấp dẫn.
Thân bài: Vài nét về tình huống truyện; tình huống truyện của tác phẩm và biểu hiện cụ thể của tình huống truyện trong tác phẩm; ý nghĩa của tình huống truyện trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm.
Lưu ý, tình huống truyện giữ vai trò là hạt nhân của tác phẩm truyện ngắn. Nó chính là hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt khiến cuộc sống hiện lên rõ nhất và ý nghĩa tư tưởng của tác giả cũng được bộc lộ một cách rõ nét nhất.
Kết bài: Khẳng định giá trị của tình huống truyện của tác phẩm; khẳng định tài năng của nhà văn.
4/ Dạng đề nghị luận về giá trị nội dung, tư tưởng của tác phẩm
Dàn bài khái quát dạng đề này như sau:
Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm; giới thiệu giá trị cần nghị luận (giá trị hiện thực hoặc giá trị nhân đạo)
Thân bài: Vài nét về giá trị của tác phẩm – giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo là những tiêu chí về nội dung để đánh giá một tác phẩm văn học.
Giá trị hiện thực là khả năng phản ánh chân thực hiện thực cuộc sống xã hội
Giá trị nhân đạo là tình cảm, thái độ của nhà văn dựa trên những nguyên tắc, đạo lí làm người mang tính chuẩn mực và tiến bộ của thời đại.
Biểu hiện cụ thể của giá trị nhân đạo là nhà văn thể hiện thái độ thương cảm của mình đối với những số phận bất hạnh; lên án những thế lực tàn bạo; ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của con người và hướng nhân vật đến cuộc sống tốt đẹp hơn.
Biểu hiện của các giá trị nội dung trong tác phẩm cụ thể: Giá trị hiện thực (tác phẩm phản ánh xã hội với những mâu thuẫn, tầng lớp nào).
Giá trị nhân đạo: Nhà văn xót thương cảm thông với nhân vật của mình như thế nào/ Tố cáo thế lực tàn bạo ra sao/ Ngợi ca phẩm chất con người/ Mở ra cuộc sống tương lai mới cho nhân vật của mình hay không? (lấy dẫn chứng chứng minh).
Đánh giá:các giá trị đó có kế thừa văn học truyền thống hay không? Có gì là mới mẻ?
Kết bài: Khẳng định sức sống của tác phẩm, vị trí của nhà văn trong nền văn học dân tộc.
B. Hướng dẫn làm bài dạng đề “VĂN CHỨNG MINH”
I. Kiến thức cơ bản.
1. Các bước làm bài văn lập luận chứng minh
a) Tìm hiểu đề và tìm ý
– Đề yêu cầu điều gì?
Thao tác này nhằm xác định yêu cầu chung của đề.
– Chúng ta phải chứng minh điều gì?
Thao tác này nhằm xác định cụ thể vấn đề cần chứng minh. Điều cần chứng minh có thể được đưa ra dưới dạng luận điểm cho sẵn hoặc dưới dạng một câu văn, câu thơ, câu nói, hình ảnh… Đối với những đề mà vấn đề cần chứng minh được đưa ra một cách gián tiếp, ta phải xác định được một cách cụ thể, chính xác vấn đề qua hình ảnh, cách biểu đạt, chẳng hạn: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim. Với đề kiểu này, một mặt phải cắt nghĩa được nghĩa đen của hình ảnh mài sắt và nên kim, mặt khác, phải hiểu được ngụ ý của hình ảnh này: khuyên nhủ con người phải biết kiên trì, nhẫn nại, bền chí thì sẽ đạt được kết quả.
– Luận điểm của bài văn sẽ là gì?
Thao tác này nhằm xác định luận điểm cụ thể cho bài văn (luận điểm có thể dùng được để đặt nhan đề cho bài văn).
– Lập luận chứng minh theo cách nào?
Tuỳ theo từng luận điểm cụ thể mà lựa chọn cách lập luận theo các hướng:
+ Dùng lí lẽ và phân tích lí lẽ;
+ Dùng lí lẽ và dẫn chứng;
+ Kết hợp cả hai.
b) Lập dàn bài
Lập dàn bài theo bố cục ba phần, xác định nội dung của từng phần, mối quan hệ giữa các phần, trình tự triển khai các luận cứ trong từng phần, cách đưa dẫn chứng cho mỗi luận điểm, lí lẽ,…
– Mở bài:
Nêu ý nghĩa vấn đề cần chứng minh, khái quát ý kiến của mình về vấn đề đó.
– Thân bài:
+ Triển khai luận điểm chính bằng các luận điểm nhỏ nào?
+ Dùng những lí lẽ nào để chứng minh?
+ Lựa chọn các dẫn chứng để thuyết phục cho lí lẽ.
+ Cân nhắc việc sắp xếp các luận cứ (lí lẽ và dẫn chứng) sao cho có sức thuyết phục nhất.
– Kết bài:
Khẳng định tính đúng đắn của điều đã chứng minh. Mở rộng ý nghĩa của vấn đề.
c) Viết bài
Dựa vào dàn ý đã xây dựng, viết từ Mở bài, từng đoạn của Thân bài và Kết bài.
– Cách viết Mở bài: Có các cách sau:
+ Đi thẳng vào vấn đề cần chứng minh
Chẳng hạn, với đề văn Nhân dân ta thường nói: “Có chí thì nên”. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó. Có thể viết mở bài như sau:
Có ý chí, nghị lực thì sẽ thực hiện được hoài bão của mình, mới có thể trở thành người thành đạt. Đúng như nhân dân ta đã đúc kết: “Có chí thì nên”.
+ Đi từ cái chung, dẫn dắt đến cái cần chứng minh
Cũng với đề văn trên, theo cách này có thể viết:
Cuộc sống bao giờ cũng đầy những khó khăn, thách thức. Người ta sống tức là biết khắc phục khó khăn, vượt qua những thách thức để vươn tới thành công. Thiếu đi ý chí, nghị lực sẽ không bao giờ đến được bến bờ của thành công, đúng như dân gian vẫn thường nói: Có chí thì nên.
+ Từ thực tiễn để dẫn vào vấn đề cần chứng minh
Với đề văn trên, theo cách này có thể viết:
Ai mà chẳng muốn thành đạt. Song không phải ai cũng có được ý chí, nghị lực để có thể thành đạt. Nhân dân ta đã dạy rất đúng về điều này: Có chí thì nên.
– Cách viết Thân bài:
+ Chú ý viết tuần tự từng đoạn, lựa chọn các từ ngữ, câu kết nối, chuyển tiếp giữa các phần, các đoạn. Đối với văn lập luận chứng minh, ta thường gặp các từ ngữ chuyển tiếp như: Thật vậy,…; Quả đúng như vậy,…; Có thể thấy rõ…; Điều đó được chứng tỏ…
+ Khi phân tích lí lẽ, cần chú ý tính lôgic, chặt chẽ;
+ Khi đưa dẫn chứng cần tập trung phân tích những biểu hiện tiêu biểu, gắn với luận điểm, lí lẽ của mình, không nên kể lể dài dòng.
– Kết bài:
+ Người ta thường sử dụng những từ ngữ để chuyển ý khi kết bài như: Tóm lại,…; Như vậy,…; Đến đây, có thể khẳng định…
+ Chú ý sự tương ứng giữa Mở bài và Kết bài: Mở bài theo cách nào thì Kết bài cũng phải theo cách ấy.
d) Đọc lại và sửa chữa
– Kiểm tra lại cách diễn đạt, cách dùng các từ ngữ lập luận, các từ ngữ chuyển tiếp…
– Soát các lỗi về chính tả, dùng từ, viết câu,…
Tiết IV. MỘT SỐ DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
I. Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
Thường có các nội dung sau:
– Giới thiệu khái quát về bài thơ, đoạn thơ.
– Bàn về giá trị nội dung và nghệ thuật cảu bài thơ, đoạn thơ.
– Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ.
1. Yêu cầu.
– Đọc kĩ một đoạn thơ, bài thơ nắm: hoàn cảnh, nội dung, vị trí…
– Đoạn thơ bài thơ có những hình ảnh, ngôn ngữ gì đặc biệt.
– Đoạn thơ, bài thơ thể hiện phong cách nghệ thuật, tư tưởng tình cảm của tác giả như thế nào?
2. Các bước tiến hành
a. Tìm hiểu đề:
– Đọc kĩ đề, xác định nội dung nghị luận trong bài thơ, đoạn thơ?
– Thao tác lập luận.
– Phạm vi dẫn chứng.
b. Tìm ý: có nhiều cách tìm ý:
* Tìm ý bằng cách lập câu hỏi: tác phẩm hay ở chỗ nào? Nó xúc động ở tình cảm, tư tưởng gì? Cái hay thể hiện ở hình thức nghệ thuật nào? Hình thức đó được xây dựng bằng những thủ pháp nào?
* Tìm ý bằng cách đi sâu vào những hình ảnh, từ ngữ, tầng nghĩa của tác phẩm,…
c. Lập dàn ý:
* Mở bài:
– Giới thiệu tác giả, giới thiệu bài thơ, đoạn thơ (hoàn cảnh sáng tác, vị trí,…)
– Dẫn bài thơ, đoạn thơ.
* Thân bài:
– Làm rõ nội dung tư tưởng, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ (dựa theo các ý tìm được ở phần tìm ý).
– Bình luận về vị trí đoạn thơ, đoạn thơ.
* Kết bài:
Đánh giá vai trò và ý nghĩa đoạn thơ, bài thơ trong việc thể hiện nội dung tư tưởng và phong cách nghệ thuật của nhà thơ.
II. Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.
1. Yêu cầu.
– Nắm rõ nhận định, nội dung của nhận định đề cập đến.
– Nghị luận cần phải có những hiểu biết về văn học.
– Nắm rõ tính hiện thực, tính nhân đạo, ngôn ngữ văn học.
– Thành thạo các thao tác nghị luận.
2. Các bước tiến hành:
a. Tìm hiểu đề:
– Xác định luận đề: nội dung ý kiến, nhận định.
– Xác định thao tác.
– Phạm vi tư liệu.
b. Tìm ý.
c. Lập dàn ý:
* Mở bài:
– Giới thiệu khái quát ý kiến, nhận định…
– Dẫn ra nguyên văn ý kiến đó.
* Thân bài: triển khai các ý, vận dụng các thao tác để làm rõ nhận định.
* Kết bài: khẳng định lại vấn đề, nêu ý nghĩa, liên hệ bản thân.
III. Nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi
1. Yêu cầu:
– Giới thiệu tác phẩm hoặc đoạn trích văn xuôi cần nghị luận.
– Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật theo định hướng của đề hoặc một số khía cạnh đặc sắc nhất của tác phẩm đoạn trích.
– Nêu đánh giá chung về tác phẩm, đoạn trích.
2. Các bước tiến hành
a. Tìm hiểu đề:
– Đọc kĩ đề, xác định vấn đề cần làm rõ.
– Các thao tác nghị luận.
– Phạm vi dẫn chứng.
b. Tìm ý:
c. Lập dàn ý:
* Mở bài:
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm (xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác,…)
– Dẫn nội dung nghị luận.
* Thân bài:
– Ý khái quát : tóm tắt tác phẩm
– Làm rõ nội dung nghệ thuật theo định hướng của đề
– Nêu cảm nhận, đánh giá về tác phẩm, đoạn trích.
* Kết bài:
Nhận xét, đánh giá khái quát tác phẩm, đoạn trích (cái hay, độc đáo).
IV. Nghị luận về một tình huống trong tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.
a. Mở bài:
– Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả. (có thể nêu phong cách).
– Giới thiệu về tác phẩm (đánh giá sơ lược về tác phẩm).
– Nêu nhiệm vụ nghị luận.
b. Thân bài:
– Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác
Tình huống truyện: Tình huống truyện giữ vai trò là hạt nhân của cấu trúc thể loại. Nó là cái hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt, khiến tại đó cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất, ý đồ tư tưởng của tác giả cũng bộc lộ đậm nét nhất.
– Phân tích các phương diện cụ thể của tình huống và ý nghĩa của tình huống đó.
+ Tình huống 1….ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm.
+ Tình huống 2…ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm.
– Bình luận về giá trị của tình huống.
c. Kết bài:
– Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm
– Cảm nhận của bản thân về tình huống đó.
V. Nghị luận về một nhân vật, nhóm nhân vật trong tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.
a. Mở bài:
– Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả. (có thể nêu phong cách).
– Giới thiệu về tác phẩm (đánh giá sơ lược về tác phẩm), nêu nhân vật.
– Nêu nhiệm vụ nghị luận
b. Thân bài:
– Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác
– Phân tích các biểu hiện tính cách, phẩm chất nhân vật.
(chú ý các sự kiện chính, các biến cố, tâm trạng thái độ nhân vật…)
– Đánh giá về nhân vật đối với tác phẩm c. Kết bài:
– Đánh giá nhân vật đối với sự thành công của tác phẩm, của văn học dân tộc.
– Cảm nhận của bản thân về nhân vật đó .
VI. Nghị luận về giá trị của tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.
3.1. Dàn bài giá trị nhân đạo.
a. Mở bài:
– Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
– Giới thiệu về giá trị nhân đạo.
– Nêu nhiệm vụ nghị luận
b. Thân bài:
– Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác
– Giải thích khái niệm nhân đạo: Giá trị nhân đạo là một giá trị cơ bản của văn học chân chính, được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc với nỗi đau của con người, sự nâng niu trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn con người và lòng tin vào khả năng vươn dậy của họ.
– Phân tích các biểu hiện của giá trị nhân đạo:
+ Tố cáo chế độ thống trị đối với con người.
+ Bênh vực và cảm thông sâu sắc đối với số phận bất hạnh con người.
+ Trân trọng khát vọng tư do, hạnh phúc và nhân phẩm tốt đẹp con người.
+ Đồng tình với khát vọng và ước mơ con người.
– Đánh giá về giá trị nhân đạo.
c. Kêt bài:
– Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm
– Cảm nhận của bản thân về vấn đề đó.
3.2. Dàn bài giá trị hiện thực.
a. Mở bài:
– Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
– Giới thiệu về giá trị hiện thực
– Nêu nhiệm vụ nghị luận
b. Thân bài:
– Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác
– Giải thích khái niệm hiện thực:
+ Khả năng phản ánh trung thành đời sống xã hội một cách khách quan trung thực.
+ Xem trọng yếu tố hiện thực và lí giải nó bằng cơ sở xã hội lịch sử.
– Phân tích các biểu hiện của giá trị hiện thực:
+ Phản ánh đời sống xã hội lịch sử trung thực.
+ Khắc họa đời sống, nội tâm trung thực của con người.
+ Giá trị hiện thực có sức mạnh tố cáo (hay ca ngợi) xã hội, chế độ.
– Đánh giá về giá trị hiện thực.
c. Kết bài:
– Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm
– Cảm nhận của bản thân về vấn đề đó
Mục II. PHẦN THỰC HÀNH
A. THỰC TẬP MỘT SỐ ĐỀ VĂN
Như đã nói ở trên, khi viết một bài văn, cần phải lập một dàn bài chi tiết, trong đó lược ra những ý chính–phụ và lớn–nhỏ cần trình bày, sau đó viết ra thành từng đoạn văn nhờ nối kết bằng những dấu câu và những quan hệ từ thích hợp.
Dưới đây là cách tìm ý cho một số mẫu đề tài văn nghị luận:
Đề 1. Hãy viết bài văn bày tỏ suy nghĩ của bản thân về ý kiến sau: “Nơi nào có ý chí và có những con sóng, thì nơi đó có cách để lướt sóng!” (Theo Nick Vujicic).
* Giải thích.
– “Ý chí”: Những nỗ lực vượt khó vượt khổ của con người, do bản thân con người cố gắng rèn luyện mới có được chứ không có được nhờ tác động bên ngoài.
– “Con sóng”: ẩn dụ cho những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống mà con người phải vượt qua.
– “Cách để lướt sóng”: cách mà con người vượt qua chướng ngại vật để gặt hái được thành công.
-> Ý nghĩa cả câu: Trước những khó khăn, thử thách, chỉ cần có ý chí con người sẽ đễn dàng vượt qua.
* Phân tích, chứng minh và bình luận.
– Trong cuộc sống ai ai cũng từng gặp phải những khó khăn thử thách, dù là lớn hay nhỏ, bởi cuộc sống không chỉ toàn màu hồng.
– Trước những khó khăn đó mỗi người có thái độ và cách ứng xử khác nhau:
+ Có người trốn tránh, nản chí, bỏ cuộc, thất bại trước những thử thách.
+ Có người sẵn sàng đối diện, nỗ lực vượt qua.
->Thái độ đúng đắn là phải cố gắng vượt qua. Ý chí chính là chìa khóa dẫn con người vượt qua khó khăn để tiến tới thành công.
Đó là đức tính mà mỗi người cần rèn luyện.
– Khẳng định ý kiến của Nick Vujicic là bài học sâu sắc về cách sống, thái độ sống.
– Phê phán những con người không có nỗ lực, quyết tâm, hay nản chí.
* Rút ra bài học nhận thức và hành động.
Nhận thức được tầm quan trọng của ý chí, rèn luyện cho bản thân ý chí kiên cường, tinh thần lạc quan để sẵn sàng đối mặt khó khăn và thách thức.
Đề 2. Viết một bài văn trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến: “Nghề nghiệp không làm nên sự cao quí cho con người mà chính con người mới làm nên sự cao quí cho nghề nghiệp”.
Nghề nghiệp không làm nên sự cao quí cho con người mà chính con người mới làm nên sự cao quí cho nghề nghiệp.
* Giải thích.
– Nghề nghiệp là cách nói khái quát về ngành nghề, công việc của mỗi người trong xã hội
– Cao quí là có giá trị lớn về mặt tinh thần, rất đáng trân trọng
– Ý kiến nhằm khẳng định mọi ngành nghề trong xã hội đều quan trọng; giá trị cao quí của nghề nghiệp là do con người làm nên chứ không phải do bản thân nghề nghiệp đó.
* Bàn luận ý kiến
– Nghề nghiệp không làm nên sự cao quí cho con người.
+Bản thân nghề nghiệp không làm nên sự cao quí cho con người, sự cao quí ấy phải do tự thân con người làm nên trong quá trình thực hiện nghề nghiệp của mình
+ Trong xã hội, không có nghề tầm thường, bất cứ nghề nào mang lại lợi ích cho con người và cộng đồng đều đáng được trân trọng, tôn vinh.
– Chính con người mới làm nên sự cao quí cho nghề nghiệp.
+ Thước đo giá trị nghề nghiệp là hiệu quả và phẩm chất đạo đức của người lao động trong công việc.
+ Sự cao quí của nghề nghiệp là do con người biết đem hết tài năng, sức lực và phẩm chất đạo đức của mình để làm nên các giá trị vật chất hoặc tinh thần, giúp cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
– Phê phán một số quan niệm lệch lạc trong xã hội hiện nay khi cho rằng có nghề cao quí, có nghề tầm thường và chạy theo những ngành nghề chỉ đem lại lợi ích trước mắt cho cá nhân.
* Bài học nhận thức và hành động.
– Cần phải biết chọn nghề phù hợp với năng lực và trình độ của bản thân.
– Cần nuôi dưỡng niềm say mê, tình cảm yêu nghề để có thể tận tâm và cống hiến được nhiều nhất cho xã hội.
Đề 3. Viết một bài văn trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến: “Nghịch cảnh không chỉ là một phép thử của tình cảm mà còn là thước đo của trí tuệ và bản lĩnh của con người” (Danh ngôn Pháp).
* Giải thích.
+ Nghịch cảnh là hoàn cảnh trớ trêu, nghịch lý, éo le mà con người không mong muốn trong cuộc sống. Ví dụ: Ốm đau, tai nạn, chiến tranh, xung đột,…
+ Nghịch cảnh không chỉ là phép thử của tình cảm mà còn là thước đo của trí tuệ và bản lĩnh: Nghĩa là qua nghịch cảnh, con người không chỉ hiểu thêm về tâm hồn, tình cảm của mình và của người mà quan trọng hơn, thấy được trí tuệ và bản lĩnh trong cuộc sống.
+ Ý cả câu: Khẳng định ý nghĩa của nghịch cảnh trong quá trình nhận thức và tự nhận thức của con người
* Bàn luận ý kiến.
+ Nghịch cảnh là một phần tất yếu của cuộc sống và ai cũng phải trải qua ít nhất một lần trong đời.
+ Qua nghịch cảnh, ta hiểu thêm về trái tim mình và trái tim người, thấy được tình cảm của tập thể và cả dân tộc.
+ Đối diện và vượt qua nghịch cảnh, mỗi người và cả dân tộc sẽ chứng tỏ được tầm vóc của trí tuệ và bản lĩnh của mình.
+ Phê phán quan niệm và hành động sai lầm: chạy trốn hay đầu hàng nghịch cảnh, thiếu tỉnh táo sáng suốt khi gặp hoàn cảnh éo le, ngang trái, dễ thất bại trong công việc, thậm chí bị kẻ thù lợi dụng.
* Bài học nhận thức và hành động.
+ Tự làm giàu cho tâm hồn và trí tuệ để có sức mạnh vượt qua nghịch cảnh. Nhưng không chỉ trong nghịch cảnh mới giúp ta nhận thức được nhiều điều mà ngay trong những hoàn cảnh bình thường của cuộc sống thường ngày thì mỗi người cần luôn có ý thức học hỏi, cầu tiến để rút kinh nghiệm cho mình, trau dồi kiến thức cho bản thân.
+ Sống yêu thương, đoàn kết, tỉnh táo để cùng nhau chiến thắng nghịch cảnh với cả cộng đồng.
Đề 4. Viết bài văn trình bày suy nghĩ về ý kiến: “Gập máy tính lại, tắt điện thoại đi. Hãy giao tiếp nhiều hơn với xã hội và tận hưởng cuộc sống thực tại”.
* Giải thích.
Con người cần phải thoát khỏi thế giới ảo để sống với cuộc đời thực.
– Điện thoại, máy tính là những phương tiện thiết yếu phục vụ nhu cầu giao tiếp, trao đổi, tìm kiếm, khai thác thông tin… trong cuộc sống hiện đại.
– Gập máy tính lại, tắt điện thoại đi. Hãy giao tiếp nhiều hơn với xã hội và tận hưởng cuộc sống thực tại là một thông điệp giàu ý nghĩa, giúp con người thoát ra khỏi cuộc sống ảo và sống với cuộc đời thực.
* Phân tích thực trạng, nguyên nhân, tác động của hiện tượng.
+ Phân tích.
– Con người trong thời đại ngày nay đang sống trong một thế giới số, nơi mọi hoạt động từ những sinh hoạt thường ngày đến những sự kiện đặc biệt, từ công việc đến vui chơi giải trí, chúng ta đều tự gắn chặt với thế giới số. Mạng xã hội đã trở thành một phần của đời sống hiện đại, nhất là giới trẻ.
– Vì sao con người đắm chìm trong thế giới ảo? Vì cuộc sống ảo luôn chứa đựng nhiều điều bất ngờ, thú vị nên con người dễ bị cuốn hút về phía ấy…
– Đắm chìm trong thế giới ảo để lại hậu quả rất nghiêm trọng với cuộc sống thực của con người: Họ không quan tâm tới thế giới thực tại quanh mình. Cuộc sống của họ diễn ra trên Facebook, Twitter, Youtube… họ tự cô lập mình với thế giới thực, nhiều hậu quả đau lòng có thể nảy sinh từ đây…
+ Giải pháp.
– Tắt điện thoại đi, gập máy tính lại sẽ giúp con người hòa nhập vào cuộc sống thực, tham gia các hoạt động xã hội tích cực, lành mạnh, biết trân trọng những giá trị hiện hữu quanh ta, làm cho cuộc sống con người thực sự có ý nghĩa hơn.
– Mỗi người cần nhận thức rõ tác dụng của việc sử dụng công nghệ số và tác hại khi lạm dụng nó.
+ Mở rộng, nâng cao vấn đề.
Xã hội hiện đại không thể thiếu công nghệ. Phát minh công nghệ nâng cao chất lượng sống. Thời đại càng văn minh, con người càng không thể xa rời máy tính, điện thoại và internet. Cuộc sống hiện đại cần công nghệ nhưng không nên lạm dụng mà cần có thời gian và cách thức sử dụng hợp lí, hài hòa.
* Bài học nhận thức và hành động.
Cần nhận thức được tầm quan trọng nếu sử dụng công nghệ thông tin hợp lí và những tác hại nguy hiểm nếu sử dụng không hợp lí; đồng thời, cần tích cực tham gia lao động, học tập, hoạt động, vui chơi lành mạnh để xây dựng, phát triển xã hội.
Đề 5. Nhà văn Pháp De Stalle cho rằng: “Nếu hiểu biết thấu đáo thì sẽ tha thứ được tất cả, con người sẽ trở nên biết khoan dung”. Bạn hãy viết một bài văn bày tỏ suy nghĩ của mình về ý kiến trên.
+ Giải thích.
– Hiểu biết thấu đáo: Là biết rõ, hiểu tường tận, đến nơi đến chốn.
– Tha thứ, khoan dung: Không trách cứ, không trừng phạt, rộng lượng tha thứ cho người có lỗi
– Nghĩa cả câu: Nếu hiểu con người đến nơi đến chốn thì ta sẽ dễ dàng bỏ qua, không trách cứ, không trừng phạt, sẽ rộng lượng tha thứ cho mội lỗi lầm.
+ Bàn bạc mở rộng vấn đề.
– Ý kiến trên là đúng đắn (dùng lí lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ)
– Đã là con người thì không ai có thể tránh khỏi lỗi lầm. Có những lỗi lầm do vô ý phạm phải, nhưng cũng có những lỗi lầm do thiếu hiểu biết mà gây ra. Khi chúng ta hiểu biết thấu đáo những nguyên nhân chủ quan, khách quan của con người, khi chúng ta không còn những mối nghi ngờ lẫn nhau thì chúng ta sẽ bao dung, độ lượng hơn với sai lầm của người khác. Sự thấu hiểu, đồng cảm, sẻ chia là cơ sở để tha thứ, khoan dung…
– Chính sự hiểu biết thấu đáo, sự tha thứ, khoan dung sẽ làm cho con người nhận ra lỗi lầm để từ đó quay về với cái đúng, cái thiện.
– Khi ta có tấm lòng khoan dung cho người khác thì ta nhận lại sự thanh thản trong tâm hồn.
– Khi con người có sự tha thứ và khoan dung với nhau sẽ làm cho cuộc sống vui vẻ, tốt đẹp hơn và đó là một trong những yếu tố để xây dựng một xã hội thân thiện, bình đẳng, tiến bộ…
– Tuy nhiên bên cạnh những con người hiểu mình, hiểu người, hiểu lẽ đời, hiểu quy luật của cuộc sống để tha thứ cho lỗi lầm của người khác thì cũng có những con người cố chấp, ích kỉ không mở lòng với mọi người.
– Cần phân biệt tha thứ, khoan dung với nhẹ dạ, cả tin.
+ Bài học nhận thức và hành động.
– Khẳng định tính đúng đắn của ý kiến.
– Muốn có sự hiểu biết thấu đáo, con người cần phải nâng cao sự hiểu biết của mình về con người và đặt mình vào vị trí của người khác để có cái nhìn thể tất . Đó không chỉ là con người sinh học mà còn là con người tâm lí, con người xã hội, nhân văn với tất cả sự phong phú, phức tạp của nó; với tất cả mặt mạnh, mặt yếu của nó.
– Để có sự hiểu biết thấu đáo con người cần phải có tình yêu thương đồng loại…
Đề 6. Nghị luận xã hội: “Một ngày so với một đời người là quá ngắn ngủi, nhưng một đời người lại là do mỗi ngày tạo nên” (Theo nguyên lý của thành công, NXB Văn hóa thông tin 2009).
– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
+ Câu nói so sánh sự đối lập giữa thời gian rất dài của đời người và thời gian rất ngắn của một ngày để nhấn mạnh: giá trị cuộc sống của mỗi ngày là cơ sở để tạo nên chất lượng, ý nghĩa cuộc sống của một đời người
+Thực chất, ý nghĩa câu nói :trong cuộc đời con người, mỗi ngày là rất quan trọng, quý giá, đừng để lãng phí thời gian.
– Bàn luận vấn đề.
+ Thời gian là một điều kiện quan trọng để tạo nên cuộc sống của con người.Ai cũng ước được sống lâu để làm việc, cống hiến, tận hưởng niềm hạnh phúc mà cuộc đời của mỗi con người tạo nên.
+ Một ngày rất ngắn ngủi nhưng con người có thề làm được rất nhiều việc có ích cho bản thân, cho xã hội:học tập, lao động, có những phát minh, công trình khoa học được tìm ra trong khoảng thời gian rất ngắn.
+ Nói về sự ngắn ngủi của thời gian là nghĩ về sự ngắn ngủi của đời người, sự nuối tiếc của những việc mình chưa làm được. Để có hạnh phúc phải cố gắng sống thật tốt ở thời điểm hiện tại, níu kéo quá khứ hay trông chờ tương lai là vô ích vì vậy chúng ta nên quý trọng từng giây phút. Một ngày tuy ngắn nhưng tốt nhất đừng quan tâm tới sự ngắn dài mà cần thấy quý vì còn ngày để sống.
+ Sự so sánh đối lập giữa một ngày và một đời người còn thể hiện ý nghĩa sâu sắc về mối quan hệ giữa việc nhỏ và việc lớn; có rất nhiều việc nhỏ xem ra không đáng quan tâm nhưng là cơ sở để tạo thành những sự việc lớn.
+Phê phán hiện tượng lười biếng trong công việc, hoạt động sống hàng ngày.Phê phán những kẻ lãng phí thời gian, dùng thời gian không đúng cách.
– Bài học nhận thức và hành động.
+ Cuộc đời con người là hữu hạn nên phải biết quý trọng thời gian, đừng để thời gian trôi đi một cách lãng phí.
+ Biết trân trọng những giá trị của việc làm, những niềm vui, hạnh phúc thường ngày trong cuộc sống .
Đề 7. Phải chăng lối sống thực dụng đang làm băng hoại đạo đức của con người, đặc biệt là giới trẻ hiện nay?
– Lối sống thực dụng đang là vấn đề đáng báo động, lên án. Nó không chỉ xuất hiện ở một bộ phận không nhỏ giới trẻ mà còn trở thành một vấn đề tiêu cực của nhiều đối tượng người trong xã hội hiện đại.
– Lối sống thực dụng là lối sống coi nặng giá trị vật chất, chạy đua theo những nhu cầu trước mắt, đặt lợi ích của bản thân lên trên tất cả, gần với sự ích ki, trục lợi. Lổi sống thực dụng là một căn bệnh nguy hiềm có thể làm băng hoại đạo đức con người.
Phân tích vấn đề.
– Biểu hiện của lối sống thực dụng: sống buông thả, thờ ơ, hành xử thô bạo, vi phạm pháp luật nhà nước, coi trọng tiền bạc, xem nhẹ những giá trị đạo đức, nhân cách, tâm hồn. Ví dụ: hiện tượng chọn nghề theo thị hiếu xã hội mà không theo sở thích, khả năng của bản thân; bạo ỉực trong học đường, sống thử và quan hệ tình dục trước hôn nhân; bỏ bê học hành chơi game, đua xe, đua đòi hưởng thụ, hưởng lạc quá mức,….
– Nguyên nhân của lối sống thực dụng: do ý thức của bản thân; do môi trường giáo dục còn chưa chú trọng đến đạo đức, nhân cách, kĩ năng sống; do gia đình thiếu sát sao, quan tâm; do xã hội chưa tổ chức được những hoạt động hữu ích thu hút giới trẻ,…
– Tác hại của lối sống thực dụng: Lối sống thực dụng sẽ làm tha hóa con người, khơi dậy những ham muốn bản năng, cơ hội, chạy theo hưởng lạc, những lợi ích trực tiếp trước mắt, xa rời những mục tiêu phấn đấu. Trong quan hệ giữa người với người, những tình cảm lành mạnh bị thay thế bằng quan hệ vụ lợi, vật chất. Trong đời sống, họ vô trách nhiệm, bàng quan, vô cảm, không đấu tranh chống cái sai và cũng không ủng hộ cái đúng, cái tốt.
– Làm thế nào loại trừ được lối sống thực dụng?: Sống phải có khát vọng, lí tưởng, có hoài bão, mục đích sống, động lực để phấn đấu. Nhất là tuổi trẻ phải biết biến ước mơ thành hành động cụ thể, năng động, dám nghĩ, dám làm, không uổng phí thời gian, loại bỏ lối sống ích kỉ, vượt qua cám dỗ đời thường. Gia đình, nhà trường và xã hội cần quan tâm hơn tới giáo dục tạo động lực phấn đấu và thu hút, trọng dụng giới trẻ vào những việc làm có ích.
Bài học nhận thức và hành động.
– Cần đấu tranh với bản thân loại trừ lối sống thực dụng.
– Có những hành động tích cực, chủ động để nắm bắt cơ hội, hướng tới tương lai của chính mình. Hội nhập với cuộc sống hiện đại nhưng không đánh mất những giá trị truyền thống tốt đẹp.
– Khẳng định: Lối sống thực dụng cần lên án như một căn bệnh nguy hiểm của đời sống xã hội.
B. MỘT SỐ BÀI VĂN MẪU.
Thông thường –trừ trường hợp yêu cầu của đề văn quy định khoảng bao nhiêu từ hoặc viết một đoạn văn ngắn- thì một bài văn nghị luận dài khoảng hơn 3 trang viết tay, tương đương gần 2 trang A4 đánh vi tính, font Time New Roman, size 12, lines 1,5 (xem bài mẫu đề 1).
Đề bài 1: Nghị luận: “Lá lành đùm lá rách”
Thực tế lịch sử đã cho thấy trong bốn ngàn năm sống còn trên dải đất bên bờ biển Đông đầy sóng gió này, dân tộc Việt Nam chúng ta đã từng gánh chịu biết bao là thiên tai,dịch họa vô cùng ác liệt. Phép lạ nào đã giúp tổ tiên chúng ta vượt qua được mọi khó khăn,điêu đứng ấy để đứng vững cùng bè bạn năm châu ? Phải chăng là ở sức mạnh của tinh thần đoàn kết,tương trợ lẫn nhau? Phải chăng là nhờ nhân dân ta đã thực hiện đúng như câu tục ngữ mà từ bao đời nay cha ông ta đã truyền đời : “Lá lành đùm lá rách” ?
Nội dung chứa đựng trong câu ấy có thể xem như một bài học về đạo lí làm người, đồng thời phản ánh mối quan hệ tình cảm đậm đà trong xã hội ta ngày trước.
Đọc câu tục ngữ ấy lên,chúng ta hình dung được ngay một hiện tượng rất bình thường trong sinh hoạt hàng ngày của nhân dân ta. Đó là dùng lá cây lá chuối chẳng hạn để gói hàng. Nếu lá bị rách,người ta sẽ lấy một tấm lá khác lành lặn bọc lại bên ngoài cho thêm chắc chắn.
Đó là nghĩa đen, nghĩa thực của câu tục ngữ. Thế nhưng về mặt nghĩa bóng thì sao? Hình ảnh “lá lành”, “lá rách” ở đây tượng trưng cho con người trong những hoàn cảnh riêng khác nhau. “Lá lành” chỉ con người lúc yên ổn,thuận lợi,cuộc sống xuôi chèo mát mái. Trái lại “lá rách” chỉ con người lúc khó khăn,sa cơ lỡ vận. Bằng lối nói tượng trưng,dùng hình ảnh cụ thể và giản dị ấy, câu tục ngữ ngụ ý khuyên chúng ta nên biết chia sẻ, giúp đỡ, thông cảm, xót thương những người bị rơi vào cảnh ngộ cùng quẫn, gieo neo.
Với nội dung vừa nói, câu tục ngữ trên đã biểu hiện mối quan hệ tình cảm tốt đẹp,đậm đà của nhân dân ta từ xưa trong xã hội.Thật vậy,đoàn kết tương thân tương ái vốn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Ngoài câu tục ngữ trên, người xưa còn truyền đời các câu :
“Chị ngã em nâng”.
Hoặc:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
“Bầu ơi ! thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”…
Các câu trên đều khuyên nhủ ta hễ là đồng bào thì nên đoàn kết, hợp tác,chặt chẽ với nhau trong tinh thần tương thân tương ái, không nên thờ ơ, ngoảnh mặt,quay lưng trước nỗi bất hạnh của người khác mà trái lại phải luôn luôn quan tâm giúp đỡ,đùm bọc, chở che người khó khăn, thất thế. Những người giàu có nên thương yêu giúp đỡ cho những người nghèo khổ nhất là trong những khi họ gặp hoạn nạn tai ương như lụt lội, cháy nhà, bệnh tật… Đúng như tinh thần của người xưa đã từng khuyên dạy :
“Thấy ai đói rách thì thương
Rét thường cho mặc, đói thường cho ăn”.
Trong đời sống xã hội, hoàn cảnh con người dễ thay đổi bất thường khi thành công, khi thất bại. Có cái tính thương người như thể thương thân ấy, thì cuộc sống xã hội mới tránh được mầm mống chia rẽ, xung đột, xây dựng được tình đoàn kết, tương thân, tương ái. Điều đó đủ cho thấy lòng nhân ái hay tình cảm nhân đạo chính là một phẩm chất tốt đẹp mà mỗi cá nhân cần phải có để lấy đó làm nền tảng xây dựng nên một xã hội bình đẳng, thân ái. Cũng phải thấy rằng thờ ơ trước nỗi đau bất hạnh của kẻ khác là một thói xấu, một thái độ ích kỉ, vô lương tâm.
Trong đời sống còn nhiều khó khăn, hơn lúc nào hết, lòng nhân ái, tình cảm thương yêu, đùm bọc lẫn nhau ấy phải được nâng lên thành ý thức tự giác ở mỗi con người chúng ta.
Câu tục ngữ được truyền tiếp bao đời nay đủ khẳng định truyền thống cao quý trong đạo lí làm người của dân tộc ta. Chính nhờ sự đoàn kết keo sơn, tinh thần tương thân tương ái đậm đà nên trải qua bao đời, dân tộc ta vẫn bảo vệ được nền độc lập, bảo vệ được sự sống còn vững mạnh cho đến ngày nay.
Tuy nhiên cần phải nhận định và đánh giá đúng tinh thần của câu tục ngữ này. Lá lành đùm lá rách nghĩa là người khỏe mạnh, bình yên phải giúp đỡ người yếu đuối, khó khăn là một bổn phận cần thiết nhưng phải không được xuất phát từ động cơ cá nhân thấp hèn và cũng không phải là hành động ban ơn trịch thượng kiểu bố thí mà nhất thiết phải bắt nguồn từ lòng nhân ái hay tình cảm nhân đạo mà chúng ta vừa phân tích ở trên. Cả người được giúp đỡ cũng vậy, không nên ỷ lại, hoàn toàn sống nhờ vào tình thương xót của người khác để trở nên thụ động, biếng lười. Họ phải vươn lên xứng đáng để làm nên mối quan hệ bình đẳng thân ái với người khác.
Tóm lại, tình yêu thương đùm bọc nhau là một truyền thống đẹp đẽ về đạo lí làm người đã được dân tộc ta giữ vững và phát triển qua nhiều thế hệ, trải qua các giai đoạn lịch sử của đất nước, nhất là trong khó khăn, hoạn nạn, dịch họa, thiên tai.
Ngày nay, truyền thống ấy cần được kế thừa và phát huy mạnh mẽ hơn nữa. Mỗi người chúng ta phải có ý thức đoàn kết tương ái, tương thân, tương trợ nhau trong sinh hoạt, học tập và sẵn sàng tích cực tham gia các công tác cứu trợ xã hội. Tuy nhiên, hơn ai hết, từng người chúng ta cần chống tư tưởng ỷ lại và đề cao tinh thần tự lực cánh sinh.
Đề bài 2: Nghị luận xã hội về cách sống và sự trưởng thành.
Bước sang tuổi mười tám, tôi cảm thấy mình đã trưởng thành hơn rất nhiều. Không chỉ về ngoại hình mà còn cả cách suy nghĩ. Tôi nhận thức được tầm quan trọng của việc lựa chọn cho mình quan điểm sống và cách sống đúng đắn. Bởi cách sống của tôi sẽ quyết định đến tương lai của tôi có tốt đẹp hay không?
Xã hội có biết bao nhiêu người, mỗi người có một suy nghĩ khác nhau và từ đó sẽ hình thành những quan điểm sống và cách sống khác nhau. Có người cho rằng cuộc sống này lúc nào cũng gấp gáp, và họ chọn cho mình cách sống “nước chảy bèo trôi”, cuộc sống trôi đến đâu thì ta trôi đến đấy. Một vài người khác lại cho rằng, muốn sống đẹp thì phải có nhiều tiền và có quyền, vậy nên họ sẵn sàng có được hai thứ đó bằng mọi cách. Thật bất ngờ và đau xót khi các bạn học sinh cũng chọn cho mình cách sống như vậy. Các bạn chưa cố gắng mà đã lo hưởng thụ những thứ mà các bạn gọi là tinh hoa văn hóa nhân loại: game, facebook, thậm chí có cả ma túy và mại dâm. Có nhiều bạn còn lao vào những thú vui đó như một con thiêu thân đến nỗi không tìm thấy đường ra vì quá mù mịt. Có những bạn nữ thì chạy theo thói làm đẹp rồi thẩm mĩ để đến nỗi bạn 18 mà người ta cứ tưởng bạn ngoài hai mươi. Suy nghĩ đó, cách sống đó thật quá sai lầm. Dù bạn có chọn cho mình cách sống như thế nào thì bạn cũng nên sống đúng với lứa tuổi của mình bạn ạ! Chúng ta đang là học sinh và nhiệm vụ quan trọng nhất là học tập, vậy nên hơn bao giờ hết chúng ta phải học tập thật tốt. Bên cạnh đó, chúng ta phải biết sống chan hòa với mọi người, để các mối quan hệ xung quanh ta trở nên tốt đẹp từ mối quan hệ với gia đình, thầy cô, bạn bè và những mối quan hệ khác.
Sống trước cuộc đời, chúng ta phải có trách nhiệm với nó, tức là phải có trách nhiệm với chính bản thân chúng ta, gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Điều đó có nghĩa là chúng ta phải làm cho những gì chúng ta có trở nên tốt đẹp hơn. Bằng những việc nho nhỏ hàng ngày như chào hỏi mọi người, giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn trong khả năng có thể, các công việc để bảo vệ môi trường như vứt rác đúng nơi quy định, vệ sinh trường lớp, nhà cửa sạch sẽ,..rất nhiều các công việc khác nữa mà bạn có thể làm. Nếu bạn làm được những việc như vậy có nghĩa là bạn đang chọn cho mình cách sống có ích. Cách sống của bạn sẽ được lan truyền sang bạn bè, và những người xung quanh, điều đó sẽ tạo ra một hiệu ứng rất tốt.
Nếu bạn chọn cho mình cách sống đẹp, bạn hãy luôn cố gắng hoàn thiện bản thân mình về cả tri thức và suy nghĩ để khẳng định giá trị của mình trước cuộc sống. Hãy biết chịu trách nhiệm về suy nghĩ và hành động của mình, hãy dám làm và dám nhận. Hãy luôn sống hết mình và bạn sẽ được nhận lại nhiều hơn thế. Cuộc sống có muôn vàn những khó khăn, và cũng có rất nhiều những cạm bẫy. Nếu bạn trả lời được bạn là ai? Bạn sinh ra trên cuộc đời này để làm gì? Và cuộc đời bạn sẽ đi về đâu? Thì chắc chắn bạn sẽ thành công.
Những người có cách sống đẹp sẽ luôn nhận được sự quý mến và nể phục của những người xung quanh. Từ đó họ sẽ luôn gặt hái được thành công, thành công nhất là họ khẳng định được vị trí của họ trên cuộc đời này. Dù có rơi vào hoàn cảnh nào thì họ vẫn luôn chính là họ. Hãy chọn riêng cho mình cách sống mà bạn nghĩ rằng hợp với bạn. Cách sống đó sẽ quyết định tương lai của bạn!
Đề bài 3: Nghị luận xã hội về câu “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”
Mỗi một câu tục ngữ đều ẩn chứa trong đó một bài học mà người xưa đúc kết để lại, truyền dạy cho con cháu. “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” chính là kinh nghiệm từ cuộc sống của ông cha ta. Nó thể hiện mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách con người.
“Mực” có màu đen, là tượng trưng cho những cái xấu xa, những điều không tốt đẹp. Tay khi bị dính mực thì sẽ dính màu đen của mực. Vậy nên “gần mực thì đen” tức là khi ta tiếp xúc với những điều xấu thì sẽ dễ dàng bị tiêm nhiễm theo. Đối ngược với mực, “đèn” lại là một vật phát ra ánh sáng khiến cho mọi thứ xung quanh trở nên rõ ràng hơn. Vậy nên, “đèn” trưng cho những điều tốt đẹp. “Gần đèn thì sáng” ý muốn nói đến việc ta được sống trong môi trường lành mạnh thì cuộc sống sẽ được ảnh hưởng nhiều về mặt tích cực. Như vậy, cả câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” chính là lời nhắc nhở cho chúng ta phải biết lựa chọn những cái tốt, cái phù hợp với bản thân để phát triển.
Trong một lớp học, không phải ai cũng là người tốt. “Con sâu làm rầu nồi canh”, sẽ có những bạn học sinh lười học, ham chơi, vô kỉ luật. Đồng thời, bên cạnh đó, nhiều bạn cũng đang cố gắng học hành chăm chỉ, lễ phép với thầy cô, chan hòa với bạn bè. Bởi vậy, nếu chúng ta không cẩn thận trong việc lựa chọn một người bạn để chơi thích hợp, sẽ dễ gặp phải những người bạn không tốt. Họ sẽ tiêm nhiễm cho chúng ta những thói hư tật xấu, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của mình. Ngược lại, nếu chịu khó học hỏi những bạn học giỏi, có ý thức, bản thân sẽ có nhiều tiến bộ hơn, kết quả học tập cũng sẽ được cải thiện đáng kể.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, câu tục ngữ vẫn còn có mặt khiếm khuyết. Thực tế không phải ai cũng dễ dàng bị lôi kéo bởi môi trường xấu. “Gàn bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, có rất nhiều người tuy cuojc sống khó khăn, vất vả, phải tiếp xúc nhiều với những thơi hư tật xấu của xã hội, nhưng họ vẫn giữ được cho mình một nếp sống lành mạnh. Hơn nữa, với những bạn xấu, nếu được các bạn tốt chơi cùng, hướng dẫn khuyên nhủ, thì cũng sẽ có sự thay đổi về nhận thức. Những bạn hư được ngồi cùng với những bạn ngoan sẽ nhìn thấy mặt thiếu sót của bản thân mà sửa đổi, cố gắng.
Câu tục ngữ là một lời khuyên đúng đắn nhưng đồng thời chúng ta cũng cần phải xem xát một vấn đề trên nhiều khía cạnh. Diều quan trọng ở đây chính là ý thức của bản thân trong việc rèn luyện đạo đức và học tập.
Đề bài 4: Nghị luận xã hội về lòng tự trọng.
Người ta thường nói, đối với mỗi người bản thân mình là quan trọng nhất. Nhưng để hiểu về bản thân một cách rõ ràng, cụ thể và đặc biệt biết cách khẳng định giá trị bản thân trong cuộc sống thì đó lại là vấn đề khiến chúng ta phải suy nghĩ. Những người làm được điều đó là những người nhận thức rất rõ “lòng tự trọng”.
Theo từ điển Tiếng Việt, “tự trọng” là coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình, là ý thức coi trọng giá trị bản thân. Người có lòng “tự trọng” là người luôn biết bản thân mình là ai, mình sinh ra trên cuộc đời này để làm gì?. Điều đó được biểu hiện ở chỗ, bạn biết bản thân mình có những điểm mạnh, điểm yếu nào từ đó bạn biết cách phát huy điểm mạnh và luôn cố gắng tìm cách khắc phục điểm yếu.Đối với lứa tuổi học sinh ở lứa tuổi từ 16 – 18, tâm lý luôn muốn được làm người lớn, muốn khẳng định bản thân mình thì việc tu dưỡng lòng “tự trọng” là vô cùng quan trọng. Để làm được điều đó, trước hết bạn cần cố gắng giữ gìn các phẩm chất đạo đức, luôn tôn trọng thầy cô và giữ mối quan hệ hòa nhã với bạn bè. Đặc biệt, bạn luôn phải trung thực với chính bản thân mình và những người xung quanh. Tuyệt đối không được quay cóp, gian lận trong khi làm bài kiểm tra, bởi nếu bị thầy cô phát hiện bạn đã tự mình đánh mất đi lòng tự trọng của chính mình.
Trong học tập, bạn cần nỗ lực cố gắng tìm tòi, học hỏi để bổ sung và hoàn thiện kiến thức, hơn nữa bạn cần đặt ra cho mình mục tiêu phấn đấu và lập kế hoạch để đạt được mục tiêu đó, dù khó khăn cũng không được nản trí. Đó chính là cách bạn khẳng định bản thân. Trong giao tiếp với thầy cô, bạn bè, bạn cần giữ thái độ lễ phép và từ tốn. Dù người khác có nói sai thì bạn cũng không được cắt ngang lời hoặc có những lời lẽ xúc phạm, nếu bạn nghĩ mình làm điều đó để thể hiện cái tôi của mình thì bạn đã sai rồi, ngược lại những người xung quanh bạn sẽ nghĩ bạn thiếu tôn trọng họ và bạn sẽ làm mất hình ảnh của chính mình.
Người có lòng tự trọng luôn biết cách nhận lỗi và tìm cách sửa chữa sai lầm. Nếu bạn làm điều gì đó có lỗi với bố mẹ, bạn bè hoặc những người xung quanh, hãy nói lời xin lỗi họ và hứa lần sau sẽ không tái phạm. Đó cũng là cách bạn khẳng định giá trị bản thân. Nếu bạn né tránh hoặc đổ lỗi cho người khác, mọi người sẽ không coi trọng bạn bởi vì bạn dám làm nhưng không dám nhận, đó là hành vi hèn nhát. Bên cạnh việc cố gắng trong học tập, bạn cần biết cách hài hòa các mối quan hệ xung quanh bằng việc nói được, làm được và giúp đỡ người khác trong khả năng có thể bằng những hành động đơn giản như chào hỏi lễ phép, nói lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ, nói lời xin lỗi khi làm người khác phải suy nghĩ. Bởi nếu bạn làm được điều đó, mọi người sẽ luôn nhìn nhận bạn là một người tốt, họ sẽ tôn trọng và quý mến bạn. Điều đó có nghĩa là bạn đã xây dựng được hình ảnh bản thân trong mắt của những người xung quanh.
Lòng tự trọng là một nhân tố quan trọng góp phần tạo nên giá trị bản thân của một người đồng thời nó là nền tảng điều chỉnh suy nghĩ, hành động giúp bạn giao tiếp một cách hiệu quả. Người có lòng tự trọng sẽ biết cách hoàn thiện bản thân mình để trở thành một người được nhiều người yêu mến. Để làm được điều đó, bản thân mỗi người phải luôn nỗ lực, phấn đấu trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Đề tài 5: Bình luận câu tục ngữ: “Có chí thì nên”
Ngày nay, có biết bao nhiêu người vừa mới gặp khó khăn là đã từ bỏ, nản chí. Thế nhưng bên cạnh đó còn có những con người có ý chí, quyết tâm để đạt mục đích chính đáng của mình. Chính họ đã nhận ra rằng: “Có chí thì nên”.
“Có chí thì nên”: một bài học giáo dục cho con trẻ rất hay của người xưa, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ hiện nay. Đôi khi chính chúng ta phải nhìn nhận rằng số người thiếu sự quyết tâm, ý chí phấn đấu cầu tiến ngày càng nhiều trong xã hội. Dường như chính bản thân họ, đúng hơn là sự tự giác, tự thân vận động đã bị mất đi trong cái tiện nghi đầy đủ. Vì lẽ đó mà học lại sống một cách an nhàn, thiếu sự nỗ lực, ý chí cầu tiến. Và sẽ tai hại hơn khi chính họ chưa được rèn luyện, được dạy cách thích ứng với mọi tình huống bất ngờ xảy đến.
Mặc khác còn có những người lại bi quan, không có sự kiên trì, quyết tâm, thấy việc nặng nhọc trước mắt là đùn đẩy, có suy nghĩ là sẽ không làm được, từ bỏ tất cả mọi thứ. Những con người ấy chỉ nhìn sự việc qua một khía cạnh, một khía cạnh bó hẹp trong cái khuôn khổ mà họ từ tạo ra. Một cái vỏ bọc của sự bi quan. Họ chỉ thấy cái xấu, cái bất lợi trước mắt nhưng lại quên đi lợi ích lâu dài.
Bên cạnh đó lại có những người mới vừa gặp thử thách đầu tiên là lại tự bỏ cuộc. Chuyện này đã quá quen thuộc. Việc từ bỏ nhanh chóng ấy là do người đó thiếu sự tự tin, cầu tiến, họ sợ thất bại, họ không dám nhìn nhận sự thật dù có thể là phủ phàng. Và cũng đôi khi có nhiều người đã nổ lực hết sức mình để vượt qua thử thách nhưng lại không đạt được kết quả mong muốn. Điều đó lại càng dẫn đến việc người ấy sẽ bị áp lực đè nặng, để rồi nản chí, dừng cuộc đua nửa chừng trong khi bản thân học chỉ mới đi một phần ba chặng đường.
Thật ra chẳng có gì mới lạ cả. Con người từ cổ chí kim vẫn chạy đường trường trên cái lối mòn, ngặt nghèo này. Bù lại-và cũng chính từ đó mà ra? Xã hội loài người vẫn luôn trọng vọng những ai đạt được mục đích của mình, và mục đích càng cao lại càng thêm vinh dự.
Cái chính yếu và được đề cao vẫn lài cái quyết tâm, chừng nào còn bền gan trên đường; cho dù đã thất thểu, hay chỉ còn thoi thóp thì tệ lắm cũng vẫn được người đời khen tặng là có chí hướng, có nghị lực. Vì vậy, chúng ta cứ cố gắng hết sức của mình, hãy sử dụn chính khả năng, con người thật của ta thì dù có thất bại đi chăng nữa, chúng ta cũng vui long. Điều đó đâu đáng để ta buồn, có thật bại mới có thành công, có nghị lực mới đạt được kết quả.
Văn hóa con người vẫn chỉ quảng bá và đề cao sự kiên cường. Chúng ta đều được dạy từ lúc nằm nôi là một khi đã quyết định hướng đi và mục tiêu thì nhất định phải vững lòng theo đuổi đến cùng. Phải theo đuổi cho đến khi thắng lợi vẻ vang hay thất bại hào hùng, nhưng chúng ta tuyệt không được dạy cách rút lui kịp thời, cách bỏ cuộc đúng lúc. Sa lầy trong cuộc chiến, bám trụ một cách bền gan, chôn vùi thêm bao sinh mạng cũng mặc kệ.
Nhưng để lập trường bị lung lạc hay mất niềm tin là tệ hại, xét lại mục tiêu hay đường hướng đạt ra-cho dù trên cơ sở nào cũng vậy thì quả phạm vào tối kị. Điều này nghe chừng như chỉ là một sự ràng buộc về văn hóa hay xã hội, song thực sự lại có vẻ được đóng khuôn sẵn trong tâm trí, tư duy con người. Theo đó, chính những con người có khả năng lí luận sâu sắc lại là những người ít sẵn sang tự chuyển đổi cách nhìn.
Trái lại, họ là thành phần bám víu mạnh mẽ nhất vào đường hướng đã từng lựa chọn. Lẽ nào, con người ta lại tâm niệm cuộc sống chỉ là những quảng đường việt dã nối tiếp và đã lên thì không thể dừng hay quay lại. Nói thẳng ra là chính chúng ta cần phải biết lượng sức mình, đừng lấy cái tính bền chí của mình mà lại làm dụng nó vì mục đích thiếu thiết thực.
Nếu nói một vận động viên chỉ cần tính bền bỉ, kiên cường là có thể chinh phục đường đua 42km thì quả là một sai lầm. Họ hiểu rằng chỉ một yếu tố “ý chí” thì không thể giúp họ hoàn thành chặng đường nếu thiếu “sức lực”. Chúng ta cũng như học nhưng thay vào đó là “cơ hội”. Chính chúng ta tạo nên cơ hội và cần phải khôn ngoan trong việc tận dụng nó. Đừng ngồi đó mà há miệng chờ sung, một việc ngu xuẩn, phung phí thời giờ. Và khi biết cách tạo ra cơ hội cho bản thân mình thì ắc hẳn người ấy sẽ có được lợi thế.
Việc để có được ý chí bền bỉ cần phải dựa vào chính chúng ta. Nó dễ có, nhưng cũng dễ mất nếu như không biết gìn giữ và di dưỡng nó hằng ngày. Đừng cố tạo ra áp lực cho ta, điều đó sẽ gây ra việc phản tác dụng trong việc hình thành tính “kiên trì”. Mối quan hệ giữa “chí” và “cơ hội” là sự liên kết chặt chẽ mà một người muốn thành công có.
Xét cho cùng, mọi người trong chúng ta cần tu dưỡng đức tính của mình, đặc biệt là ý chí cầu tiến. Có như vậy, nó mới trở thành một nếp sống đẹp trong mỗi con người.
Đề tài 6. Nghị luận xã hội về “lòng khoan dung”.
Không ai sinh ra là đã hoàn hảo. Bởi vậy, trong cuộc sống, ta đôi khi bắt gặp những người mắc sai lầm với mình và mong muốn được sửa chữa những sai sót. Lúc này đây, họ rất cần sự cảm thông và đặc biệt là tấm lòng khoan dung.
Vậy khoan dung là gì? Đó là thái độ ôn hòa, cảm thông và tha thứ với những sai phạm, lỗi lầm mà người khác đã gây ra và của cả chính mình. Không chỉ vậy, khoan dung còn là cách thể hiện sự cưu mang, giúp đỡ của bản thân với những người lầm đường lạc lối, giúp cho họ được trở về hòa nhập với cuộc sống hơn. Khoan dung với chính mình là tự làm cho bản thân cảm thấy nhẹ nhõm, thoải mái hơn để có thể đưa ra quyết định, mục tiêu đúng đắn hơn.
Khoan dung là một phẩm chất tốt đẹp để tạo dựng mối quan hệ thân thiện, tình cảm giữa con người với con người. Một người có tấm lòng khoan dung sẽ không bao giờ chấp nhặt những chuyện cỏn con mà người khác đã gây ra cho mình. Vì vậy, cuộc sống của họ trở nên thoải mái và họ sống chan hòa với mọi người xung quanh mà không hề để tâm những mâu thuẫn, xung đột xảy ra. Nhờ thế mà họ sẽ được nhiều người yêu quý, cảm mến. Hơn thế nữa, lòng khoan dung của một người còn có thể tiếp thâm nghị lực sống cho nhiều người khác. Giả sử trong lớp có một bạn bị phát hiện đã trộm cắp của người khác một món đồ có giá trị và bị trừ hạnh kiểm, nêu tên trước toàn trường. Nếu không có sự quan tâm của thầy cô, sự giúp đỡ của bạn bè, thì bạn học sinh đó thật khó có thể quay trở lại trường để tiếp tục đi học trong sự xoi mói, dè bỉu của những người xung quanh.
Bên cạnh đó, chúng ta cần lên án thái độ sống thờ ơ, vô cảm của một bộ phận các bạn trẻ hiện nay. Ngay trong những giờ kiểm tra, khi thấy bạn mình đang giở phao, quay cóp, chép bài, … nhiều người đã bỏ qua, làm ngơ. Đây thực sự là một điều đnág lo ngại vì nếu không có một tiếng nói khuyên nhủ, không có một lời cảnh báo, thì những sự việc trên sẽ lại một lần nữa tiếp tục xảy ra. Hậu quả là, những em học sinh gian lận trong thi cử sẽ có một thói quen xấu khó bỏ, mai này khi bước vào đời, hành trang kiến thức các em được chuẩn bị chỉ là con số không. Sự bao dung ở đây không phải là hành động bao che, tiếp tay cho bạn mình tiếp tục quay cóp, chép bài, … hoan dung chính là việc bản thân đưa ra nhũng lời khuyên, giúp đỡ bạn mình cùng nhau phấn đấu học tập.
Trong cuộc sống ai cũng cần có sự cảm thông, bao dung của người khác với mình và ngược lại. Lòng bao dung chính là một cách để bản thân hòa nhập với xã hội, khiến cho cuộc sống trở nên muôn màu hơn.
Đề tài 7: Nghị luận xã hội về văn hóa “cảm ơn”.
Từ lâu, văn hóa ứng xử đã trở thành chuẩn mực trong việc đánh giá nhân cách con người. Cảm ơn là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa, là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội. Trong ứng xử giữa cộng đồng, khi lời cảm ơn được trình bày một cách chân thành, một mặt phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân, một mặt giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn. Trong nhiều trường hợp, lời cảm ơn không chỉ đem niềm vui tới người nhận, chúng còn trực tiếp giải tỏa khúc mắc, gỡ rối các quan hệ, và con người cũng vì thế mà sống vị tha hơn.
Trước đây, trong quan hệ xã hội mọi người cảm ơn nhau là chuyện rất bình thường. Khi ai đó làm điều gì tốt với bạn hoặc giúp bạn một điều gì đó bạn nói lời cảm ơn. Có thể hiểu “cảm ơn” là lời bày tỏ thái độ biết ơn, cảm kích trước lời nói, hành động hay sự giúp đỡ của một ai đó. Người nhận được lời cảm ơn của bạn sẽ cảm thấy vô cùng hài lòng bởi vì họ nghĩ rằng bạn đã hiểu được tấm lòng và sự chân thành mà họ dành cho bạn. Thế nhưng, ngày nay dường như văn hóa “cảm ơn” đã bị dần dần lãng quên. Có thể do mọi người phải chạy theo dòng chảy của cuộc sống, sống gấp hơn, vội vàng hơn và dễ dàng cho qua những thứ mà họ nghĩ là vụn vặt, không cần thiết trong đó có từ “cảm ơn”. Đôi khi nhận được sự giúp đỡ họ chỉ gật đầu ý rằng đã nhận được hoặc đã hiểu, có khi họ không nói gì biểu hiện một điều tất nhiên mà bạn phải làm cho họ. Điều này biểu hiện rất rõ ở các mối quan hệ trên dưới: bố mẹ – con cái, sếp – nhân viên,..Có thể họ nghĩ nếu nói cảm ơn bạn thì sẽ hạ thấp vị trí của họ hay ảnh hưởng đến điều gì đó bởi nó quá tầm thường. Đã bao giờ bạn tự hỏi “khi bạn làm điều gì để giúp đỡ ai đó, bạn mong nhận được điều gì từ đó”, phải chăng là một món quà, hoặc họ sẽ trả công bằng tiền bạc, tôi chắc chắn là những thứ đó sẽ được nghĩ đến sau hai từ “cảm ơn”. Vậy thì tại sao bạn không nói cảm ơn những người đã giúp đỡ bạn dù là một việc nhỏ nhoi đi chăng nữa, bởi đó là tấm lòng của họ. Quan trọng hơn, nói “cảm ơn” đồng nghĩa với việc bạn đã ý thức rất rõ về bản thân mình, biết tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình, dám dũng cảm nhận ra lỗi lầm của mình, biết quý trọng sự giúp đỡ của người khác. Nói tóm lại, biết nói lời cảm ơn và xin lỗi là biểu hiện của một lối sống có văn hóa và giàu ý thức tự trọng. Bạn đã từng nói cảm ơn bố mẹ vì bố mẹ đã sinh ra bạn trên cuộc đời này chưa? Bạn đã từng nói cảm ơn bà lão ăn mày vì nhờ có bà mà chiếc ví của bạn đã không bị mất khi bạn vô tình để quên ngoài quán nước?.
Trong cuộc sống, để nói “cảm ơn” hoàn toàn không phải là một việc quá khó khăn. Thế nhưng những từ ngữ rất đỗi gần gũi và bình dị ấy đã dần dần trở nên xa lạ với mỗi người chúng ta. Sẽ hạnh phúc biết bao khi được nghe lời cảm ơn từ một cậu bé bị vấp ngã vừa được bạn dìu đứng dậy, sẽ được an ủi biết bao khi được nghe câu cảm ơn từ một cụ già mà bạn chỉ cần mua cho họ một thanh kẹo cao su, nhưng thật đáng buồn là chẳng có một lời nào được gửi đến bạn cả. Một lời cảm ơn, dù chỉ là một hình thức xã giao thông thường cũng trở nên quá khó để nói ra
Tóm lại, nói lời “cảm ơn” là một nét đẹp trong văn hóa ứng xử của con người, là một hành động cần thiết trong những mối quan hệ giao tiếp hằng ngày. Nhưng phải nhớ rằng, lời nói luôn phải thống nhất với hành động cụ thể, phải xuất phát từ tận đáy lòng chân thành, tránh lối nói sáo rỗng, khẩu hiệu. Mỗi người chúng ta càng không nên dè sẻn lời cảm ơn mà ngược lại, hãy nói “cảm ơn” khi cần thiết. Nếu chúng ta biết cảm ơn những người xung quanh thì những mối quan hệ đó sẽ tốt hơn rất nhiều.
————ooo0O0ooo————-
Chương II. LÀM LUẬN VĂN
Có thể nói luận văn tốt nghiệp là một tác phẩm vô cùng quan trọng, là đứa con tinh thần của thời sinh viên. Song làm như thế nào, viết như thế nào, bảo vệ như thế nào thì sinh viên còn có quá nhiều bỡ ngỡ và có thể nói đó là cả một quá trình công nghệ giáo dục. Chính vì vậy chúng tôi viết bản hướng dẫn này nhằm giúp sinh viên phần nào tháo gỡ các khó khăn ấy.
Về thuật ngữ: Luận án tốt nghiệp hay đồ án tốt nghiệp, dùng cho hệ kĩ thuật, công nghệ. Luận văn tốt nghiệp dùng cho hệ khoa học xã hội, nhân văn. Trong khuôn khổ tài liệu này, chúng tôi thống nhất dùng chung một thuật ngữ đại diện là luận văn tốt nghiệp. Trong điều kiện cụ thể của hệ đào tạo, học viên có thể thay thế cho phù hợp.
Mục đích làm luận văn tốt nghiệp là một dịp rất tốt để sinh viên rèn luyện kĩ năng tổng hợp các kiến thức đã học trên mọi phương diện, rèn luyện tính tự chủ và tinh thần trách nhiệm trong công việc.
I. KHỞI ĐẦU
Quá trình làm luận văn tốt nghiệp hay nhận nhiệm vụ thực tập, sinh viên cần nhớ và trả lời được 3 câu hỏi lớn như sau:
1. Làm gì?
2. Làm như thế nào?
3. Kết quả ra sao?
Trả lời tốt được ba câu hỏi trên sẽ dẫn đến thành công và giúp sinh viên giải quyết được những lúng túng.
1. Làm gì?
Nhiệm vụ được giao hoặc tự mình xác định cần phải giải quyết.
2. Làm như thế nào?
Phần này bao gồm những ý chính như sau:
– Tổng hợp, phân tích, đánh giá những cái người khác đã làm (trong nước và quốc tế).
– Ghi chép lại các tài liệu tham khảo, website, phần mềm … tham khảo để trích dẫn và để xếp vào phần phụ lục.
– Đề xuất ra phương án giải quyết của mình. Chứng minh, lí giải vì sao chọn phương án như thế.
– Thiết kế chi tiết theo đề xuất của mình.
– Trao đổi và tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn là vô cùng quan trọng. Nhưng điều kiện tiên quyết để có kết quả tốt là sinh viên phải động não, phải lao động, tránh tình trạng ỷ lại.
3. Kết quả ra sao?
– Kết quả mình đã làm như các kết quả điều tra (kết quả phần cứng, phần mềm, các biểu bảng, hình vẽ…).
– Đánh giá kết quả, so sánh với ý muốn ban đầu, so sánh với kết quả của người khác…
– Đề ra phương hướng khắc phục những cái chưa giải quyết được … Với tư duy của ba câu hỏi trên, các bạn sinh viên sẽ yên tâm thoát khỏi sự lúng túng. Phần sau đây sẽ trình bày chi tiết hơn các công việc phải làm.
II. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Tìm và chọn đề tài nghiên cứu.
– Thường thì chọn một đề tài có ngoại trương càng lớn thì nội hàm càng bé và ngược lại. Sinh viên tùy lượng sức mình và yêu cầu của trường để chọn đề tài không quá rộng.
– Tránh trùng lặp. Khi chọn đề tài, có thể tham khảo các giáo sư, tìm hiểu từ thư viện, hoặc tra từ Google xem đã có ai làm đề tài mình định làm chưa. Nếu đã có người làm thì mình tìm đề tài khác, hoặc làm theo một hướng khác, hay chọn nội hàm nhỏ hơn. Ví dụ: Khi chọn đề tài nghiên cứu về “Nước mắm” mà có người đã chọn, thì mình chọn lại là “Nước mắm Việt”, hoặc “Nước mắm Phan Thiết”.
– Bàn bạc với giáo viên hướng dẫn về đề tài mình chọn, sau đó soạn ra dàn bài và đem cho giáo viên hướng dẫn góp ý.
2. Yêu cầu.
a, Sinh viên phải có trách nhiệm định kỳ gặp giáo viên hướng dẫn để báo cáo công việc đã làm trong tuần và xin ý kiến về các công việc tiếp theo. Hoặc thầy trò liên lạc nhau qua email, qua skype, chat… là phương tiện liên lạc tiện lợi, nhanh chóng.
b. Liên hệ và thoả thuận với thầy về điều kiện và phương tiện làm việc. Khi được giáo viên hướng dẫn bố trí nơi làm thì sinh viên phải làm việc tại phòng máy và có trách nhiệm bảo quản máy móc và các trang thiết bị khác và tuân thủ nội qui phòng máy hoặc phòng thí ngiệm.
c. Đảm bảo thời gian làm việc. Về nguyên tắc, sinh viên phải có mặt tại nơi làm việc đúng và đủ giờ. Khi sinh viên đi làm tại cơ quan ngoài, sinh viên phải tuân thủ mọi chế độ làm việc, thời gian làm việc và chịu sự quản lí của cơ sở bên ngoài.
Vai trò của giáo viên hướng dẫn là định hướng và cho ý tưởng đề tài, cung cấp các tài liệu tham khảo (nếu có), tạo điều kiện (nếu có) để hoàn thành công việc.
Khi có ý tưởng tốt + tài liệu tham khảo tốt thì luận văn đã hoàn thành được tới hơn 50%.
Thời gian nộp luận văn:
– Thời gian nộp bản nháp luận văn lần cuối cho giáo viên hướng dẫn: thông thường hai tuần trước khi bảo vệ để giáo viên hướng dẫn chỉnh sửa lần cuối cùng.
– Khoảng thời gian nộp bản nháp luận văn cuối cùng ít nhất là một tuần.
– Thời gian nộp cho khoa: thông thường bảy ngày trước khi bảo vệ luận văn.
3. Kỷ luật.
Trước khi bảo vệ tốt nghiệp, Khoa tổ chức Hội đồng xét duyệt tư cách bảo vệ tốt nghiệp và xem xét nghiêm túc các trường hợp sau:
a. Sinh viên cả đợt làm luận văn tốt nghiệp không gặp giáo viên hướng dẫn sau lần giao nhiệm vụ đầu tiên, hàng tuần không báo cáo tiến độ thực hiện sẽ bị xử lí như là không làm luận văn và bị đình chỉ, không được bảo vệ luận văn.
b. Đến hạn không nộp báo cáo sẽ bị coi như không làm luận văn.
c. Người hướng dẫn đánh giá luận văn không đạt yêu cầu thì luận văn sẽ không được xét cho bảo vệ.
4. Các bước tiến hành khi làm luận văn tốt nghiệp.
a) Nhận đề tài.
b) Tìm tài liệu tham khảo. Đây là khâu rất quan trọng. Có tài liệu tham khảo tốt sẽ đảm bảo luận văn thành công tốt.
c) Nghiên cứu sơ bộ tài liệu và đề tài, sau đó viết đề cương (sơ bộ) của luận văn và thông qua giáo viên hướng dẫn. Đề cương sẽ giúp sinh viên khái quát vấn đề trước khi đi vào chi tiết. Cái tổng thể phải được hình dung trước, làm trước cái chi tiết.
d) Tiến hành nghiên cứu lí thuyết, làm thực nghiệm theo nội dung đề tài đã được vạch ra trong đề cương. Vừa làm vừa viết luận văn để kịp thời gian và dễ xử lí.
e) Báo cáo sơ bộ với giáo viên hướng dẫn tình hình thực hiện đề cương và kết quả nghiên cứu.
f) Hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp.
g) Nộp luận văn cho giáo viên hướng dẫn duyệt lần cuối.
h) Chỉ nên đóng bìa đồ án hoàn chỉnh sau khi có ý kiến của giáo viên hướng dẫn và có thể của giáo viên phản biện.
i) Nộp luận văn cho bộ môn hoặc khoa.
j) Chuẩn bị bảo vệ tốt nghiệp: chuẩn bị phim trình chiếu, bảo vệ thử, viết tóm tắt nội dung bảo vệ, chuẩn bị máy tính và máy chiếu, bản vẽ các loại …
Luận văn thể hiện kết quả cuối cùng của cả quá trình làm luận văn tốt nghiệp.
Báo cáo Luận văn tốt nghiệp là một cơ sở quan trọng để các giáo viên và hội đồng chấm điểm.
5. Trình bày luận văn tốt nghiệp.
a, Mẫu chữ, khổ chữ, dòng, lề…
– Chữ Việt: Soạn thảo trên Win word với bộ chữ Unicode theo tiêu chuẩn TCVN-6909 để dễ lưu trữ, trao đổi, khai thác. Hoặc font Time New Roman.
– Cỡ chữ (size): 12, cách dòng: 1,5 lines
– Khổ giấy A4.
– Căn lề: Lề trái 4,0cm, lề phải 2,0-2,5cm, lề trên: 2,0cm, lề dưới: 2,0cm.
b, Thứ tự các trang.
– Trang bìa: Trình bày theo thứ tự, từng mục xuống dòng, tên đề tài ghi chữ hoa và lớn hơn: Tên trường Đại học hay Học viện, Niên khóa, Luận văn tốt nghiệp, Đề tài, Sinh viên thực hiện, Giáo sư hướng dẫn.
– Trang 3: Lời tri ân hoặc Lời cám ơn Giáo sư hướng dẫn và hết những ai cộng tác trong việc làm đề tài.
– Trang 5: Ô điểm và Lời nhận xét của Giáo sư hướng dẫn (kèm chữ ký của Giáo sư hướng dẫn)..
– Trang 7: Ghi Đề tài nghiên cứu (chữ lớn).
– Trang 9: Dàn bài (kèm số trang).
– Trang 11 : Dẫn nhập (luận văn).
– Trang cuối : Sách tham khảo.
c, Thứ tự các đề mục.
Từ tổng quát đến chi tiết, từ ý lớn đến ý nhỏ, trong một ý lớn có nhiều ý nhỏ. Ý nhỏ xích vào trong khoảng 1cm.
Có hai cách phân chia thứ tự đề mục.
– Hỗn hợp vừa chữ vừa số.
– Đặt theo số.
Ví dụ 1: Cách đặt hỗn hợp:
A. VŨ TRỤ QUAN
I. Nguồn gốc vũ trụ
1. Quan niệm về trời tác tạo.
a, Trời.
b, Trời sinh trời dưỡng
2. Quan niệm về nguyên khí.
a, Dựa vào Kinh dịch.
b, Dựa vào Âm dương.
II. Vũ trụ nhất thể.
1. Vạn vật biến thiên.
a, Chất và văn.
…
Ví dụ 2: Cách đặt theo số:
I. VŨ TRỤ QUAN
1. Nguồn gốc vũ trụ
1.1. Quan niệm về trời tác tạo.
1.1.1.Trời.
1.1.2. Trời sinh trời dưỡng
1.2. Quan niệm về nguyên khí.
1.2.1. Dựa vào Kinh dịch.
1.2.2. Dựa vào Âm dương.
2. Vũ trụ nhất thể.
2.1. Vạn vật biến thiên.
2.1.1, Chất và văn.
…
d, Trích dẫn.
Khi trích dẫn các nguồn khác để chứng minh và biện luận cho ý kiến của mình, dù trích câu, trích ý hay trích đoạn thì đều buộc phải ghi rõ ràng trích dẫn từ tác giả nào, sách nào, nguồn nào, số mấy, trang mấy, nhà xuất bản, năm xuất bản… Nếu sao chép ở đâu mà không ghi nguồn thì luận văn sẽ bị loại vì vi phạm tác quyền, dối trá và háo danh.
Thứ tự trích dẫn: tác giả, tác phẩm (nếu lấy từ mạng thì ghi trang web và ngày giờ tải lên), số (nếu sách ghi số), trang (nếu sách không phân chia theo số), nhà xuất bản, năm xuất bản.
Nếu trích nguyên văn thì luôn đặt trong ngoặc kép. Phần trích này sử dụng chữ in nghiêng (Italic). Nếu trích một đoạn văn dài khoảng năm hàng trở lên thì xích vào trong bên phải khoảng 1cm so với bản văn.
Nếu trích chỉ trích dẫn ý (không nguyên văn) thì không nhất thiết phải dùng chữ in nghiêng, không phải xích vào trong bên phải. Trong phần ngoặc đơn ghi nguồn trích thêm chữ x. Vd: (x. Nguyễn Duy Cần, Triết Học Nhập Môn, tr.3…).
Nếu trích cùng một nguồn, mà sau đó chưa có một trích dẫn nào từ nguồn khác, thì bắt đầu từ lần trích thứ hai chỉ cần ghi: sđd, số…
Có ba cách ghi trích dẫn:
* Ghi trích dẫn ngay trước hoặc sau phần trích.
– Ghi nguồn trước trích dẫn, ví dụ: “Nguyễn Duy Cần trong cuốn “Triết Học Nhập Môn” ở trang 9 viết: “Đông Phương không sử dụng chữ Triết mà dùng chữ Đạo…”
– Ghi nguồn sau trích dẫn, ví dụ: “Đông Phương không sử dụng chữ Triết mà dùng chữ Đạo…” (“Nguyễn Duy Cần,“Triết Học Nhập Môn” tr. 9).
* Sử dụng footnote.
Nghĩa là nguồn trích dẫn được đưa ngay xuống cuối trang có trích dẫn, có thể chọn số hoặc chữ. Thông thường, các luận văn sử dụng cách ghi chú thích này.
* Sử dụng endnote.
Là phần trích dẫn được đưa tất cả về cuối phần hoặc cuối bài.
e, Tài liệu tham khảo.
Sách tham khảo là một phần bắt buộc phải có khi làm luận văn. Sách tham khảo càng giá trị thì luận văn càng chất lượng, nên cần ưu tiên chọn những sách của những tác giả nổi tiếng trước.
Sách tham khảo được liệt kê ở trang cuối luận văn. Lưu ý, chỉ đưa ra những sách mà đã có ít nhất một lần được trích dẫn trong luận văn, dù là trích dẫn ý hay một đoạn văn, chứ không phải liệt kê ra một số sách cho có mà chẳng liên quan gì.
Cách ghi sách tham khảo theo thứ tự: tên tác giả, tác phẩm, số hoặc trang, nhà xuất bản, năm xuất bản… (Ví dụ: Nguyễn Duy Cần, Triết học nhập môn, tr.7, NXB Văn Hóa, năm 2010).
Sắp xếp thứ tự các sách thường theo Alphabet. Tuy nhiên cũng có thể sắp xếp theo năm xuất bản hoặc theo giá trị của sách.
Ngoài ra, còn có tham khảo từ website, thì cũng ghi rõ tên website, ngày giờ tải lên, bài của tác giả nào?
III. NỘI DUNG
Một luận văn tốt nghiệp thường có 100 trang trở lên (khổ A4 với cách căn lề, cỡ chữ, cách dòng như ở mục 5 trong phần quy định ở trên).
1. Phần mở bài.
Theo nguyên tắc, một tư tưởng, một đoạn văn, hay một bài viết đều là “một phân tích giữa hai tổng hợp”. Phần mở bài là một tổng hợp giới thiệu cách ngắn gọn cái chung nhất sẽ được phân tích cụ thể trong phần thân bài. Vì thế, phần này khoảng 2 đến 3 trang A4 hoặc có thể hơn, nhưng không nên dài quá 5 trang.
Cách mở bài luôn biết đi từ cái chung đến cái riêng, cái bao quát đến cái chi tiết… để làm cho luận văn sinh động và đáp ứng đủ độ dài cân đối của luận văn.
– Đi từ cái chung, dẫn dắt đến cái riêng, ví dụ: “Cuộc sống bao giờ cũng đầy những khó khăn, thách thức. Người ta sống tức là biết khắc phục khó khăn, vượt qua những thách thức để vươn tới thành công. Thiếu đi ý chí, nghị lực sẽ không bao giờ đến được bến bờ của thành công, đúng như dân gian vẫn thường nói: Có chí thì nên”.
– Từ thực tiễn để dẫn vào vấn đề, ví dụ: “Ai mà chẳng muốn thành đạt. Song không phải ai cũng có được ý chí, nghị lực để có thể thành đạt. Người Việt từ xưa đã nói rất đúng về điều này: Có chí thì nên”.
– Nên sử dụng cách mở bài theo “lung khởi”: Ví dụ, khi nói về đề tài “Nước mắm Cà-ná”, có người mở đầu bằng cách giới thiệu về địa điểm sản xuất: “Trải dài dọc theo đường quốc lộ 1A, đoạn đường Ninh Thuận với vẻ đẹp bên biển bên rừng thơ mộng, bờ biển Cà-ná quanh năm nước trong vắt với từng con song xô vào bờ đá… Nơi đây, từ lâu đã xuất hiện một làng ngư dân chuyên sản xuất nước mắm…”); hoặc, người khác có cách vào đề bằng việc giới thiệu tổng quát các loại nước mắm: “Nước mắm từ xưa đối với người Việt là một loại gia vị không thể thiếu trên bàn ăn hằng ngày, nước mắm dùng để chế biến thực phẩm, nước mắm có chứa nhiều chất bổ dưỡng cũng như các chất rất cần thiết cho cơ thể con người… Ở Việt Nam có rất nhiều thương hiệu nước mắm, như: Nước mắm Phan Thiết, nước mắm Phú Quốc, nước mắm Vũng Tàu… Trong số đó, nước mắm Cà-ná mang một đặc trưng riêng mà từ lâu đã được khẳng định không chỉ cho người Việt mà còn cho cả bạn bè khắp nơi trên thế giới…”
2. Phần thân bài.
Phần thân bài phải có hai đề mục lớn trở lên. Sinh viên có thể chọn một trong hai cách đặt đề mục hoặc cách quảng diễn vấn đề:
Cách 1:
Phần I là phần tổng hợp kiến thức, đưa ra những gì đã được học, đã truy tầm tham khảo từ nhiều nguồn sách vở (dùng những tài liệu truy tập được từ các chuyên gia, tác giả, tác phẩm, sách tham khảo…) và những gì đã thực nghiệm được từ thực tế (như đi nghiên cứu, phỏng vấn những gì liên quan đến đề tài luận văn). Phần này có thể phân ra những đề mục lớn, hoặc đặt làm từng phần lớn cho từng lãnh vực truy tầm nghiên cứu, như: Phần I – xuất xứ nước mắm Cà-ná; phần II – Công dụng nước mắm Cà-ná; phần III – Chỗ đứng của nước mắm cà-ná trên thị trường…
Phần II là phần của riêng sinh viên làm đề tài. Phần này phải là ý kiến của chính sinh viên, và phải cân đối cách tương đối (chiếm số trang cân xứng và đủ lớn). Tránh sự mất cân đối với phần tổng hợp kiến thức (thường là dịch sách, chép từ tài liệu tham khảo). Ví dụ: Lợi ích của nước mắm Cà-ná với cuộc sống con người.
Cách 2:
Cách này không chia ra rõ ràng từng phần tổng hợp kiến thức và phần ý kiến cá nhân, nhưng cứ sau mỗi đề mục đưa ra về tổng hợp kiến thức, thì liền sau đó đưa phần cá nhân vào để chứng minh cho những gì vừa đưa ra. Ví dụ: Trong đề tài: “Tinh thần nhân bản hóa vũ trụ của Nho Học”, tác giả đưa ra hai đề mục lớn của Nho Giáo mang tính nhân bản là “Nhân sinh quan” và “Vũ trụ quan”. Sau từng đề mục, tác giả chứng minh luôn tính nhân bản trong đó, chứ không tách riêng ra thành một phần riêng. Trong trường hợp này, thường sử dụng những từ ngữ để chuyển sang ý kiến của mình, như: Tóm lại,…; Như vậy,…; Đến đây, có thể khẳng định…
Chú ý viết tuần tự từng đoạn, lựa chọn các từ ngữ, câu kết nối, chuyển tiếp giữa các phần, các đoạn. Đối với lập luận chứng minh, ta thường gặp các từ ngữ chuyển tiếp như: Thật vậy,…; Quả đúng như vậy,…; Có thể thấy rõ…; Điều đó được chứng tỏ…
Khi phân tích lí lẽ, cần chú ý tính lôgic, chặt chẽ; khi đưa dẫn chứng cần tập trung phân tích những biểu hiện tiêu biểu, gắn với luận điểm và lí lẽ của mình.
3. Phần kết luận.
Chú ý sự tương ứng giữa Mở bài và kết luận: Mở bài theo cách nào thì kết luận cũng phải theo cách ấy.
Đây là phần tổng hợp thứ hai trong nguyên tắc “một phân tích giữa hai tổng hợp”. Phần tổng hợp này là cô đọng lại những gì đã phân tích chi tiết trong cả luận văn. Cũng có thể chọn một câu nào đó chung nhất và đầy đủ nhất, hoặc phản ảnh cách độc đáo nhất về đề tài trên để kết luận. Ví dụ, để kết luận cho đề tài “Tinh thần nhân bản hóa vũ trụ trong Nho Học” tác giả viết: “Thiên hạ dữ ngã tịnh sinh, vạn vật với ta một thể”[2](Trang Chu). Trở về với Nho Học, con người chìm ngập trong sự huyền nhiệm bao la của trời đất. Trời đất không xa lạ với con người, nhưng là hòa điệu đại đồng; trời đất đi vào trong tư tưởng con người, cùng một nguồn gốc, cùng từ những nguyên lý vô hình, từ âm dương mà sinh ra và cùng đun đẩy nhau mà tiến hóa…”
Ngoài ra, phần kết luận này không nên đóng lại, mà cần có một hướng mở ra, Ví dụ: “Đó là những gì người viết nhận thấy là rất đúng và rất hợp lý, tuy nhiên, có thể trong tương lai, sẽ có những luận điểm về vấn đề này mang tính đột phá hơn…”. Hoặc: “Hiện nay, khám phá này đang rất thực tế, nhưng có thể một vài thể kỷ sau, khi xã hội thay đổi, vấn đề này cần được phát triển hơn nữa để hợp với xu thế thời đại…”.
[1] Mở rộng: Để có một mở bài hấp dẫn Trước hết, chúng ta cần nắm rõ nguyên tắc khi viết mở bài là ngắn gọn, hấp dẫn, chỉ ra hướng giải quyết, phạm vi giải quyết vấn đề, tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề để chuẩn bị tư tưởng cho người đọc theo dõi phần nội dung.
Để viết một mở bài đúng, trước hết phải xác định vấn đề được nêu ở đề bài, là tác giả hay tác phẩm, là yêu cầu về nội dung hay hình thức, là đề đóng hay đề mở, là nghị luận xã hội hay nghị luận văn học. Sau khi xác định đúng vấn đề, phải có những kiến thức nền tảng cơ bản và khái quát nhất để viết mở bài.
Để viết mở bài hay, phải đọc nhiều, vận dụng các cách diễn đạt mượt mà, bóng bẩy đã học được từ các tài liệu tham khảo. Để mở bài mượt mà hơn, lưu ý nên viết các câu dài, câu ghép, câu phức nhiều thành phần và tăng cường sử dụng các tính từ miêu tả, biểu cảm.
Như các bạn đều thấy, đề văn nghị luận xã hội rất được quan tâm vì độ bao rộng của nó. Đề văn nghị luận xã hội thường chia làm hai loại chính là nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý và nghị luân xã hội về một hiện tượng đời sống. Trước tiên đọc một bài văn, bạn phải xác định rõ ràng kiểu đề đề có cách mở bài phù hợp. Đối với bạn nào diễn đạt chưa thật hay, hoặc chưa có sự linh hoạt trong việc sự dụng câu từ thì những cách làm theo quy tắc đôi khi lại là vị cứu tinh suất sắc đấy.
Những “quy tắc” đáng thử:
– Cách một là mở bài theo cách nêu mục đích. Với mình đây là một cách khá là đa-zi-năng và áp dụng được rất nhiều loại đề đấy. Khi đọc một đề văn lên bạn hãy nghĩ đến ý nghĩa của nó, công dụng của nó và chỉ cần thêm những cụm từ chỉ mục đích vào.
Ví dụ với đề bài: “Trên con đường thành công không có dấu chân kẻ lười biếng”. Hãy trình bày suy nghĩ của anh chị trong câu nói trên.
Câu nói này có ý nghĩa khuyên mỗi người học phải biết chăm chỉ, rèn luyện thì mới thành công. Ta chỉ cần chú ý tới nội dungnhằm khích lệ mỗi người phải biết siêng năng, chăm chỉ rèn luyện để tìm kiếm những thành công trong cuộc sống:
Ai đó đã nói rằng Trên con đường thành công…”. Câu nói ấy đã để lại trong long mỗi người nhiều suy nghĩ sâu sắc. Cách làm này rất nhanh và dễ; tuy nhiên không phải dạng đề nào cũng áp dụng được. Với những câu khẩu hiệu như “tiền tài và hạnh phúc”… thì mở bài theo cách này khó mà thuyết phục người đọc.
– Với cách hai, bạn có thể dẫn dắt bằng một vấn đề trái ngược với vấn đề nghị luận. Đây là một trong nhưng cách mở bài ấn tượng người đọc. Để sử dụng cách này, mình sẽ nói 1 điều gì đó nhiều người công nhận, nhưng điều đó lại trái ngược lại vấn đề đề bài đặt ra.
Ví dụ đề bài “Thử thách của cuộc đời không phải là dám chết mà là dám sống”. Suy nghĩ của bản thân em về vấn đề trên.
Trong cuộc sống dường như cái chết kết thúc cuộc đời vốn là cái thứ gì đó thật đáng sợ. Người ta coi cái chết như một thử thách đáng gờm mà không phải ai cũng dám đối mặt. Ấy thế mà có ý kiến cho rằng “Thử thách của cuộc đời không phải là dám chết mà là dám sống”. Tưởng như sai lầm, những suy nghĩ thấu đáo, câu nói ấy lại thật ý nghĩa và sâu sắc.
– Trong cách ba, bạn nên dẫn dắt vấn đề bằng cách kể lại một câu chuyện liên quan đến vấn đề nghị luận. Cách này tức là bạn kể một câu chuyện sau đó hướng tới vấn đề. Tuy nhiên cách này không phải lúc nào cũng dùng được vì có nhiều bạn thất bại trong cách dẫn dắt câu chuyện, kể quá lan man, dài dòng không thoát ý. Mình có lời khuyên là hãy dành cách kể chuyện này khi nhớ câu chuyện nào thật đắt, hay và phù hợp với vấn đề cần nghị luận.
[2] “Trời đất với ta chung sống, vạn vật với ta là một”.
Discussion about this post